1. Nguyên nhân và cách gây bệnh
Nguyên nhân là vi khuẩn Actinobaccillus pleuropneumoniae. Vi khuẩn mọc trên môi trường thạch máu cừu với khuẩn lạc dung huyết nhỏ, nhày, màu đục. Có 12 type chính và một số á type. Bệnh càng trầm trọng hơn nếu bệnh kế phát nhiều type đồng thời một lúc. Thường bệnh kế phát sau khi mắc bệnh suyễn, hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (tai xanh - PRRS), bệnh tụ huyết trùng. Trong các trường hợp này bệnh trầm trọng hơn và tỷ lệ chết rất cao.
Vi khuẩn có sợi lông bám, có vỏ bọc và sinh sản độc tố. Những độc tố gây dung huyết và làm chết tế bào sống.
Bệnh lây qua đường không khí hay trực tiếp qua đường hô hấp phía trên, qua xoang miệng. Từ những cửa xâm nhập đó, vi khuẩn bám lên tuyến amidan và sau 1-3 giờ tấn công phế quản, phế nang. Chúng tăng sinh và sản sinh độc tố trong phổi và phế quản. Sung huyết các vi mạch thành phế nang gây phù nề, sinh màng fibrin và viêm phổi màng phổi với nhiều dịch thẩm xuất ở màng phổi và thường dính phổi vào màng phổi.
Lợn ở mọi lứa tuổi bị mắc bệnh, nhưng lợn cai sữa và tuổi 6-12 tuần bị mắc nặng nhất.
Vi khuẩn nhạy cảm với tác động của môi trường, khô, nhưng có thể sống được 5 ngày ở 18°C, đặc biệt trong dịch mủ mũi; dễ bị giết bởi Formaldehyde, Glutaraldehyde, Ethanol, Benzalkonium, Iodine hay Chlorine.
2. Triệu chứng
Tùy mức độ nhiễm và khả năng đề kháng của cơ thể, bệnh thường tiến triển 3 thể: Thể quá cấp, thể cấp tính và thể mãn tính.
- Thể quá cấp
Lợn bệnh sốt cao 40-41,5°C và thường chết sau 6-10 giờ khi xuất hiện các triệu chứng rối loạn hô hấp đầu tiên. Lợn đột tử thường có dấu hiệu máu chảy kèm với bọt thải ra từ mũi
+ Heo đột tử chảy máu ở mũi
- Thể cấp tính
Bệnh tiến triển rất nhanh, sốt cao 41,5°C. Vật bệnh thở thể bụng khó khăn, đôi khi khò khè, ho và tím tái.
Mắt đỏ, nhiều dử (dễ nhầm lẫn với bệnh dịch tả).
Nhiều vùng da mỏng và tai tím bầm từng mảng.
Từ mũi chảy nhiều dịch nhày màu đục, đôi khi lẫn máu.
Lợn ăn ít đến bỏ ăn uống, nằm lỳ một chỗ và nếu không chăm sóc tốt và can thiệp kịp thời, lợn chết sau 3-5 ngày với tỷ lệ cao, có khi đến 50%.
+ Lợn khó thở, tím tái
- Thể mãn tính
Thân nhiệt sốt nhẹ, lúc ăn, lúc bỏ hay ho khan, thở thể bụng, lông dựng, da nhợt nhạt, tăng trọng kém.
3. Bệnh tích
Khi lợn chết, bệnh tích tập trung ở phổi và màng phổi với những ổ hoại tử ở các thùy dưới, thùy hoành cách, viêm màng phổi.
Trong lồng ngực chứa nhiều dịch thẩm xuất màu hồng.
Phế quản và khí quản chứa nhiều dịch nhày màu trắng đục, có khi màu hồng.
Hầu hết các trường hợp viêm fibrin, phù nề và dính phổi với màng phổi.
Viêm fibrin màng tim và viêm, xuất huyết hạch lympho phế quản.
+ Phổi viêm dính sườn có mủ.
+ Phổi viêm có fibrin bám dính trên mặt lưng.
4. Chẩn đoán
Dựa vào dịch tễ bệnh, các triệu chứng lâm sàng và bệnh tích mổ khám. Điển hình là viêm phổi màng phổi, dịch thẩm xuất trong xoang ngực, trong màng phổi và nhiều trường hợp dính phổi với màng phổi.
5. Phòng bệnh
Tiêm vacxin là biện pháp phòng hữu hiệu nhất:
Vacxin INGELVAC H chứa 6 type huyết thanh 1,2,3,4,5 và 7 được vô hoạt của vi khuẩn Actinobaccillus pleuropneumoniae dùng để phòng bệnh viêm phổi - màng phổi và giảm các bệnh tích ở phổi gây ra bởi vi khuẩn Actinobaccillus pleuropneumoniae trên heo.
Heo con dưới 40 kg: tiêm 2 ml (giai đoạn lợn 6-10 tuần) có thể tiêm liều thứ 2 vào 14-21 ngày sau.
Heo giống: tiêm 4 mL. Liều thứ 2 : 14-21 ngày sau được khuyên dùng.
6. Chữa bệnh
Đầu tiên, cho lợn uống HAN - LYTEVIT C, kết hợp sử dụng các thuốc chuyên trị Actinobaccillus pleuropneumoniae đó là: BIO AMOXICILLIN 50%, BIO AMOXYCOLI, CRD - STOP, HANFLOR 20%,...
Bước 2, tiêm liên tục 3-5 ngày.
- AZIFLOR 1ml/10kg thể trọng, 2 ngày tiêm 1 mũi.
- HANFLOR LA 1ml/10kg thể trọng, 2 ngày tiêm 1 mũi.
- BIO TIAMULIN 10% 1ml/10kg thể trọng, ngày tiêm 1 mũi.
- LINSPEC 5/10 1ml/10kg thể trọng, ngày tiêm 1 mũi.
- AMOXOIL RETARD 1ml/10kg thể trọng, 2 ngày tiêm 1 mũi.
- HAMOGEN 1ml/10kg thể trọng, ngày tiêm 1 mũi.
Kết hợp tiêm hạ sốt, kháng viêm, trợ lực: NANOMIN, GLUCO K-C, HETDAU,...