TT Phân Phối Thuốc Trang Trại FARMVET : X Kim Anh- H Kim Thành- T Hải Dương- GPKD số: 04F8000473- MST: 0800307128

Tư vấn kỹ thuật : 0977565565 | 8h – 19h00 ( Từ Thứ Hai  đến Thứ Bảy )

PHÁT HIỆN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM HỒI TRÀNG TRÊN HEO

30/08/2024 | Nguyễn Hằng
Bệnh Viêm hồi tràng trên heo là một trong những bệnh khá phức tạp. Bệnh gây thiệt hại khá nặng nề về mặt kinh tế cho trại vì thường gây chết heo thịt giai đoạn cuối, thậm chí là heo chuẩn bị xuất bán và heo nái tơ. Bởi vậy mà việc chẩn đoán sớm và chính xác mầm bệnh đồng thời đưa ra hướng điều trị đúng, kịp thời có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc hạn chế thiệt hại do bệnh gây ra.
1. Nguyên nhân
Bệnh viêm hồi tràng trên heo do vi khuẩn Lawsonia intracellularis gây ra. Lawsonia intracellularis một loài vi khuẩn gram âm, hình que với phần cuối có hình nón và có thể nuôi cấy nhân tạo trong phòng thí nghiệm. Vi khuẩn có thể sinh sản trong tế bào 7 - 14 ngày, tồn tại bên ngoài tế bào cho đến hai tuần trong điều kiện 5°C nhưng không thể nhân lên. Thời gian ủ bệnh 3 - 6 tuần và có thể xảy ra cho ở heo mọi lứa tuổi, giai đoạn 3 - 4 tuần cho đến khi trưởng thành.
Có 4 thể bệnh: 
- Thể ruột tăng sinh xuất huyết (PHE)
- Hội chứng tăng sinh tuyến ruột (PIA).
- Thể bệnh viêm ruột hoại tử (NE)
- Thể bệnh viêm hồi tràng cục bộ (RI)
Có 2 thể bệnh chính là PHE và PIA, hai trường hợp còn lại gồm NE và RI thường là biến chứng từ một trong 2 thể bệnh trên. Tuy nhiên biểu hiện lâm sàng của mỗi thể bệnh trên là hoàn toàn khác nhau nên khi mô tả chúng ta cần mô tả một cách riêng biệt cả 4 thể bệnh trên.
2. Triệu chứng và bệnh tích
2.1 Bệnh viêm hồi tràng: Hội chứng tăng sinh tuyến ruột (PIA)
PIA có khuynh hướng xuất hiện ở heo con đang phát triển, đặc biệt là từ 6-8 tuần tuổi và kéo dài đến khi kết thúc đàn hơn 3 tháng tuổi. Biểu hiện điển hình là heo tiêu chảy phân nhão và có màu xi măng chứ không phải lỏng như nước.
Trong một số trường hợp, rối loạn đường ruột nhẹ đến nỗi phân hầu như không khác thường là mấy. Khi đó, bệnh chỉ ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của heo – gọi là bệnh cận lâm sàng cổ điển. Kết quả là trong đàn xuất hiện những heo còi cọc và tăng trưởng chậm hơn hẳn gây ra sự chênh lệch về thể trạng khá lớn trong đàn và hay nhầm với hội chứng còi cọc trên heo do Circovirus.
Khi heo nhiễm bệnh, thành ruột non (đoạn cuối ruột non – hồi tràng) và thành ruột già (đoạn đầu ruột già – manh tràng) trở nên dày hơn và khi tình trạng này kéo dài trong vài tuần trở lên sẽ gây ra hiện tượng mất máu mãn tính và tiêu chảy.
Cuối cùng, heo sẽ khỏi bệnh trong hầu hết trường hợp nhưng rất còi cọc và thường trại buộc phải loại bỏ những heo này để không ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế. Hiếm thấy trường hợp nào heo bị PIA không có biến chứng mà lại dẫn đến tử vong.
Trong nhiều trang trại mà nhất là những trại có heo bệnh trên 10 tuần tuổi thường tìm thấy các mầm bệnh kế phát khác như xoắn khuẩn Sprirocaetes, Salmonella, Yersinia…Khi đó hiện tượng viêm lan xuống cả ruột già và thường gọi là viêm đại tràng.
Các mầm bệnh kế phát này thường sẽ làm thay đổi đặc tính tiêu chảy của bệnh và trong một số trường hợp nó sẽ gây xuất huyết ruột và giết chết heo.

