TT Phân Phối Thuốc Trang Trại FARMVET : X Kim Anh- H Kim Thành- T Hải Dương- GPKD số: 04F8000473- MST: 0800307128

Tư vấn kỹ thuật : 0977565565 | 8h – 19h00 ( Từ Thứ Hai  đến Thứ Bảy )

KHÁNG SINH NHÓM POLYPEPTIDE

06/03/2020 | Bs Thú Y Nguyễn Thị Nga
KHÁNG SINH NHÓM POLYPEPTIDE
 
- Đại diện trong thú y có kháng sinh: Colistin, Polymyxin, Bacitracin.
- Do tính phân cực, tan trong nước nên không được hấp thụ qua đường tiêu hóa, sử dụng đường uống chỉ có tác dụng tại chỗ.
- Phân bố nhanh đến tim, phổi, gan, thận, cơ.
- Bài thải chậm dạng nguyên vẹn, chủ yếu qua thận.
- Do độc tính cao đối với cơ thể động vật hữu nhũ nên các kháng sinh nhóm này chủ yếu được dùng với mục đích trị nhiễm khuẩn tại chỗ.
1. Colistin
- Colistin có tính sát khuẩn với phổ kháng khuẩn hẹp, vi khuẩn Gram âm (-). Hoạt tính kháng sinh bằng cách phá huỷ màng sinh chất tế bào vi khuẩn. Nếu coi vi khuẩn như một quả trứng có 4 lớp là vỏ, màng, lòng trắng và lòng đỏ. Thì màng sinh chất chính là lớp màng giữa vỏ cứng và lòng trắng.
- Màng sinh chất có nhiệm vụ:
+ Duy trì áp suất thẩm thấu bình thường trong tế bào.
+ Khống chế sự qua lại của các chất dinh dưỡng, ra vào tế bào.
+ Là nơi sinh tổng hợp các thành phần của tế bào vi khuẩn.
+ Cung cấp năng lượng cho sự hoạt động của các tiên mao (các chân của vi khuẩn - một số vi khuẩn có nhiều chân để bơi, gọi là tiên mao).
+ Là nơi tổng hợp nhiều enzyme, các protein của chuỗi hô hấp cho tế bào vi khuẩn.
=> Màng sinh chất có 5 vai trò quan trọng đối với Vi khuẩn. Và kháng sinh Colistin tiêu diệt vi khuẩn bằng cách làm hỏng 1 trong số 5 vai trò của màng sinh chất, đó là vai trò “Khống chế sự qua lại các chất dinh dưỡng ra vào tế bào vi khuẩn”.
- Colistin có tác dụng kìm khuẩn và diệt khuẩn tùy nồng độ. Nồng độ thấp thì kìm khuẩn, nồng độ cao thì diệt khuẩn. Tác động mạnh nhất đối với Vi khuẩn Gram âm (-).
* Chỉ định:
 - Do đặc tính ít hấp thu trong đường tiêu hoá và không bị phá huỷ bởi các enzyme nên Colistin có tác dụng rất hiệu quả đối với các vi khuẩn Gram âm (-) thường gây bệnh trong đường tiêu hoá như : E.Coli, Salmonella, Shigella, Klebsiella, Pseudomonas, Enterobacter Campylobacter là các nguyên nhân gây tiêu chảy ở vật nuôi. Gây các bệnh như: tiêu chảy, phân trắng lợn con, Phó thương hàn ở heo cai sữa hoặc sau cai sữa, một số liên quan tới viêm nhiễm trên heo nái hoặc tiêu chảy không do các nguyên nhân thường thấy.
- Colistin thường là lựa chọn cuối cùng sau khi vật nuôi bị tiêu chảy khi đã chữa bằng nhiều loại kháng sinh như Ampicillin, Amoxcillin, Enrofloxacin hay Noflorxacin mà vẫn không khỏi. Hoặc là liệu pháp cuối cùng khi kháng sinh đồ phát hiện ra các vi khuẩn Gram âm (-) đã nhờn với nhóm Penicillin hay nhóm Aminosid (Streptomycin, Gentamicin, Kanamycin, Neomycin).
- Khi dùng Colistin phải phối hợp với 1 kháng sinh khác ví dụ: Gentamicin; Kanamycin; Ampicillin; Amoxcillin để làm tăng hiệu lực.
- Mặc dù phối hợp được với Amoxcillin nhưng lại hạn chế phối hợp với Các Cephalosrorin như Ceftiofua, Cefotaxime hay Cefquinome vì cùng làm tổn hại thận nặng.
2. Bacitracin
- Bacitracin không hấp thụ qua đường tiêu hóa, chỉ hấp thụ qua đường tiêm.
- Bacitracin có tác động sát khuẩn trên vi khuẩn Gram dương (+).
- Bacitracin có cùng cơ chế diệt khuẩn giống Penicillin. Nghĩa là không cho vi khuẩn tổng hợp được vách tế bào: Nếu coi 1 vi khuẩn hoàn chỉnh là 1 quả trứng thì Bacitracin tác dụng làm thủng mất vỏ.
