TT Phân Phối Thuốc Trang Trại FARMVET : X Kim Anh- H Kim Thành- T Hải Dương- GPKD số: 04F8000473- MST: 0800307128

Tư vấn kỹ thuật : 0977565565 | 8h – 19h00 ( Từ Thứ Hai  đến Thứ Bảy )

GIẢI PHÁP PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ DỊCH TIÊU CHẢY CẤP (PED) TRÊN HEO

30/10/2024 | Nguyễn Hằng
1. Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh PED (PORCINE EPIDEMIC DIARROEA) do một Coronavirus gây ra (cùng họ với virusTGE), bệnh khá phổ biến trên heo. Virus tấn công vào hệ nhung mao ruột làm giảm bề mặt hấp thu, dẫn đến mất nước và mất chất dinh dưỡng gây chết heo, tỷ lệ chết cao từ 30% đến 100%, thiệt hại kinh tế lớn.
Có 2 chủng virus PED
Chủng PED 1: chỉ nhiễm trên heo trong giai đoạn tăng trưởng
Chủng PED 2: nhiễm trên tất cả các loại heo, kể cả heo nái trưởng thành
Virus tồn tại lâu trong môi trường và chất thải, dễ bị tiêu diệt bởi ánh sáng và chất sát trùng.
2. Cách lây lan
– Bệnh phát ra trong trại một cách nhanh chóng, từ khi virus xâm nhập đến khi có triệu chứng đầu tiên xuất hiện khoảng 18 – 24 giờ
– Bệnh lây lan nhanh chóng đến tất cả các đàn heo trong trại với triệu chứng điển hình là tiêu chảy
– Lây lan gián tiếp là từ các phương tiện vận chuyển, đặc biệt là xe và người ra vào mua bán heo.
– Bệnh lây truyền trực tiếp qua phân, dịch tiết ở mũi, chất ói heo con, qua sữa heo mẹ và đặc biệt qua không khí (các nhà nghiên cứu từ Đại học Minnesota, Mỹ đã có bài viết trên tạp chí Veterinary Research cho biết rằng họ đã chứng minh PEDV có thể bay trong không khí, có thể lây nhiễm trong khi lơ lửng trong không khí). Sau khi xâm nhập qua đường tiêu hóa, virus nhân lên ở ruột non ăn mòn lớp vi nhung mao ruột, làm cho ruột mỏng dần, xuất huyết, không tiêu hóa được thức ăn làm con vật ói và tiêu chảy có sữa chưa tiêu nên phân và dịch ói có màu vàng nhạt hoặc đậm
3. Triệu chứng lâm sàng
– Heo con theo mẹ: bú ít hoặc bỏ bú, ỉa chảy phân lỏng, tanh, màu vàng, và ói mửa ra sữa không tiêu, do đó heo con sụt cân nhanh do mất nước, trở nên gầy ốm, đi xiêu vẹo, phân trắng dính bết ở hậu môn, da nhăn, lông dài, thân nhiệt giảm vì vậy triệu chứng điển hình là heo con thích nằm lên bụng mẹ cho ấm.
– Bệnh lây lan nhanh chóng đến tất cả các đàn heo trong trại
– Điều trị bằng các loại kháng sinh đặc trị tiêu chảy không có kết quả.
Tỷ lệ chết  của heo con theo mẹ tùy thuộc vào độ tuổi nhiễm bệnh :
– Heo con ở 0 – 5 ngày tuổi mắc bệnh, tỷ lệ chết 100%
– Heo con ở 6 – 7 ngày tuổi mắc bệnh, tỷ lệ chết khoảng 50%
– Heo con lớn hơn 7 ngày tuổi mắc bệnh tỷ lệ chết  khoảng 30%
4. Chẩn đoán
Dựa vào triệu chứng: heo con tiêu chảy với tỷ lệ chết cao,lây lan nhanh, heo con thích nằm trên bụng mẹ, điều trị bằng các loại kháng sinh không có kết quả, tỷ lệ chết đối với heo dưới 5 ngày tuổi lên đến 100%, rất khó phân biệt được với TGE kể cả xem virus trên kính hiển vi điện tử.
Thường người ta dùng test kiểm tra huyết thanh học đánh giá sự tăng hàm lượng kháng thể hay dùng Elisa kiểm tra mẫu phân tiêu chảy hay chất chứa trong đường ruột
– Phân biệt các bệnh: là việc làm rất khó khăn, chúng ta cần khảo sát và ghi nhận diễn tiến tình trạng bệnh lý trên toàn trại:
+ Tình trạng chuồng trại:Trại ẩm ướt, lạnh, dơ bẩn, sức kháng heo con yếu, heo con chưa được tiêm sắt, heo mẹ chưa được tiêm phòng đầy đủ là nguyên nhân gây bệnh nhiễm trùng gây tiêu chảy của heo con.
+ Quá trình lây lan nhanh có thể là do PED, TGE…lây lan chậm có thể là do E.coli, Cocidiosis…
+ Căn cứ vào ngày tuổi bị bệnh: PED thường ở mọi lứa tuổi,TGE thường trong 20 ngày tuổi đầu tiên, Cocidiosis thường sau 1 tuần tuổi…
+ Tỉ lệ bệnh, chết: Bệnh gây chết nhiều, nhanh, điều trị bằng các kháng sinh đặc hiệu mà không có kết quả có thể là bệnh PED, TGE, còn bệnh do E.coli, Cocidiosis…điều trị bằng kháng sinh và thuốc trị cầu trùng đặc hiệu là khỏi.
5. Xử lý heo bệnh
Khắc phục các  nguyên nhân gây bệnh.
– Giữ chuồng ấm, khô, sạch
– Tiêm sắt cho heo con.
– Cấp thuốc căn cứ vào tình trạng bệnh:
+ Bù nước và chất điện giải bằng cách tiêm xoang bụng dung dịch sinh lý mặn ngọt, liều lượng 10-15ml / heo, ngày 2 lần ( Pha thêm 0,3 ml CATOSAL để tăng lực cho heo )
+ Giảm nhu động ruột bằng cho uống nước lá chát (lá ổi hoặc trà bắc và vài lát gừng) hoặc tiêm Atropin liều 0.2ml/ heo 
+ Cân bằng tập đoàn vi sinh đường ruột bằng cách bổ sung men tiêu hóa. Cho uống E LAC 2gr/ heo, ngày 1 lần 
+ Cho thuốc chống cầu trùng: Baycox hoặc HANZURIL 50, liều 1ml/ con ( 1 lần duy nhất )
+ Tiêm một trong những loại kháng sinh sau để chống các bệnh kế phát do vi khuẩn 
- OCTACIN: 0,5 ml/ heo 
- BAYTRIL 5%: 0,5 ml/ heo

