NHÓM PHENICOL
- Đại diện trong thú y là các kháng sinh: Thiamphenicol, Florfenicol
- Florphenicol có lợi thế hơn do ít bị đề kháng hơn so với Thiamphenicol.
1. Dược động học:
* Hấp thu:
- Kháng sinh nhóm này được hấp thu tốt qua đường tiêu hóa (Thiamphenicol 100%) và ngoại tiêu hóa.
- Thức ăn không ảnh hưởng đến sự hấp thu các Phenicol.
- Kháng sinh nhóm này bị vô hoạt tại dạ cỏ của loài 4 túi do hệ vi sinh vật dạ cỏ chuyển hóa kháng sinh trước khi chúng được hấp thu.
* Phân bố:
- Các Phenicol phân bố đồng đều trong dịch nội và ngoại bào.
- Kháng sinh nhóm này được phân phối rộng khắp các mô trong cơ thể kể cả nhau thai, sữa, dịch mắt, phổi, tuyến prostate và dịch não tủy.
- Flophenicol phân bố tốt trong nhũ tuyến.
* Bài thải:
- Thời gian bán thải tương đối nhanh (khoảng 2 tiếng trên gà, 3 tiếng ở lợn và trâu bò).
- Thiamphenicol và Florfenicol bài thải trong nước tiểu dạng không chuyển hóa, có hoạt tính. Do đó, hai kháng sinh này có thể dùng trong điều trị nhiễm trùng đường sinh dục tiết niệu.
2. Phổ kháng khuẩn:
- Phenicol có tác dụng kìm khuẩn (do ức chế tổng hợp proteincuar tế bào vi khuẩn).
- Kháng sinh nhóm này có phổ kháng khuẩn rộng trên vi khuẩn Gram dương (+) và Gram âm (-) (Staphylococcus aureus (tụ cầu khuẩn) , Streptococcus pyogenes, Bacillus anthracis (nhiệt thán), Corynebacterium pyogenes, Erysipelothrix rhusiopathiae (đóng dấu lợn), Listeria spp., E.coli, Shigella spp (bệnh lỵ)., Proteus spp., Salmonella spp (phó thương hàn)., Klebsiella spp., Actinobacillus (viêm phổi màng phổi heo), Bordetella bronchiseptica (ho cũi chó)., Brucella spp (sẩy thai truyền nhiễm), Pasteurella multocida (tụ huyết trùng)., Leptospira spp (xoắn khuẩn gây vàng da),. Một số vi khuẩn nội bào (Rickettsia (sốt mò)., Chlamydia), vi khuẩn kị khí (Clostridium spp (viêm ruột hoại tử), Bacteroidetes spp).
3. Chỉ định:
Do độc tính cao, Phenicol chỉ giới hạn sử dụng trong các trường hợp:
- Thương hàn, phó thương hàn do Salmonella.
- Viêm màng não, viêm thanh khí quản, viêm phổi do Haemophilus
- Nhiễm trùng kị khí (thay thế Metronidazol, Clindamycin).
- Nhiễm rickettsia
- Viêm nhiễm tuyến prostate
- Sử dụng tại chỗ: thuốc nhỏ mắt, tai, kem bôi da
* Florphenicol được đề xuất đưa vào phác đồ điều trị bệnh hô hấp ở trâu bò, heo.
+ Trên gia cầm:
- Phòng và trị các bệnh đường hô hấp nhiễm khuẩn đường hô hấp, hen (CRD), hen ghép (C.CRD), ORT, viêm xoang mũi, sưng phù đầu (Coryza).
- Phòng và trị các bệnh đường tiêu hóa: E.Coli, viêm ruột hoại tử do Clostridium, thương hàn do Salmonella, bạch lỵ, … gây tiêu chảy phân xanh, phân trắng, phân vàng , phân đen, tụ huyết trùng.
+ Trên heo:
- Phòng và trị các bệnh viêm hô hấp phức hợp như viêm phổi dính sườn (APP), tụ huyết trùng (Pasteurella spp), viêm đa khớp, đa thanh dịch (Haemophilus spp), viêm teo xoang mũi (B.bronchiseptica), liên cầu khuẩn týp 2 (Streptococcus suis týp 2), thương hàn (Salmonella spp), suyễn heo Mycoplasma,... Đặc biệt, dùng trong phòng nhiễm bệnh thứ phát khi đàn heo bị nhiễm bệnh do vi-rút tai xanh (PRRS).
- Các bệnh trên đường tiêu hóa như phó thương hàn (Salmonella spp), E.coli, viêm ruột hoại tử do Clostridium,…
- Phòng và trị các bệnh đóng dấu lợn, tụ cầu khuẩn..
* Thiamphenicol sử dụng với các bệnh xảy ra ở các xoang: xoang ngực, xoang bụng, xoang mũi, các khớp.
- Hội chứng viêm đường hô hấp, đặc biệt viêm phổi, dính màng phổi, xuất huyết phổi, áp xe phổi hay tụ huyết trùng do biến chứng bệnh tai xanh, suyễn do vi khuẩn cơ hội gây ra ở lợn.
- Chữa bệnh phó thương hàn, tiêu chảy nhất là do Salmonella; bệnh lỵ phân vàng, lẫn máu, hồng lỵ...
4. Chống chỉ định:
- Trong thức ăn gia súc, thuốc điều trị trên gia súc sản xuất
thực phẩm cho người (bò sữa, gà trứng, ong mật...).
- Không dùng cho gia súc non và thú mang thai.
5. Ðộc tính
- Rối loạn tủy xương: suy tủy không hồi phục (thiếu máu bất sản).
- Trụy tim mạch khi dùng liều cao trị thương hàn (có thể do vi khuẩn chết
hàng loạt, phóng thích độc tố).
- Rôí loạn tiêu hóa: tiêu chảy, ói mửa ở mức nhẹ.
Bài viết tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu về Nhóm Lincosamide mời bạn đọc theo dõi.