TT Phân Phối Thuốc Trang Trại FARMVET : X Kim Anh- H Kim Thành- T Hải Dương- GPKD số: 04F8000473- MST: 0800307128

Tư vấn kỹ thuật : 0977565565 | 8h – 19h00 ( Từ Thứ Hai  đến Thứ Bảy )

BỆNH HAY GẶP TRÊN CHỒN HƯƠNG VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ

17/12/2020 | Admin

Đặc điểm sinh lý của chồn hương   

- Chồn hương trưởng thành có thân dài khoảng 55–75 cm (21-29 inch), cân nặng khoảng 2–4 kg . Nó có bộ lông với màu hung hung nâu vàng tới xám bẩn là chủ đạo. Hai tai và mõm hơi đen. Dọc sống lưng có các vệt màu đen, phần hông có các vệt (hay đốm) đen mờ xếp thành hàng chạy dọc từ vai xuống mông (phần mông rõ nét hơn). Đuôi dài khoảng 35–50 cm (khoảng hai phần ba thân) với các vòng đen trắng xen kẽ nhau (7-10 vòng mỗi loại). Bốn chân ngắn, màu đen. Con đực có tuyến xạ nằm giữa kế hai tình hoàn.

- Chồn hương là động vật ăn đêm và thông thường sống đơn độc. Chúng ăn thịt (mặc dù có ăn các loại hoa quả hay rễ cây non) nên thức ăn chủ yếu của chúng là các loại có nguồn gốc động vật như chuột, sóc, chim nhỏ, thằn lằn, sâu bọ, trứng. Mùa sinh sản không rõ ràng nhưng tập trung chủ yếu trong các tháng 4-6. Chúng là loài thú nhiều chu kỳ động dục trong năm. Con non sinh trong hang và được con mẹ cho bú. Mỗi lứa đẻ khoảng 4-5 con.

- Mỗi năm, chồn hương thuần hóa đẻ 2 lứa. Mỗi lứa từ 3-6 con. Thời gian sinh sản của chồn tập trung vào tháng 2 – 10 âm lịch. Chồn sinh sản phải từ 1 năm tuổi trở lên. Đến thời gian động đực, con cái hay bỏ ăn, phá chuồng và phát ra tiếng kêu lạ, con đực sẽ tiết ra xạ hương để quyến rũ con cái. Lúc này, bắt con cái và con đực vào chung một chuồng cho chúng giao phối. Khi chồn động đực nên cho giao phối ngay, tránh chậm trễ làm giảm hiệu quả. Giao phối xong, tách ngay con cái và con đực nuôi riêng. Nếu sau 30 ngày, để ý mà không thấy chồn mang thai thì cho giao phối lại. Thời gian mang thai của chồn là 90 ngày. Chồn con sẽ mở mắt sau 7-10 ngày sinh. Chồn con mới sinh ra bú sữa mẹ. Sau 35 ngày thì chồn con tập ăn thức ăn của mẹ. Từ lúc đẻ đến 60 ngày tuổi thì tách bầy, trọng lượng chồn con lúc này đạt 400 – 600gram/con.

Dưới đây là một số bệnh hay gặp trên chồn hương

1- Hội chứng viêm ruột tiêu chảy :

Chúng tôi gọi là hội chứng vì nguyên nhân gây bệnh có thể do 1,2 thậm chí 3-4 loại vi khuẩn, virus gây bệnh cùng lúc hoặc loại này được bội nhiễm sau loại kia. Khi đường tiêu hóa của chồn bị tổn thương, sức đề kháng bị giảm sút đặc biệt là khi bị nhiễm trùng các loại vi khuẩn có độc lực cao, gây bệnh trên nhiều cơ quan nội tạng - ví dụ : vi khuẩn Thương hàn ( Salmonella , E. Coli ), hoặc một số loại virus ( Rota virus , Corona virus ), hoặc do cầu trùng ( Emeria sp )

Triệu chứng chung là chồn có các biểu hiện sau : 

Khi mắc bệnh do vi khuẩn Thương hàn, E.Coli ...

 - Thường gặp trên chồn 1-2 tháng tuổi với những biểu hiện: sốt cao 410 - 420C, nằm yên một chỗ, yếu ớt, có biểu hiện thần kinh gây chết trong vòng 1-2 ngày.

 - Tiêu chảy phân vàng , ói mửa, tiêu chảy phân vàng, da tím đỏ ở phần tai, họng, mặt trong mũi, viêm phổi thở khó và chết sau 4-5 ngày.

 - Chồn mẹ sinh sản thường bị sẩy thai khoảng 1 tháng trước khi đẻ hoặc chồn con chết khi sinh

 - Thể mãn tính: Bệnh âm ỉ kéo dài, sốt không cao, táo bón một thời gian sau đó ỉa chảy dai dẳng phân thối, trên da có những nốt đỏ hay tím bầm, vật gầy dần rồi chết.

 - Thể cấp tính:  Da lưng, ruột viêm có thể chứa mảnh tế bào hoại tử, hạch ruột triển dưỡng và xuất huyết phổi viêm có thể hóa gan, gan nhạt màu, túi mật sưng to, thận xuất huyết điểm và triển dưỡng, lách sung huyết và triển dưỡng

Trường hợp chồn bị bệnh do Cầu trùng ( Eimeria spp ) có các biểu hiện sau :

 - Chồn bỏ ăn và đi ỉa phân lẫn máu

 - Chồn gầy rộc nhanh, thiếu máu: mào, da nhợt nhạt.

