1. Nguyên nhân
Do vi khuẩn Erysipelothrix rhusiopathiae hình que, Gram (+) gây ra. Vi khuẩn tồn tại trong môi trường từ những nguồn nhiễm như phân, nước tiểu của gia súc bệnh hay gia súc mang trùng. Erysipelothrix rhusiopathiae có sẵn trong niêm mạc họng, tuyến amidan và niêm mạc đường hô hấp phía trên, khi gặp điều kiện thuận lợi trỗi dậy, tăng sinh và phát bệnh, nhất là khi nắng nóng, nồm ẩm, oi bức, độ ẩm cao, chăm sóc nuôi dưỡng kém.
Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua tuyến amidan, đường dạ dày ruột, thậm chí qua những vết thương trên da. Từ nơi nhiếm, vi khuẩn tăng sinh và nhiễm vào máu sau 1-7 ngày. Nhiễm khuẩn ồ ạt với số lượng vi khuẩn lớn sẽ gây bệnh cấp tính, sốt cao và lợn chết đột ngột. Nhưng, thường thì sốt kèm theo khu trú vi khuẩn ở dưới những đám da đỏ.
Thỏ, chuột bạch, gà, gà tây, vịt, bồ câu cũng mắc bệnh. Bệnh có thể lấy truyền do lợn ốm qua dụng cụ chăn nuôi và do các loài vật khác như chim trời, chim bồ câu, gà, người mang bệnh từ nơi này sang nơi khác.
2. Triệu chứng lâm sàng
Có thể gặp bệnh tiến triển với 3 thể: Quá cấp, cấp tính và mạn tính. Người ta còn thấy thể ẩn và không quan sát thấy những triệu chứng lâm sàng.
2.1 Thể quá cấp
Xảy ra đột ngột, nhanh, thời gian nung bệnh chỉ 1-3 ngày. Lợn sốt cao 41-42°C, có khi 43°C, bỏ ăn, nằm lỳ một chỗ, trụy tim rồi chết. Bệnh thường xảy ra ở lợn 3-4 tháng tuổi.
Có nhiều trường hợp bệnh tiến triển nhanh, quá cấp, lợn chết mà trên da chưa xuất hiện những dấu son gọi là bệnh đóng dấu trắng.
2.2 Thể cấp tính
Thể này thường gặp ở lợn với các lứa tuổi và thể miễn dịch khác nhau. Lợn sốt cao 41-42°C, quỵ gục, bỏ ăn, và chết sau 12-48 giờ do ngạt thở với những nốt sần sung huyết thâm tím trên vai và loan lổ khắp cơ thể.
Thường thì nững nốt sung huyết từng đám hình tròn hay hình vuông với kích thước khác nhau và tạo thành những nốt viêm da nổi mẩn cứng khắp cơ thể (da kim cương).
Đặc điểm của những nốt này ở lợn trắng dễ rất dễ nhận biết bằng mắt thường, khi dùng ngón tay ấn vào thì trở thành bệch trắng, khi bỏ tay ra đám đỏ trở lại như cũ (sung huyết).
Ở lợn đen, có thể sờ thấy các nốt sần mẩn cứng sung huyết này.
2.3 Thể mạn tính
Lợn sốt 40-41°C, bỏ ăn, nằm bẹp một chỗ, chảy nước mắt, nước mũi; da sung huyết đỏ sau đó tróc như vảy đỗ hay bánh đa, loét chảy nước vàng còn gọi là "lợn mặc áo tơi".
Đặc biệt, lợn bị loét sùi van tim; Các khớp viêm bị sưng, nóng, đau khi sờ vào, sau 2-3 tuần bị cứng đờ, lợn đi lại khó khăn.
- Lợn sau điều trị, da tróc ra từng mảng tạo thành vết sẹo.
3. Bệnh tích
3.1 Thể quá cấp
Thường thì không thấy các nôt đỏ trên da và những tổn thương đặc trưng.
3.2 Thể cấp tính
Bệnh tích bại huyết toàn thân:
- Nốt sần đỏ sung huyết khắp cơ thể, trên tai, toàn có thể tím tái.
- Hạch lâm ba sưng, xuất huyết.
- Viêm thận, lách sưng to.
- Nhiều vết bầm huyết đỏ trên vỏ thận, màng phổi, phúc mạc, màng tim...
3.3 Thể mạn tính
Thoái hóa da, sưng các khớp, van tim sần sùi, các màng hoạt dịch bị biến dạng, sưng tấy.
4. Chẩn đoán
Dựa vào tính chất dịch tễ học:
- Bệnh thường xuất hiện mang tính điều kiện (thời tiết oi bức, thay đổi đột ngột, nuôi chật chội, độ ẩm không khí cao...);
- Bệnh không phát rầm rộ như dịch tả.
- Thường chỉ lợn trên 3 tháng tuổi mắc bệnh.
- Dựa vào triệu chứng lâm sàng: Bệnh tích có dấu đỏ ở da, sốt cao, lợn ốm lâu viêm sùi van tim, sưng khớp.
- Dùng kháng sinh điều trị để chẩn đoán: Penicillin, Amoxycillin, Ampicillin hay Cephalosporin chưa khỏi bệnh ngay sau 1-2 mũi tiêm.
5. Phòng bệnh
Tiêm phòng vắc xin đóng dấu hoặc vắc xin tụ dấu cho lợn.
6. Điều trị
Phát hiện sớm và sử dụng một số phác đồ sau sẽ cho hiệu quả tốt:
- Phác đồ 1: Tiêm BIO PENICILLIN 4.000.000UI (1lọ/80-100 kg thể trọng) kết hợp KANAMYCIN 10% (1ml/10kg thể trọng). Ngày 2 lần.
- Phác đồ 2: Tiêm PENDISTREP LA (1ml/10kg thể trọng), 2 ngày tiêm 1 mũi.