TT Phân Phối Thuốc Trang Trại FARMVET : X Kim Anh- H Kim Thành- T Hải Dương- GPKD số: 04F8000473- MST: 0800307128

Tư vấn kỹ thuật : 0977565565 | 8h – 19h00 ( Từ Thứ Hai  đến Thứ Bảy )

VI KHUẨN VÀ KHÁNG SINH

26/02/2020 | BS Thú Y An Nga
VI KHUẨN - KHÁNG SINH
1- Vi khuẩn
- Vi khuẩn là vi sinh vật nhân sơ đơn bào, kích thước rất nhỏ, không nhìn thấy được bằng mắt thường, nhìn thấy được dưới kính hiển vi. Có những vi khuẩn có lợi và những vi khuẩn có hại,  gây độc tính trên vật nuôi, gây bệnh và gây chết vật nuôi.
- Vi khuẩn có 2 loại: vi khuẩn Gram âm (-) và vi khuẩn Gram dương (+). Gram âm khác Gram dương ở chỗ màng tế bào của nó.
- Ta tưởng tượng vi khuẩn như một quả trứng, thì vi khuẩn Gram dương sẽ có cái vỏ trứng canxi dày, còn vi khuẩn Gram âm chỉ có 1 lớp màng như quả trứng đẻ non chứ không cứng cáp như quả trứng bình thường.
2 - Kháng sinh là gì?
- Ta hiểu rằng: Tế bào vi khuẩn sống trên vật chủ, lớn lên, sinh sản và tiết ra độc tố, độc tố làm vật nuôi rối loạn cơ thể, mất khả năng hoặc chết cơ quan nào đó của vật nuôi dẫn tới nhiễm bệnh hoặc chết.
- Trên tế bào vi khuẩn gây bệnh luôn có các phản ứng hóa học, trao đổi chất, thải độc vào cơ thể, vào máu vật nuôi, nhằm giúp cho sự phát triển và sinh sản của nó (các quá trình này rất phức tạp). Tuy nhiên có thể chia các phản ứng sinh hóa phức tạp đó của vi khuẩn trên 4 vị trí chính của vi khuẩn đó là: vách tế bào, màng tế bào chất, bộ máy di truyền và bộ máy tổng hợp protein.
- Các chất kháng sinh vì vậy cũng có các điểm tác động ở các vùng tương ứng nêu trên. Như vậy các điểm tác động của kháng sinh có thể là vách tế bào, màng tế bào chất, cấu trúc nhân và ribosom.  
- Một số kháng sinh có tác dụng trên nhiều chủng vi khuẩn được gọi là kháng sinh phổ rộng
- Để dễ hiểu ta ví tế bào vi khuẩn như một quả trứng gồm 4 phần gồm: vỏ canxi cứng ngoài cùng, màng trứng tiếp theo, lòng trắng; và tận lõi là lòng đỏ.
- Kháng sinh có nhiều loại. Loại tác động vào vỏ trứng, loại tác động vào màng trứng, loại tác động vào lòng trắng hay lòng đỏ. Nếu dùng kháng sinh đích tác dụng sai đến vi khuẩn thì sẽ không có tác dụng điều trị.
- Kháng sinh là gì: Kháng sinh là chất được chiết xuất từ vi sinh vật hoặc được tổng hợp hóa học, với liều rất nhỏ có tác dụng ức chế hoặc giết chết vi sinh vật, có thể dùng tại chỗ hoặc toàn thân, ít độc hoặc không độc cho cơ thể.
Nói về kháng sinh thì có đến hàng hơn trăm thuốc nhưng căn cứ vào Cấu trúc hóa học người tra chia kháng sinh thành 10 nhóm sau:
1. Beta - lactam
2. Aminoglycosid
3. Lincosamid
4. Macrolid
5. Phenicol
6.Tetracyclin
7. Rifamycin
8. Nhóm kháng sinh đa peptid
9. Nhóm thuốc tổng hợp (Quinolon, dẫn xuất Nitrofuran và sunfanilamit)
10. Nhóm kháng sinh chống nấm
Từ những nhóm trên ta chia làm 2 nhóm lớn thành:
a, Nhóm kìm khuẩn và nhóm diệt khuẩn.