- Bacitracin thậm chí mạnh hơn Penicillin và diệt được những khuẩn Gram dương (+) đã kháng Penicillin, không bị hấp thụ ở đường tiêu hóa và bền hơn Penicillin.
- Từ những tính chất đặc biệt này mà: Bacitracin trở thành 1 phương án tối ưu để điều trị những khuẩn Gram dương (+) gây bệnh trên đường tiêu hóa vật nuôi đặc biệt là heo và gà.
* Chỉ định
- Ta biết: Clostridium là vi khuẩn kỵ khí Gram dương (+), gây bệnh viêm ruột hoại tử, tiêu chảy ra máu trên vật nuôi, Clostridium như là một cặp bài trùng với bệnh Cầu trùng, Ký sinh trùng đường máu trên gà mọi lứa tuổi gây nên những thể bệnh rất khó thăm khám và điều trị. Mặc định rằng Clostridium sẽ tấn công khi gà bị Cầu trùng, Ký sinh trùng đường máu.
- Cầu trùng gà thường có hai thể:
+ Cầu trùng manh tràng gà: xảy ra trên gà từ 21-50 ngày tuổi.
+ Cầu trùng ruột non xảy ra trên gà giò.
- Trên gà đẻ: Riêng Clostridium có thể gây bệnh viêm ruột hoại tử mà không cần bệnh ghép trên gà đẻ giai đoạn bắt đầu đẻ hoặc giai đoạn đẻ cao điểm.
- Dựa vào tính chất đặc biệt của Bacitracin là: Chỉ diệt khuẩn Gram dương (+) như Clostridium trên đường tiêu hóa, không bị hấp thu vào máu nên không gây đối kháng thuốc khi phải điều trị từ 2, 3 bệnh, không ảnh hưởng đến nhiều đến hệ khuẩn chung đường ruột vì tác dụng diệt khuẩn chọn lọc.
- Thấy rằng: Để diệt được khuẩn Gram dương (+) thì chỉ nhóm Beta-lactam (Ampicillin, Amoxcillin, Penicillin) là tối ưu nhất, trong khi Clostridium là Gram dương (+) thì tại sao không dùng nhóm Beta-lactam mà lại dùng Bacitracin.
- Ta biết: Clostridium thường xảy ra kèm với Cầu trùng hoặc Ký sinh trùng đường máu. Trong khi phác đồ điều trị Cầu trùng và Ký sinh trùng đường máu hiệu quả nhất là phải dùng nhóm Sulfonamide ( Sulfamonomethoxine). Trong khi Ampicillin đối kháng với Sulfonamide. Vậy là 1 phác đồ tưởng chừng như hiệu quả là: 1 Beta-lactam + 1 Sulfonamide để điều trị đồng thời 2 bệnh là Cầu trùng hoặc Kí sinh trùng đường máu và viêm ruột hoại tử (phân dính máu, hoặc xuất huyết ruột) thì thực ra lại không hiệu quả.
- Do vậy để điều trị tình trạng bệnh ghép này trên gà, Ta sẽ dùng phác đồ kết hợp như sau:
- Kháng sinh Sulfonamide + Trimethoprim để điều trị Cầu trùng hoặc Ký sinh trùng đường máu.
- Kháng sinh Bacitracin đi thẳng vào đường tiêu hóa để điều trị Viêm ruột (Clostridium). Trợ sức bằng Vitamin (không được có khoáng vì oxit kim loại làm hỏng kháng sinh này).
Kết quả: 2 kháng sinh làm diệt 2 khuẩn khác nhau, đi 2 đường độc lập, không tương kỵ. Do đó cho ra hiệu quả điều trị là cao nhất.
- Bacitracin trước đây hay hoặc bây giờ vẫn được dùng như 1 dạng thuốc tăng trọng (bột trộn thức ăn) vì nó kiểm soát hệ tiêu hóa, giúp vật nuôi tiêu hóa hấp thụ tốt tiêu hóa và chuyển hóa thức ăn tốt hơn, tăng trọng nhanh hơn.
- Bacitracin kẽm được bào chế trong chế phẩm sát khuẩn dùng tại chỗ do một phần tác động gây se của kẽm (thuốc mỡ trị nhiễm trùng mắt, tai, da trên chó, mèo).
3. Phối hợp kháng sinh
- Phối hợp tốt với kháng sinh sát khuẩn nhóm Penicillin, Aminoglycoside.
- Sự phối hợp với Tetracycline (thuốc mỡ có Chlotetracycline + Bacitracin), với Sulfonamide hoặc trimethoprim cũng được ghi nhận.
 Bài viết tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu về Nhóm Tetracyclin mời bạn đọc theo dõi.
 
Thong ke

Gửi tin nhắn qua Zalo