 -  Ủ rũ, bỏ ăn, nằm bẹp kêu khác lạ.

 - Tiêu chảy phân trắng, lỏng, phân sáp vàng, sáp nâu, sáp đen, bã trầu.

 - Ruột phình to từng đoạn, vách ruột trương to dễ vỡ.

 - Bề mặt niêm mạc ruột dày lên có nhiều điểm trắng đỏ.

Việc chẩn đoán lâm sàng để phân biệt chồn bị bệnh do nguyên nhân gì là rất khó vì như chúng tôi đã nghiên cứu thấy rằng thường khi chồn bị mắc bệnh sẽ bội nhiễm từ 2-3 thậm chí 4 loại mầm bệnh khác nhau nếu việc điều trị không tích cực và kịp thời. Do vậy việc điều trị cần sớm, tích cực và toàn diện, song song với điều trị nguyên nhân thì cần phòng hoặc điều trị sớm những bệnh có nguy cơ kế phát. Mặt khác cũng cần dùng các loại thuốc trợ lực, trợ sức và tăng sức đề kháng cho chồn bệnh thì hiệu quả điều trị mới cao

Phác đồ điều trị mà chúng tôi đã áp dụng cho kết quả cao như sau:

Ngày 1 :

- Pha 1ml BAYTRIL 5%  + 1ml CATOSAL 10%  tiêm cho 7-10 kg thể trọng ( Ngày 1 lần - buổi sáng )

- Cho uống BIO COC hoặc BAYCOX : 1ml / 6- 8 kg thể trọng ( buổi sáng )

- Cho uống BIO NEW DIARRHE STOP 1ml/ 2kg thể trọng ( buổi chiều )

Ngày 2 : Lặp lại như ngày 1 

Ngày 3 : Lặp lại như ngày 1, nhưng không cho uống BIO COC hoặc BAYCOX nữa 

Nếu thấy chồn có tiến triển tốt dần lên thì tiếp tục điều trị theo phác đồ trên từ 4-6 ngày sẽ khỏi hoàn toàn 

Sau 3 ngày nếu  không có tiến triển khả quan thì áp dụng phác đồ 2 như sau :

Ngày 4 : 

- Pha 1ml INTERSPECTIN L+ 1ml CAFEIN tiêm cho 5-7 kg thể trọng  ( Ngày 2 lần )

- Cho uống HAN LACVET : 2GR/ con / lần / ngày 2 lần ( có thể trộn thức ăn ) 

Ngày 5 : Lặp lại như ngày 4 

Ngày 6 : Lặp lại như ngày 4

Trường hợp điều trị đúng theo 2 phác đồ trên mà tất cả chồn bệnh không có tiến triển thì nguy cơ rất cao là chồn bị bệnh do một loại virus ( có thể là Rota virus hoặc Corona virus ). Do  vậy việc điều trị sẽ rất khó khăn, nguyên tắc điều trị sẽ là chống mất nước, bù điện giải, chống bội nhiễm và nâng cao thể trạng, hiệu quả điều trị phụ thuộc nhiều vào khả năng đề kháng của con bệnh và độc lực của chủng virus gây bệnh 

Phác đồ chung là : 

- Cho uống điện giải ORESOL : ngày 5-6 lần 

- Tiêm Cafein + B Complex

- Tiêm dung dịch Gluco 30% - 5ml/ con hoặc truyền nước sinh lý mặn ngọt khoàng 30- 50ml/con

- Giữ ấm cho chồn bệnh 

Phòng bệnh : Để phòng bệnh cho chồn hương hiện chưa có vắc xin chuyên biệt nhưng trên thực tế các trại đã sử dụng và theo khuyến cáo của các chuyên gia về thú y thì có thể dùng vắc xin phòng 5 bệnh hoặc 7 bệnh của chó để tiêm cho chồn từ 2 tháng tuổi trở lên ( nhất là chuyển từ nơi khác đến ) sẽ giảm được đáng kể tỷ lệ chồn bị ốm, bệnh, tiêu chảy ...

2 - Bệnh rụng lông 

Triệu chứng : Chồn bị rụng lông ở lưng, đuôi . Mức độ nặng nhẹ tùy con, có con rụng từng mảng lớn 

Nguyên nhân :

- Do khẩu phần thiếu vitamin và khoáng chất hoặc có trường hợp do chuồng nuôi chật chội, thiếu ánh sáng chồn ít được vận động và tiếp xúc ánh sáng mặt trời nên thiếu vitamin D. Sự thiếu hụt vitamin D là nguyên nhân dẫn đến suy giảm khả năng hấp thụ khoáng chất, nhất là Can xi của chồn 

- Do chồn bị mắc bệnh ngoại ký sinh trùng như ghẻ, rận, ve hoặc nhiễm nấm 

Điều trị :

- Trộn thêm vào khẩu phần ăn của chồn một trong những loại khoáng chất - vitamin như BIO- CALPHOS  liều 5ml / chồn / ngày

- ADE Pro: 5gr/ chồn / ngày ( Chi tiết sản phẩm )

- Tiêm CATOVET  : 0,5-1ml / chồn / lần ( Tuần 3 lần )

- Thuốc điều trị ghẻ nấm : Mitecyn 
 

 

Thong ke

Gửi tin nhắn qua Zalo