TT Phân Phối Thuốc Trang Trại FARMVET : X Kim Anh- H Kim Thành- T Hải Dương- GPKD số: 04F8000473- MST: 0800307128

Tư vấn kỹ thuật : 0977565565 | 8h – 19h00 ( Từ Thứ Hai  đến Thứ Bảy )

BỆNH SUYỄN LỢN

07/11/2019 | Nguyễn Hằng
Bệnh suyễn hay còn gọi bệnh viêm phổi địa phương là một bệnh truyền nhiễm ở phổi gây ra do Mycoplasma hyopneumoniae. Đặc trưng của bệnh là thường ở thể mạn tính, với viêm phế quản, phổi và màng phổi. Bệnh tiến triển chậm, lợn bệnh ho khan dai dẳng lâu ngày, tỷ lệ chết thấp, nhưng thiệt hại về kinh tế rất lớn do lợn còi cọc, chậm lớn, giảm năng suất chăn nuôi, hệ số tiêu tốn thức ăn cao, tăng chi phí thuốc.
1. Nguyên nhân và cách sinh bệnh 
Nguyên nhân chính là Mycoplasma hyopneumoniae, thuộc nhóm PPLO (Pleuro Pneumonia Like Organism), một loại vi sinh vật ký sinh ngoại bào, nuôi cấy khó.
Những trại lợn có điều kiện chăn nuôi, quản lý tốt thì bệnh ít gặp hoặc ở thể nhẹ. Bệnh thường phụ nhiễm với một số vi khuẩn cơ hội ở đường hô hấp gây viêm phổi phức hợp, làm trầm trọng bệnh và gây chết lợn như: Haemophilus parasuis, Streptococcus suis, Pasteurella multocida, E.coli,... và một số virus như: Swine influenza virus (SIV), Pseudorabies virus (PRV),... Do vậy, M.hyopneumoniae là thủ phạm chính, gây tổn thương và mở đường cho các bệnh khác xâm nhập. Một trại lợn không có suyễn, thì đàn lợn ít khi bị đe dọa của các bệnh truyền nhiễm khác ở phổi.
M.hyopneumoniae xâm nhập đường hô hấp, tấn công các tế bào lông nhung (villi) của niêm mạc khí quản, phế quản, vi phế quản và làm liệt hoàn toàn cơ chế rung, thải của hệ lông nhung.
Lông nhung đường hô hấp
Lông nhu bị phá huỷ do M. hyopneumoniae
Bệnh suyễn phát sinh luôn kèm những điều kiện như: tiểu khí hậu chuồng nuôi kém, hàm lượng amoniac cao, biên độ nhiệt độ không khí trong ngày thay đổi lớn, thời tiết lạnh gây phân tiết histamin, bụi bặm và các stress do chăn nuôi, quản lý tồi, nuôi quá chật, độ ẩm cao, bệnh giun sán... Tất cả các tác nhân stress này làm giảm sức đề kháng của cơ thể, tăng sự tồn lưu, sinh trưởng và phát tán lan truyền mầm bệnh, tổn thương hệ thống lông nhung của phế quản, phế nang.
M.hyopneumoniae bị vô hoạt trong vòng 48 giờ ở điều kiện khô, trên quần áo hay lông thú, nhưng tồn tại đến 17 ngày ở nước 2-7ºC. Nó mẫn cảm với Tiamulin, Tylosin, Florphenicol, các Tetracyclin, Lincomycin và một số Macrolide như: Spiramycin, Erythromycin,...
Nguồn lây lan trực tiếp từ con ốm sang con khỏe qua không khí, chất thải dịch mũi... Mầm bệnh có thể phát tán qua không khí đến 3,5km.
Lợn con nhiễm mạnh. Lợn lớn đề kháng cao hơn, nhưng trở thành vật mang và thải trùng kéo dài nhiều năm.
