1. Nguyên nhân
Tác nhân gây bệnh là một loại xoắn khuẩn Brachyspira hyodysenteria (tên cũ là Serpulina hoặc Treponema).
Bệnh càng trầm trọng hơn nếu kế phát các loại vi khuẩn như E.Coli, Clostridium, Salmonella...
Bệnh lây qua đường miệng từ phân, nước tiểu, rác thải, thức ăn, nước uống nhiễm mầm bệnh. Bệnh có thể truyền từ chó, chuột...
Lợn mọi lứa tuổi đều mắc bệnh nhưng lợn cai sữa và lợn 6-12 tuần bị mắc nặng nhất.
2. Triệu chứng
- Ban đầu là phân nát, heo luôn ngoắt đuôi, lưng võng lên do đau vùng bụng
- Tiêu chảy phân xám hoặc vàng, về sau tiêu chảy có máu lẫn chất nhầy và các đốm sáng của fibrin
- Da heo có màu hồng nhạt, sụt cân nhanh, mắt lõm sâu, gầy còm, lông xù
- Hậu môn, mông và gốc đuôi thường dính đầy phân
3. Bệnh tích
Bệnh tích đặc trưng của bệnh hồng lỵ là viêm ruột già (manh tràng, kết tràng), hoại tử xuất huyết với nhiều sợi huyết. Trong khi đó ruột non vẫn bình thường.
- Ruột già viêm, xuất huyết
4. Phòng bệnh
- Vi trùng gây bệnh rất dễ bị tiêu diệt bởi các chất sát trùng như BIODINE, BIO-GUARD, BIOXIDE hoặc BIOSEPT. Vì thế, nếu vệ sinh sát trùng chuồng trại tốt sẽ ngừa được bệnh.
Chuột là nguồn lây bệnh quan trọng, vì thế phải có biện pháp tiêu diệt triệt để.
Phòng bệnh bằng thuốc: Heo sau cai sữa nên trộn thuốc BIO-TIAMULIN vào thức ăn với liều 1g/1 kg thức ăn, liên tục 5 ngày.
5. Điều trị
Tiêm một số loại thuốc sau đều cho kết quả tốt:
- BIO-TIAMULIN 10% 1ml/10kgTT, tiêm bắp, ngày 1 lần, liên tục 3-4 ngày.
- BIO-LINCO Heo con 1ml/5kgTT, tiêm bắp, ngày 1 lần, liên tục 3-5 ngày.
- BIO-TYCOSONE Heo con 1ml/5kgTT, tiêm bắp, ngày 1 lần, 3-4 ngày.
Đồng thời cấp thêm dung dịch BIO-GLUCOSE 5%, BIO-ELECTROLYTES để bổ sung nước và chất điện giải.