TT Phân Phối Thuốc Trang Trại FARMVET : X Kim Anh- H Kim Thành- T Hải Dương- GPKD số: 04F8000473- MST: 0800307128

Tư vấn kỹ thuật : 0977565565 | 8h – 19h00 ( Từ Thứ Hai  đến Thứ Bảy )

BỆNH SỔ MŨI TRUYỀN NHIỄM TRÊN GÀ ( COZYRA )

16/11/2024 | Phí Ngọc Tú
Bệnh Coryza được tìm thấy trên nhiều quốc gia, với mức độ đặc biệt nghiêm trọng do bệnh xảy ra trên gà ở mọi lứa tuổi gây thiệt hại kinh tế. Bệnh do vi khuẩn Haemophilus paragallinarum, hiện nay còn được gọi Avibacterium paragallinarum, một loại vi khuẩn Gram âm là nguyên nhân gây ra căn bệnh này. Ở Việt Nam bệnh xảy ra quanh năm và gây thiệt hại kinh tế nặng nề cho người chăn nuôi hiện nay. 
1. Nguyên nhân gây bệnh
Do vi khuẩn Haemophillus paragallinarum, Gr (-).
2. Triệu chứng
- Gà giảm ăn, ủ rũ.
- Sản lượng trứng giảm.
- Sưng đầu và sưng mặt( phù đầu hay phù mặt).
- Dịch viêm chảy ra từ mũi bắt đầu trong sau đặc và đóng cục mủ trắng, ấn tay vào thấy cứng, nhìn 2 bên mũi thấy phình to.
- Mắt bị viêm kết mạc nên dính hai mí lại không mở ra được chỉ mở được một phần nhỏ. Do đó gà không ăn uống được và chết.
- Các biểu hiện bệnh có thể kéo dài 2 tuần.
- Tỷ lệ mắc bệnh có thể 100% nhưng tỷ lệ chết thấp. Gà khi khỏi bệnh có miễn dịch nhưng lại mang trùng làm lây lan sang những đàn mới.
- Giai đoạn cuối của ổ dịch một số con thở khó và ho (do dịch viêm cô đặc trong khoang mũi làm nghẹt thở). Tỷ lệ chết tăng nhanh chóng do nhiễm trùng kế phát.
3. Bệnh tích
Viêm cata cấp tính màng nhầy. Viêm cata giác mạc. Phù da mặt và cổ. Viêm mũi cấp tính. Khí quản xung huyết và phù thũng. Viêm cuống phổi và viêm phổi đốm.
Tìm thấy bã đậu 
Khí quản xuất huyết và chứa nhiều dịch nhầy
buong-trung-xuat-huyet-trong-benh-coryza
Buồng trứng gà bị COZYRA 
4. Phòng bệnh
Phòng bệnh bằng vắc xin 
Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi và mạng lại hiệu quả cao. Vaccine phòng bệnh Coryza cần được chủng ngừa trước 4 tuần khi vi khuẩn tấn công vào cơ thể gà. Lịch tiêm được khuyến cáo nên chủng ngừa lần một vào tuần 6 tuy nhiên tại một số khu vực có áp lực dịch cao nên chủng ngừa lần một vào tuần 4 để bảo vệ đàn gà thịt cũng như gà đẻ giai đoạn hậu bị, chủng ngừa lại lần 2 được khuyến cáo sử dụng trước khi gà lên đẻ để đảm bảo hiệu quả trong quá trình nuôi.
Các chủng được sử dụng để làm vaccine hện nay gồm có chủng A, B và chủng C, tuy nhiên ở nước ta chủng B được bảo hộ chéo bởi 2 chủng A và C vậy việc đưa vaccine chủng B ra thị trường không mang lại hiệu quả, bổ sung chủng B vào vaccine làm tăng giá thành vaccine mà không mang lại hiệu quả rõ rệt. Vậy nên sử dụng vaccine chủng A và C của các công ty sản xuất có uy tín để bảo vệ đàn gà.
Phòng bệnh bằng kháng sinh 
Dùng các thuốc kháng sinh phòng bệnh định kỳ mỗi tháng từ 2 – 3 lần, mỗi lần dùng 2 – 3 ngày. Mỗi lần cách nhau 7 – 10 ngày. Đây là cách phòng bệnh rất hiệu quả và kinh tế. Chọn 1 trong số kháng sinh sau  FENDOX ORAL  hoặc T.CORYZIN  hoặc AMOXITIN dùng theo liều khuyến cáo phòng bệnh đã in trên bao bì sản xuất.
5. Điều trị
Cách 1: Dùng FENDOX ORAL hoà vào nước uống theo liều 1ml/ 1 lít nước uống, cho uống liên tục trong 3 – 5 ngày, tương đương 1ml/ 10-20 kg TT/ ngày. Kết hợp với BIO BROMHEXINE WSP  theo liều 2 g/ lít nước uống. 2 thuốc trên có thể pha lẫn hoà vào nước cho uống liên tục cả ngày lẫn đêm trong 5-7 ngày sẽ làm tăng tác dụng của thuốc, tăng hiệu quả điều trị.
Cách 2: Dùng T.CORYZIN hoà vào nước uống và trộn thức ăn theo liều 1g/ 1 lít nước uống từ 5 ngày tương đương 7 – 10 kg TT. Kết hợp với BIO BROMHEXINE WSP  theo liều 1 gr / 2 lít nước uống. 2 thuốc trên có thể pha lẫn hoà vào nước cho uống liên tục cả ngày lẫn đêm trong 5-6 ngày sẽ làm tăng tác dụng của thuốc, tăng hiệu quả điều trị.
Cách 3: Dùng AMOXITIN hoà vào nước cho uống theo liều 1gam / 2 lít nước uống, tương đương 1gam/ 7-10 kg TT. Dùng liên tục từ  5 ngày kết hợp cho uống BIO BROMHEXINE WSP
 
Thong ke

Gửi tin nhắn qua Zalo