Kháng thể mẹ truyền qua sữa đầu cho lợn con và sẽ biến mất sau 6-7 tuần và lúc này bắt đầu xuất hiện các triệu chứng lâm sàng của suyễn.
2. Triệu chứng lâm sàng.
Thời gian ủ bệnh từ 10 đến 20 ngày. Tình trạng bệnh phụ thuộc vào tuổi lợn. Một trong những triệu chứng quan trọng là bệnh phát triển từ từ ở tất cả các lứa tuổi lợn trong đàn và mang tính dịch địa phương. Đặc biệt, sự nhiễm khuẩn thứ phát trở thành ổ dịch viêm phổi, nặng nhất ở 2-4 tháng tuổi, gây chết nhiều lợn.
Có thể phân biệt các thể bệnh sau đây: thể cấp tính, thể mạn tính, thể mang trùng và thể viêm phổi phức hợp.
2.1 Thể cấp tính
Thể này thường gặp ở những trại lần đầu bị nhiễm M.hyopneumoniae. Lợn mọi lứa tuổi đều bị biểu hiện ủ rũ, thân nhiệt khoảng 4.,6 - 41,7ºC và rối loạn hô hấp luôn kèm theo ho. Đàn lợn bệnh có thể chết 50%.
2.2 Thể mạn tính
Là thể chủ yếu của bệnh suyễn lợn và thường gặp nhất ở lợn nuôi thịt. Lợn con sau cai sữa (3-10 tuần) bị nhiễm và trong vòng 10-16 ngày bắt đầu xuất hiện các triệu chứng lâm sàng.
Bắt đầu với tiêu chảy nhẹ và ho khan. Thân nhiệt không cao. Ho mạnh rõ nhất khi lợn bị dồn đuổi. Ho bắt đầu xâm chiếm toàn đàn.
Triệu chứng rối loạn hô hấp ít khi rõ ràng trừ khi bị nhiễm bệnh thứ cấp. Nhiễm thứ cấp gây viêm phổi và ho, đặc biệt nặng ở lợn 2-4 tháng tuổi.
Bệnh phát triển từ từ, độ đồng đều trong đàn kém (chênh lệch 15-16%), hệ số tiêu tốn thức ăn cao (tăng 13-14%).
2.3 Thể mang trùng
Thường thấy ở lợn giống (kể cả lợn nái và lợn đực giống) và ở lợn nuôi thịt trên 6 tháng tuổi. Triệu chứng lâm sàng không rõ rệt, thỉnh thoảng có ho nhẹ. Nếu dồn vận động mạnh thì lợn thở mạnh, thở thể bụng khó khăn, có khi bị chết do ngạt. Lợn bệnh ăn uống kém, đôi khi có viêm khớp, năng suất sinh sản giảm, nhưng mang trùng kéo dài nhiều tháng đến nhiều năm và là nguồn lây bệnh chính.
2.4 Thể viêm phổi phức hợp
Thường gặp ở lợn con sau cai sữa và điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc kém dẫn đến nhiễm thứ phát các vi khuẩn cơ hội ở đường hô hấp và bệnh trầm trọng. Bệnh nặng, lợn sốt cao, bỏ ăn, khó thở và tỷ lệ chết có thể 20-25%.
3. Bệnh tích
Mổ khám thường thấy viêm phổi phức hợp. Phổi bệnh có màu đỏ nâu. Phổi tổn thương và bị nhục hóa thường tập trung ở thùy đỉnh, thùy tim và thùy giữa giữa vùng sát cơ hoành.
Bắt đầu viêm ở vùng rìa rồi lan dần vào bên trong và có tính đối xứng hai bên thùy. Khi cắt một mảnh ở vùng này rồi thả vào nước sẽ bị chìm (phổi của lợn khỏe thường nổi). Trên mặt cắt phổi đầy dịch bọt trắng, trong phế quản chứa đầy dịch viêm lẫn bọt.
Giai đoạn đầu phổi viêm nhẹ đối xứng 2 bên, nhục hoá màu sẫm như thịt
+Phổi viêm nặng đối xứng 2 bên, nhục hoá gần như toàn bộ nền phổi