* Nhóm kìm khuẩn (hãm khuẩn) còn được gọi trụ khuẩn là kháng sinh chỉ ức chế sự phát triển của vi khuẩn chứ không tiêu diệt do đó kinh nghiệm là chỉ dùng kháng sinh kìm khuẩn trong trường hợp cơ thể vật nuôi còn sức đề kháng, vì thuốc chỉ làm vi khuẩn ngưng phát triển, yếu đi và hệ thống đề kháng của cơ thể sẽ làm nhiệm vụ tiêu diệt chúng.
- Nhóm kìm khuẩn gồm có các nhóm: Lincosamid; Marcrolid; Phenicol; Tetracilin; Sulfamid.
* Nhóm diệt khuẩn (bactericidal) là kháng sinh có khả năng tiêu diệt vi khuẩn. Nếu bị nhiễm khuẩn nặng, cơ thể bị suy yếu, bắt buộc phải dùng kháng sinh diệt khuẩn. Nhóm diệt khuẩn là kháng sinh có khả năng tiêu diệt vi khuẩn.
- Nhóm diệt khuẩn gồm có nhóm: Beta - lactam; Đa peptid; Quinolon; Aminoglycosid; Rifamycin.
Chú ý:
- Vấn đề ở chỗ ranh giới giữa diệt khuẩn và kìm khuẩn cũng không thực sự rõ ràng. Chính điều này mới là vấn đề kinh nghiệm để phối hợp sau này.
- Nhưng không hẳn nhóm diệt khuẩn tốt hơn kiềm khuẩn hay ngược lại mà là phải căn cứ vào điểm tác dụng của kháng sinh vào vi khuẩn và căn cứ vào loại vi khuẩn nào đang gây bệnh cho vật nuôi.
- Do đó cần hiểu rõ các điểm đánh của kháng sinh vào tế bào vi khuẩn như sau.
- Nếu coi tế bào vi khuẩn như 1 quả trứng có 4 lớp là: vỏ; màng; lòng trắng; lòng đỏ thì:
Điểm 1: Nhóm kháng sinh đánh vào vỏ trứng, tức là ức chế tổng hợp vách tế bào vi khuẩn (chọn lọc chỉ với tế bào vi khuẩn, ko tổn hại tới tế bào vật chủ): Betalactam, Vancomycin.
Điểm 2 : Đánh vào màng trứng tức là thay đổi tính thấm màng vi khuẩn có nhóm: Đa pebtid
Điểm 3: Đánh vào lòng trắng tức là ức chế sao chép và dịch mã ADN, kháng chuyển hóa có nhóm: Quinolon, Rifampicin, Nitroimidazol; Trimethoprim, Sufamid.
Điểm 4: Đánh vào lòng đỏ tức là ức chế tổng hợp protein 50S có nhóm: Macrolid, Lincosamid, Cloramphenicol và ức chế tổng hợp protein 30S có nhóm: Tetracyclin, Aminosid.
B Nguyên tắc sử dụng kháng sinh
1. Phát hiện nhanh, điều trị sớm.
- Việc sử dụng kháng sinh trước tiên phải dựa vào kết quả chẩn đoán bệnh, tức là kết quả xác định vi khuẩn gây bệnh và tính nhạy cảm của 1 hay nhiều vi khuẩn gây bệnh đối với 1 kháng sinh.
2. Liều cao từ đầu ( liều tấn công ) sau khi bệnh thuyên giảm dùng liều trung bình ( liều duy trì )
- Tiêm kháng sinh càng nhanh càng tốt, bắt đầu bằng liều cao trong 2 ngày đầu giảm xuống bình thường vào 2 ngày giữa và kết thúc bằng liều cao như ngày đầu (liều cao thường gấp 1,5 lần liều bình thường là đủ cao và dưới ngưỡng gây độc).
3. Phải hiểu về tính chất và thời gian đào thải của thuốc khỏi cơ thể lợn để quyết định nhịp đưa thuốc và liệu trình hiệu quả nhất.
Nhịp phổ biến từ 6-12h và liệu trình 3-5 ngày. Sau tối đa 3 ngày mà bệnh không chuyển phải thay phác đồ và kháng sinh nhóm khác, hoặc sự phối hợp kháng sinh khác.
4. Đưa thuốc vào nhanh và kết thúc đột ngột, nghĩa là không giảm từ từ. Bắt đầu bằng liều cao, hạ xuống liều bình thường và kết thúc đột ngột bằng liều cao (chốt hạ).
Và để hiểu hơn về các đường cấp thuốc vào cơ thể, cách phối hợp kháng sinh, sử dụng từng loại kháng … mời bạn đọc theo dõi ở nhưng bài tiếp theo.

 

Thong ke

Gửi tin nhắn qua Zalo