TT Phân Phối Thuốc Trang Trại FARMVET : X Kim Anh- H Kim Thành- T Hải Dương- GPKD số: 04F8000473- MST: 0800307128

Tư vấn kỹ thuật : 0977565565 | 8h – 19h00 ( Từ Thứ Hai  đến Thứ Bảy )

BỆNH VIÊM TEO MŨI TRUYỀN NHIỄM (Atrophic Rhinitis)

15/11/2019 | Nguyễn Hằng
Bệnh viêm teo mũi truyền nhiễm ở lợn con là một bệnh do vi khuẩn gây viêm teo từng phần hoặc toàn phần các lá mía làm mũi biến dạng và để lại di chứng suốt đời.
1. Nguyên nhân
Gần đây, các nhà chuyên môn tập trung quan điểm và cho là bệnh do 2 nhóm vi khuẩn:
- Nếu do Bordetella bronchiseptica thì gọi là viêm teo mũi truyền nhiễm lành tính.
- Nếu do Pasteurella Multocida thì gọi là viêm teo mũi truyền nhiễm ác tính.
Bệnh tiến triển và có sự tham gia của Corynebacterium pyogenes hay Mycoplasma hyorhinis.
Các yếu tố như: chế độ dinh dưỡng, chăm sóc kém, chuồng trại chật hẹp, mật độ nuôi quá đông, hệ thống thông thoáng kém, nồng hộ NH3 trong chuồng cao là những tác nhân quan trọng để bùng phát bệnh.
2. Triệu chứng và bệnh tích
Những lợn trên 4 tháng tuổi thường biểu hiện triệu chứng lâm sàng rõ ràng hơn lợn nhỏ.
Lúc đầu, lợn thường khịt mũi, chảy nước từ mũi từ dịch màu trong sang dịch màu đục. màu vàng và màu hồng tùy theo từng giai đoạn phát triển bệnh.
Sống mũi hơi sưng ở hai bên, nếu bị viêm một bên thì mũi sẽ bị vẹo sang bên bị viêm teo, nếu teo hoàn toàn (ống cuốn bị phá hủy hoàn toàn) mũi lợn bị ngắn lại và hàm trên ngắn hơn hàm dưới.
Có trường hợp bị viêm teo hoàn toàn, lợn bị kèm viêm phổi, ho nhiều nhất là khi thời tiết thay đổi, trời rét, lợn ăn thức ăn khô có bụi
Khi có sự xâm nhập của những vi khuẩn gây thối hoại tử (Clotridium spp.), xoang mũi có mùi hôi thối đặc biệt, vách trong của xoang mũi có mủ đen, thối.
Heo bị vẹo mũi (teo mũi)

Vách ngăn mũi không đều

Xương mũi heo bị teo một bên

3 Phòng và trị bệnh
3.1 Phòng bệnh
   - Khi nhập lợn hoặc mua lợn cần phải biết rõ nguồn gốc từ nơi không có bệnh. Những đàn giống có bệnh cần phải kiểm tra và thải loại. Cách ly lợn ốm và lợn khỏe. Những đàn lợn bệnh, sau khi xuất đi mổ, cần thiết phải tẩy uế chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi bằng Han-Iodine hay Chloramin T ( Hanmid) 1-3% trước khi nhập nuôi đàn mới.
  - Chuồng trại phải thoáng mát, thức ăn đủ các chất canxi, photpho và Vitamin D. Thức ăn khô, bụi, trước khi ăn phải vẩy hay hòa nước, xoa đều để tránh tung bụi.
3.2 Điều trị
Khi thấy có hiện tượng viêm sưng, nước mắt, nước mũi, chảy màu vàng hay hồng, cần thiết phải tiêm:
            - Tiamulin 10%                 1ml/10 kg TT.
            - Hanoxylin LA                 1ml/10 kg TT., 3 ngày tiêm 1 mũi.
            - Hanmolin LA                  1ml/10 kg TT., 2 ngày tiêm 1 mũi.
Kết hợp tiêm kháng viêm, trợ lực: Hetdau (1ml/30kg TT), Gluco KC Bamin (1ml/10 kg TT).
(Tài liệu tham khảo: Một số bệnh quan trọng ở lợn, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật)
          
Thong ke

Gửi tin nhắn qua Zalo