Các hạch bạch huyết dọc khí quản sưng to gấp 3-4 lần, bề mặt ướt, tụ máu, nhưng không xuất huyết.
Qua kính hiển vi ta thấy hệ thống lông nhung khí quản bị tổn thương và bào mòn nặng nề, có khi mất hoàn toàn. Thành phế quản dày lên, chứa đầy dịch lẫn bạch cầu và đây là nguyên nhân làm con vật hẹp phế quản, khó thở.
- Nếu ghép với P.multocida thì viêm nhiều thùy phổi, xuất huyết lan tràn.
- Nếu ghép với Streptococcus suis hay Corynebacterium pyogenes: viêm phổi hóa mủ với nhiều nốt mủ trắng.
- Nếu ghép với A. pleuropneumoniae parasuis: Viêm phổi xuất huyết, toàn bộ phổi viêm xuất huyết nặng.
4. Chẩn đoán
Dựa vào dịch tễ học, triệu chứng ho sốt nhẹ, tăng trọng kém, tiến triển bệnh chậm, mạn tính mang tính địa phương. Ngoài ra còn chẩn đoán bằng cách phương pháp trong phòng thí nghiệm: phân lập Mycoplasma, kỹ thuật P.C.R, ELISA.
5. Phòng bệnh
Chuồng trại phải luôn luôn khô ráo – điều này rất quan trọng đối với công tác phòng bệnh suyễn lợn.
Vệ sinh chuồng trại và khu vực quanh trại sạch sẽ, thoáng mát vào mùa hè và ấm kín vào mùa đông.
Heo nhập vào trại phải có nguồn gốc sạch bệnh và phải được nuôi cách ly theo dõi kỹ trước khi nhập đàn. Áp dụng biện pháp cùng nhập cùng xuất.
Định kỳ kiểm tra huyết thanh học nhằm nắm bắt tình hình dịch bệnh trong trại để có biện pháp khắc phục kịp thời.
Tiêm phòng vaccine phòng bệnh suyễn lợn cho heo con và hậu bị trước khi phối giống, định kỳ lặp lại mỗi 6 tháng.
6. Trị bệnh
Nguyên lý điều trị bệnh là dùng các loại kháng sinh có tác dụng mạnh với Mycoplasma, kết hợp với các kháng sinh phổ rộng để diệt vi khuẩn kết hợp hoặc thứ phát. Tiêm liên tục 3-5 ngày.
- CEFTRIONE LA               1ml/10kg thể trọng. 2 ngày 1 mũi.
- BIO TIAMULIN 10%      1ml/5kg thể trọng. 
- HANOXYLIN LA            1ml/10kg thể trọng. 2 ngày 1 mũi.
- AZIFLOR                         1ml/10kg thể trọng. 2 ngày 1 mũi.
- TYLOSIN 200                  1ml/10kg thể trọng.
- BIO GENTA-TYLOSIN   1ml/10kg thể trọng.
- TYLOSPEC                       1ml/5kg thể trọng.
Phối hợp tiêm NOVA BROMHEXINE PLUS hoặc uống MENTOFIN chữa các triệu chứng hô hấp, khó thở.
Khi lợn mắc bệnh suyễn thường ít ăn, kém uống, nên biện pháp dùng các kháng sinh tiêm trong 3-5 ngày đầu là rất quan trọng, sau đó lên tiếp tục điều trị bằng kháng sinh pha thức ăn hay nước uống trong thời gian 5-7 ngày.
- LINSPEC 110                     100g/ 2-3 tấn thể trọng.
- BIO TYLODOX PLUS      100g/ 1-1,5 tấn thể trọng
- HANFLOR 4%                   1 -2g/kg thức ăn.
 
( Tài liệu tham khảo: Một số bệnh quan trọng của lợn - nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật)
 
Thong ke

Gửi tin nhắn qua Zalo