TT Phân Phối Thuốc Trang Trại FARMVET : X Kim Anh- H Kim Thành- T Hải Dương- GPKD số: 04F8000473- MST: 0800307128

Tư vấn kỹ thuật : 0977565565 | 8h – 19h00 ( Từ Thứ Hai  đến Thứ Bảy )

PHÁT HIỆN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH ORT TRÊN GIA CẦM

01/10/2019 | Nguyễn Hằng
Bệnh ORT hay còn được gọi với những tên khác là bệnh viêm mũi, khí quản, phổi, túi khí, bệnh viêm phổi hóa mủ. Đây là bệnh khá phổ biến ở gia cầm, đặc biệt là ở gà. Điều trị bằng các thuốc kháng sinh thông thường như: Tylosin, Cephacilin, Enrocin...bệnh có giảm nhưng không đáng kể.
Bệnh thường xảy ra vào mùa xuân, mùa hè và thời điểm giao mùa, khi độ ẩm không khí tăng cao. Gà thịt thường mắc lúc 3 - 6 tuần, các loại gà khác thường từ 6 tuần tuổi trở lên. Tỷ lệ nhiễm bệnh cao từ 50 - 100% nhưng tỷ lệ chết và loại thải thấp 5 - 20%.

Bệnh ORT là gì?
ORT trên gà là bệnh hô hấp cấp tính do vi khuẩn G- , hình que có tên là Ornithobacterium rhinotracheale gây ra. Vi khuẩn tác động trực tiếp lên đường hô hấp và phổi với các biểu hiện điển hình như: Gà khó thở, khẹc, ngáp, ho, chảy nước mắt mũi, phổi viêm có mủ và bã đậu hình ống.
Bệnh có tính chất lây lan nhanh, đặc biệt là ở những vùng chăn nuôi gà tập trung.
Bệnh thường xảy ra vào mùa xuân, mùa hè và thời điểm giao mùa, khi độ ẩm không khí tăng cao.
Đường lây truyền bệnh
Bệnh ORT có thể gặp trên gà, gà tây ở mọi lứa tuổi, hay gặp nhất là ở lứa tuổi gà giò và gà lớn. Gà thịt thường mắc lúc 3 - 6 tuần, các loại gà khác thường từ 6 tuần tuổi trở lên.
Ở gà bệnh, vi khuẩn Ornithobacterium rhinotracheale thường có trong phổi; Túi khí, chất tiết của đường hô hấp như nước mũi, nước mắt; Dịch nhầy khí quản và đặc biệt có nhiều trong cục mủ ở hai phế quản gốc.
Bệnh lây truyền từ gà bệnh cho gà khỏe qua tiếp xúc trực tiếp. Gà bệnh hắt hơi làm chất tiết đường hô hấp chứa mầm bệnh bắn ra ngoài không khí, từ đó lây cho gà khỏe bằng đường hít thở. Ngoài ra, con đường lan truyền bằng gió, dụng cụ chăn nuôi, xe vận chuyển, động vật mang mầm bệnh và con người cũng đóng vai trò lớn trong sự truyền lây của bệnh ORT.
Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gà chủ yếu qua đường hô hấp, sinh sôi và phát triển ở niêm mạc đường hô hấp sau đó đến cư trú ở cơ quan đích là phổi, hai phế quản gốc và gây nên bệnh tích đặc trưng của bệnh ORT ở đó.
Triệu chứng
ORT là bệnh hô hấp cấp tính, thời gian nung bệnh ngắn, 1 - 3 ngày. Giai đoạn đầu thường chỉ thấy gà bệnh có triệu chứng hen nhẹ, thở khò khè và đôi lúc hắt hơi, vảy mỏ. Bệnh tiến triển rất nhanh, sau 1 - 2 ngày thấy gà giảm ăn, ủ rũ và ngày càng khó thở. Ðặc biệt ở giai đoạn này có thể quan sát thấy gà bệnh há mỏ để thở, thở đớp khí, có tiếng rít và ngáp. Sở dĩ gà có triệu chứng này là do bên trong khí quản và hai phế quản gốc có cục mủ bít kín khiến đường hô hấp hẹp đi nhiều, gây khó thở, dẫn tới chết.
Tỷ lệ mắc của bệnh ORT rất cao, 50 - 100%, tỷ lệ chết thường là 5 - 20%. Thiệt hại chủ yếu do bệnh gây ra là làm cho gà gầy yếu, lớn chậm, tỷ lệ đồng đều kém, tăng cao tỷ lệ loại thải và chi phí chăn nuôi. Bệnh thường ghép với một số bệnh khác như: Newcastle (gà rù), E.coli, CRD... làm biểu hiện của bệnh càng trầm trọng.
– Gà khó thở, rướn cổ thở, ngáp gió, ho, lắc đầu, vẩy mỏ, khẹc, …

– Gà sốt rất cao, ủ rũ, giảm ăn.

