TT Phân Phối Thuốc Trang Trại FARMVET : X Kim Anh- H Kim Thành- T Hải Dương- GPKD số: 04F8000473- MST: 0800307128

Tư vấn kỹ thuật : 0977565565 | 8h – 19h00 ( Từ Thứ Hai  đến Thứ Bảy )

HỘI CHỨNG VIÊM VÚ - DẠ CON - MẤT SỮA TRÊN HEO NÁI

19/11/2019 | Nguyễn Hằng
Hội chứng M.M.A ( Mastitis - Metritis - Agalactia Complex) là một bệnh kết hợp của 3 bệnh: Viêm tử cung, viêm vú và mất sữa hoặc ít sữa trong vòng 12-72 giờ sau khi sinh ở nái đẻ. Các triệu chứng lâm sàng điển hình là: Sốt, bỏ ăn, âm đạo chảy dịch nhầy có khi lẫn máu và viêm vú, do đó ảnh hưởng đến sức lớn và tỷ lệ sống của heo con sơ sinh.

 

1. Nguyên nhân
Có thể là sự tham gia của nhiều nguyên nhân.
- Do nhiễm khuẩn bầu vú và vi khuẩn sản sinh nội độc tố rồi dẫn đến những biến chứng mang tính hệ thống. Vi khuẩn trong đường sinh dục hay trong trường hợp bệnh viêm dạ con có thể là nguồn sản sinh nội độc tố ß-haemolytic Streptococci và các Coliforms có liên quan đến viêm vú và hội chứng M.M.A.
- Nghiên cứu cũng khẳng định vai trò của nội tiết tố, kể cả hàm lượng lẫn số lượng các hoocmon có thể ảnh hưởng xấu đến sinh đẻ cũng như tiết sữa. Các hoocmon tham gia điều tiết sữa như: Insulin, Cortisone, Prolactin, Oxytocin, Oestrogen và Progesteron nếu có sự biến động nào về hàm lượng cũng gây tiết ít sữa hoặc mất sữa.
- Những yếu tố về nuôi dưỡng, chăm sóc, vệ sinh, thức ăn, lượng nước dùng và stress hay rối loạn lúc sinh sản đều là những điều kiện quan trọng để phát sinh bệnh.

2. Triệu chứng lâm sàng
Hội chứng M.M.A thường xảy ra trong vòng 12 giờ đến 3 ngày sau khi đẻ.
Lợn mẹ bỏ ăn là triệu chứng đầu tiên có thể quan sát thấy. Sau đó, lợn mẹ bị ức chế, nằm bẹp một chỗ, bầu vú căng cứng, sốt nóng, lợn mẹ đau đớn và không cho lợn con bú. 
Thân nhiệt hơi cao 39,5 - 41°C, trừ khi lợn bị viêm vú nặng thân nhiệt có khi tăng trên 41°C.
Dịch âm đạo chảy ra nhiều và thường kèm theo táo bón. 
Có khi lợn con bị trụy mạch, chết đói do không được bú. Những trường hợp nhẹ, lợn mẹ tiết ít sữa, không viêm vú và lợn con được bú ít, đói ăn và giảm trọng lượng, không lớn và thậm chí dễ bị nhiễm hàng loạt các bệnh truyền nhiễm. 
3. Bệnh tích
Mổ khám sẽ thấy viêm vú hoặc viêm dạ con.
- Nếu viêm vú thì bầu vú sưng to, viêm catar cấp, phù, sưng mô dưới và viêm các hạch avamal.
- Tương tự viêm dạ con thể catar, sung huyết.
4. Phòng bệnh
Chăm sóc và nuôi dưỡng tốt lợn nái chửa là những điều kiện quan trọng để phòng mắc bệnh sau sinh. 
Trước khi lợn đẻ 5-8 giờ, nên tiêm cho heo nái một trong những loại sau 
- Amoxisol L.A với liều 1ml/10 kg thể trọng
- Amoxoil  : Liều lượng 1ml / 15 kg thể trọng 
- G.MOX 15% LA : Liều lượng 1ml /15 kg thể trọng 
Đồng thời cũng tiêm cho heo nái 15- 20 ML/ nái thuốc CATOVET ( có thành phần Butaphosphan; Vitamin B12 ) có tác dụng tăng lực, chống stress, chống hạ huyết áp, tăng cường trao đổi chất giúp heo nái khỏe, đẻ nhanh 
5. Trị bệnh : 
Khi phát hiện heo nái có triệu chứng bị viêm tử cung, viêm vú, mất sữa cần tiến hành điều trị khẩn trương và tích cực, việc điều trị sớm sẽ cho kết quả tốt hơn rất nhiều 
Bước 1: Tiêm F-PIN INJ liều lượng 1ml/ 20 kg thể trọng. Tác dụng giảm đau, tiêu viêm, hạ sốt nhanh cho heo nái ( Chi tiết sản phẩm Xem tại đây )
( trong trường hợp không có F-PIN INJ có thể thay thế bằng  ANALGIN 30% hay DICLOFENAC  tuy nhiên hiệu quả sẽ không đạt được như F-PIN INJ )
Bước 2: Tiêm cho heo nái Oxytoxin liều 4ml/ nái, ngày 1 lần. Tác dụng tăng cường co bóp tử cung, tống đẩy dịch viêm, kích thích tiết sữa 
Bước 3: Dùng kháng sinh phổ rộng để kết hợp chữa viêm vú, viêm dạ con và loại bỏ triệu chứng sốt:
- AMOXOIL RETARD      1ml/15 kg thể trọng, tiêm 2 ngày một mũi.
- Amoxisol LA    1ml/10 kg thể trọng, tiêm 1 ngày một mũi.
- G.MOX 15% LA : 1ml / 15kg thể trọng
Nếu lợn bị sót nhau hay viêm dạ con, dùng 10ml HAN-IODINE 10% pha trong 0,5-1 lít nước đun sôi để nguội hoặc dùng 2-4 gam RIVANOL pha 2 lít nước thụt rửa âm đạo, tử cung. Sau đó dùng HAN - VTC đặt tử cung hay dung dịch kháng sinh (4 lọ Penicillin pha 100ml nước) bơm vào tử cung 
Bước 4 : Tiến hành đồng thời cùng lúc với các biện pháp trên là tiêm các loại thuốc bổ tăng lực cho heo nái hoặc trộn thức ăn, pha nước uống 
- CATOSAL ( hoặc CATOVET ) : 1ml / 10 kg thể trọng, ngày 1 lần, liên tục 2-3 ngày
- Bcomplex : 1ml / 10 kg thể trọng 
- Gluco KC : pha nước cho uống 
- Supeliv : pha nước cho uống ( tác dụng giải độc gan thận, tăng tính thèm ăn )

Thong ke

Gửi tin nhắn qua Zalo