 

Baytril 5%

6. Phòng bệnh

6.1 Thực hiện chăn nuôi theo phương pháp an toàn sinh học
– Có hàng rào ngăn cách giữa trong và ngoài trại, xe vào bắt heo  không được vào trong trại mà phải đỗ ở ngoài trại đúng nơi qui định.
– Tăng cường kiểm soát người và các phương tiện ra vào trại đặc biệt là các xe và người vào bắt heo, mua heo. Đây là nguyên nhân chính làm lây lan dịch bệnh.
– Công nhân chăn nuôi hạn chế ra ngoài trại.
– Xe vận chuyển trong trại sau khi vận chuyển heo  phải được rửa, sát trùng, để khô mới được vận chuyển heo tiếp.
– Có chuồng bán heo nằm sát vòng ngoài của trại
– Cấm đưa heo từ khu vực bán trở về trại.
– Không cho nước thải của chuồng bán chảy trở về trại
– Người lao động không nên tiếp xúc với heo khác ngoài khu vực làm việc của mình.
– Hạn chế khách tham quan nếu không thật sự cần thiết.
– Làm vệ sinh lối đi thường xuyên, có hố sát trùng ở cửa ra vào chuồng.
– Thực hiện phương pháp chăn nuôi “ Cùng vào, cùng ra”.
– Không nuôi nhiều loài gia súc, gia cầm chung trại.
– Định kỳ phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, tiêu độc sát trùng, diệt côn trùng gặm nhấm…
– Cô lập khu vực chăn nuôi:
+ Hạn chế tham quan.
+ Hạn chế  các loài vật khác vào chỗ nuôi heo như chó, gà…
+ Hạn chế ghép bầy.
– Tiêm sắt đầy đủ cho heo con theo đúng qui trình.
– Chủng ngừa đầy đủ và đúng qui trình cho heo mẹ
– Luôn tuân thủ qui tắc: KHÔ, SẠCH, ẤM cho chuồng nái nuôi con và chuồng heo con.
– Heo mẹ trong thời gian mang thai nên đảm bảo đầy đủ dưỡng chất cho bào thai.
6.2 Chủng ngừa vaccine
Riêng đối với bệnh PED có thể chủng ngừa cho heo mẹ vaccine AVAC PED LIVE: Tiêm hai mũi, mũi 1 tiêm vào lúc 4 – 5 tuần trước khi sinh, tái chủng mũi 2 vào lúc 2 tuần trước khi sinh.

6.3 Chúng ta có thể tự tạo miễn dịch cho lợn con ( Phương pháp làm vắc xin chuồng )
Bằng cách cho lợn mẹ ăn ruột của lợn con trước khi đẻ.
Phương pháp tiến hành: Lấy ruột 2- 3 lợn con có triệu chứng ỉa chảy do PED đang còn sống, có độ tuổi nhỏ hơn 5 ngày tuổi, cho vào máy xay sinh tố, xay nhỏ. Trộn hỗn hợp thu được với 1.000ml nước cất, lọc qua vải gạc lấy phần nước trong cho vào 100g Colistin để diệt tạp khuẩn. Đem dung dịch trên trộn với thức ăn trong toàn trại cho lợn nái, lợn hậu bị ăn (mỗi con 10ml). Sau khi ăn nếu lợn xuất hiện triệu chứng ỉa chảy hoặc ủ rủ, bỏ ăn là đạt yêu cầu; nếu không phải làm lại. Sau 2 tuần kháng thể mới xuất hiện, vì vậy đối với nái mang thai tuần 15 – 16, lợn con sinh ra vẩn chết vì bệnh PED. Nếu phát hiện, xử lý nhanh có thể sau 3 tuần dập tắt được dịch bệnh trong toàn trại.
 
Thong ke

Gửi tin nhắn qua Zalo