– Chảy nước mắt mũi, sưng mặt.

Bệnh tích
Bệnh tích của bệnh ORT tập trung ở đường hô hấp, các cơ quan khác hầu như không thấy biến đổi về mặt đại thể. Mổ khám gà chết ta thường quan sát thấy phổi bị viêm hóa mủ tập trung hoặc rải rác trên bề mặt, bên trong khí quản và hai phế quản gốc có mủ nhầy đặc hoặc rắn tùy theo giai đoạn và mức độ nặng nhẹ của bệnh. Túi khí viêm, có bọt khí và có thể có mủ màu vàng bên trong. Khí quản bình thường hoặc chỉ bị xung huyết nhẹ, có dịch nhầy trên bề mặt, màu sắc vẫn trong bình thường.
– Phổi bị viêm hóa mủ 

– Bên trong khí quản, 2 phế quản chính và phổi có bã đậu, mủ, dịch mủ.

Phân biệt bệnh ORT trên gà với Viêm thanh khí quản truyền nhiễm (ILT) và Viêm phế quản truyền nhiễm (IB)
1. ORT:
- Triệu chứng: gà bị ngạt thở, khó thở nhưng không biểu hiện thành chu kỳ, không thành từng cơn như ILT mà gà ngáp liên tục và thường xuyên khó thở.
- Bệnh tích:
+ bã đậu hình ống chứ không vón cục như ILT.
+ vị trí bã đậu: trong phổi, trong 2 ống phế quản chính và trong lòng khí quản (gà ho đẩy bã đậu từ dưới lên ống khí quản).
+ khí quản bình thường hoặc xung huyết nhẹ.
→ Điển hình của ORT: bã đậu hình ống trong phổi và 2 phế quản chính.
2. Viêm thanh khí quản truyền nhiễm (ILT)
- Triệu chứng: khó thở, ngạt thở theo chu kỳ: nghĩa là khi khó thở, gà tím mào, há mồm, rướn dài cổ và khạc khạc ra đờm, thi thoảng có lẫn máu trong đờm, sau khi khạc đờm thì gà rùng mình, vẩy mỏ và mào tích lẫn lông lá trở lại bình thường (không tím tái).
- Bệnh tích:
+ Bã đậu vón cục.
+ Vị trí bã đậu: ngã 3 thanh khí quản hoặc có thể bị trôi xuống khí quản.
3. Viêm phế quản truyền nhiễm (IB)
- Gà có khó thở nhưng không rướn cổ ngáp dài như ORT và ILT mà chỉ thở khò khè.
- Khí quản có dịch nhầy, xuất huyết nặng nhìn rõ (không khô, ít dịch như ORT).
Điều trị
Trong điều trị bệnh ORT, việc chăm sóc, bổ sung các vitamin, khoáng chất, giữ cho khí hậu chuồng nuôi, môi trường xung quanh được thông thoáng, sạch sẽ là rất cần thiết, giúp công tác điều trị bệnh có hiệu quả cao.
PHÁC ĐỐ 1 
Bước 1: Pha BIO BROMHEXINE WSP + BIO HEPATOL B12 cho uống ngày 2 lần ( Tác dụng long đờm và tăng sức đề kháng )
Bước 2:
- Ngày 1-3: Tiêm  LINSPEC 5/10 + ANAGIN 30% + BIO METASAL  ( tỷ lệ 1+1+1 ) , 1ml đã pha tiêm 0,5- 1kg thể trọng ( tùy loại gà lớn nhỏ )
- Ngày 4-5: Cho uống TYLO-DOX EXTRA (Hà Lan) + TRISUL 80/400 WSP (Hà Lan) ( Để bệnh khỏi dứt điểm và không tái phát )
PHÁC ĐỒ 2
- Pha 1ml MENTOPHIN + 1 lít nước cho uống liên tục ( Tác dụng long đờm )
- Tiêm BIO CEPTRI BACTAM 1ml cho 3-4 kg thể trọng/ ngày liên tục 3 ngày  
- Sau 3 ngày tiêm cho uồng 3-4 ngày TIMICOSIN ( Để bệnh khỏi dứt điểm và không tái phát )
LINSPEC 5/10 100mlBIO-CEFTRI BACTAM 7.5 grMENTOFINBIO-METASAL 100ml
 
 

Thong ke

Gửi tin nhắn qua Zalo