TT Phân Phối Thuốc Trang Trại FARMVET : X Kim Anh- H Kim Thành- T Hải Dương- GPKD số: 04F8000473- MST: 0800307128

Tư vấn kỹ thuật : 0977565565 | 8h – 19h00 ( Từ Thứ Hai  đến Thứ Bảy )

BỆNH VIÊM VÚ TRÊN HEO NÁI

22/11/2019 | Nguyễn Hằng
Lợn nái bị viêm sưng bầu sữa ở một hoặc vài vú hay toàn bộ bầu vú của lợn nái trong quá trình tiết sữa, gây sốt, nóng đỏ, giảm tiết sữa hay mất sữa hoàn toàn, có khi gây chết lợn. Thiệt hại gây do lợn con chết là đáng kể.
1. Nguyên nhân
- Một trong những nguyên nhân gây bệnh là thức ăn không phù hợp cho lợn nái. Không giảm khẩu phần thức ăn của lợn nái trước khi đẻ 1 tuần dẫn đến sữa tiết quá nhiều rồi gây tắc sữa. Sau vài ngày đẻ mà lợn con chưa bú hết, sữa lưu là môi trường tốt cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm, quan trọng nhất là nhóm 3 vi khuẩn: E.Coli, Streptococcus, Staphylococcus và nhiễm nhiều loại vi khuẩn khác. 
- Do chấn thương bầu vú, chuồng bẩn, lợn con mọc răng nanh nhay vú... Nguồn lây chủ yếu từ môi trường phân, nước tiểu.
- Do vi khuẩn E.Coli và Klebsiella gây viêm hoại tử tuyến vú, tiết độc tố gây mất sữa, da xung quanh bầu vú biến màu tím đen. 
- Do vi khuẩn Streptococcus và Staphylococcus thường gây bệnh viêm vú mủ cấp tính và nhiều trường hợp chỉ sưng to và viêm một hoặc vài vú.
2. Triệu chứng
Lợn nái viêm vú thường sốt cao 40,5 - 42°C, bỏ ăn, bầu vú nóng, sưng, tấy đỏ, sờ có phản ứng đau.

Lợn mẹ mất sữa, không cho con bú, đàn con gầy yếu nhanh chóng và kêu rít nhiều.
Sữa đông lại, có khi lẫn mủ, màu sắc cũng biến đổi đến trắng - vàng.
Bầu vú sưng to, chuyển màu tím đen, chảy mủ. 
Khi có sự xâm nhập của Staphylococcus, Actinomyces, Actinobaccillus thì thấy bầu vú bị thâm đen, nóng.

3. Chẩn đoán
Bằng mắt thường quan sát thấy bầu vú căng đỏ, khi xoa bầu vú ta thấy cảm giác nóng, bầu vú cứng, vắt không thấy sữa.
Lợn nái có cảm giác đau và chỉ thấy những dịch trong hay những giọt sữa đặc như bã đậu. Có khi bầu vú chuyển màu nâu thâm tím rất nguy hiểm cho con vật vì đó là viêm thối rữa rất khó điều trị.
Lợn con đói nên kêu nhiều.
4. Phòng bệnh
Tăng cường vệ sinh chuồng trại, thức ăn, nước uống, chăm sóc nuôi dưỡng đúng theo quy trình kỹ thuật. 
Thường xuyên quan sát hiện tượng mất sữa ở lợn mẹ để có phương pháp xử lý kịp thời.
Tiêm bắp Amoxisol LA  với liều 1ml/10 kg thể trọng, 5-8 giờ trước khi lợn đẻ. Sau khi đẻ 24h tiêm nhắc lại 1 lần thuốc trên để phòng Viêm vú, Viêm tử cung cho heo nái 
5. Điều trị
Bước 1: Tiêm F-PIN INJ liều lượng 1ml/ 20 kg thể trọng. ngày 1 lần. Tác dụng giảm đau, hạ sốt, tiêu viêm tốt
Trong trường hợp không có F-PIN INJ có thể dùng ANAGIN hoặc DICLOFENAC thay thế, liều lượng 1ml/ 10 kg thể trọng 
Bước 2: Tiêm Oxytocin 20-40 UI/con/ngày để tháo sữa đọng.
Những trường hợp nhẹ, mới viêm, dùng lá cây Đinh Lăng giã nát lọc nước cho heo nái uống, bã đắp vào bầu vú đồng thời vắt sữa thường xuyên làm sao cho tiêu hết sữa đọng hoặc mủ.
Bước 3: Dùng một trong những loại kháng sinh sau tiêm liên tục cho heo nái từ 3-5 ngày.
AMOXISOL LA   1ml/10 kg thể trọng, 2 ngày tiêm 1 mũi. ( Xem tại đây )
- CITIUS  1ml/15 kg thể trọng, ngày tiêm 1 lần  ( Xem tại đây )
- CEFTIKETO  1ml/15 - 20 kg thể trọng, 1 ngày tiêm 1 mũi. ( Xem tại đây )
- GENTAMOX 1ml/15 kg thể trọng ( Xem tại đây )
Đồng thời kết hợp tiêm các loại thuốc bổ, trợ lực, trợ sức ( CATOSAL, CATOVET ...)
Các loại thuốc trên sử dụng liên tục từ 3-5 ngày, cho đến khi heo nái khỏi hẳn các triệu chứng bệnh 
Trường hợp heo nái bỏ ăn nên truyền nước sinh lý mặn, ngọt sẽ giúp heo nái hạ sốt nhanh và mau hồi phục. 
 
 
Thong ke

Gửi tin nhắn qua Zalo