viem-hoi-trang

viem-hoi-trang

2.2 Bệnh viêm hồi tràng: Thể bệnh viêm ruột hoại tử (NE)
Thành niêm mạc ruột đoạn hồi tràng dày lên và lồi lõm rất giống với bệnh viêm ruột hoại tử do Salmonella gây ra nhưng điểm khác là giới hạn viêm thường không vượt ra ngoài đoạn hồi tràng.
2.3 Bệnh viêm hồi tràng: Thể bệnh viêm hồi tràng cục bộ (RI)
Mỗi đoạn của hồi tràng sẽ bị tổn thương theo một kiểu khác nhau. Đoạn thì bị hoại tử nhưng có đoạn lại chỉ bị tăng sinh dày lên. Đây là thể bệnh ít gặp và thường là do biến chứng của các thể khác gây nên.
Hồi tràng viêm với cùng lúc nhiều bệnh tích khác nhau

2.4 Bệnh viêm hồi tràng: Thể ruột tăng sinh xuất huyết (PHE)
Đây là thể bệnh nặng nhất và gặp nhiều nhất trong thực tế. Thường khi phát hiện ra thì heo đã chết nhưng cũng có trường hợp heo bệnh còn sống với các biểu hiện heo nhợt nhạt, ủ rũ, phân đen trông như hắc ín và có mùi hôi.
Khi mổ khám heo bệnh, phần cuối ruột non và đầu ruột già được lấp đầy bằng những cục máu đông dài như sợi dây nằm gọn trong ruột có hình ảnh minh họa. Phần phân đen như hắc ín thì nằm phía đoạn ruột già dưới chỗ có máu đông.
Thành ruột phần hồi tràng có thể dày lên nhưng bề mặt lớp niêm mạc thường bị trầy xước và viêm loét. Chỗ xuất huyết trên niêm mạc ruột thường không nhìn thấy được bằng mắt thường
3. Trị bệnh
Khi phát hiện ra heo nhiễm bệnh, cần tách toàn bộ heo bệnh ra một khu vực riêng biệt để điều trị riêng và thuận tiện cho việc theo dõi.
Sử dụng một trong các loại kháng sinh sau để tiêm cho heo:
- TIAMULIN 10%: 1 ml/10 kg thể trọng. ( chi tiết sản phẩm xem Tại đây )
- LINCOGEN1 ml/10 kg thể trọng. ( chi tiết sản phẩm xem Tại đây )
- TYLOSIN 200:1 ml/10 kg thể trọng. ( chi tiết sản phẩm xem Tại đây )
Hoặc trộn vào thức ăn hoặc cho uống một trong những loại sau đây  
- TIAMULIN 50%; 100GR cho 1000 kg thể trọng 
Cho ăn liên tục 5-6 ngày 
Tiêm trợ sức và tăng lực cho heo bằng một trong những loại sau
- CATOVET: 1ml / 7-10 kg thể trọng hoặc BIO METASAL: 1ml / 7-10 kg thể trọng
Bổ sung thêm sắt với liều 300 - 800 mg/lần để bù vào lượng máu bị mất do xuất huyết.
Trong trường hợp bệnh bùng phát cấp tính, người nuôi lựa chọn một trong các loại kháng sinh trên để pha vào nước uống hoặc trộn vào thức ăn cho toàn đàn. Thực hiện như sau: Pha vào nước và cho uống trong 2 - 3 ngày, sau đó dừng lại và trộn kháng sinh vào thức ăn, cho ăn trong 2 - 3 tuần liên tục. Nếu sau đợt điều trị thứ nhất khoảng 3 tuần mà bệnh tái phát thì trong vòng 18 ngày, đợt bệnh thứ 2 sẽ bùng phát.
Thực hiện vệ sinh sạch sẽ, sát trùng, tiêu độc toàn bộ chuồng trại. Ðồng thời phải có biện pháp để ngăn chặn các loài động vật gặm nhấm vào trại, bởi chúng có thể là nguyên nhân làm dịch bệnh lây lan mạnh hơn.
Thức ăn cho heo cần được pha loãng hoặc làm mềm cho heo ăn, thực hiện như vậy trong khoảng 2 tuần.

Tiamulin

viem-hoi-trang

4 - Phòng bệnh
- Thực hiện tốt các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi 
- Sử dụng vắc xin phòng bệnh Viêm hồi tràng trên heo, chi tiết xem Tại đây 
(bài viết có sử dụng tư liệu hình ảnh của các đồng nghiệp và độc giả cung cấp)
Nguồn: VietVDM
Thong ke

Gửi tin nhắn qua Zalo