TT Phân Phối Thuốc Trang Trại FARMVET : X Kim Anh- H Kim Thành- T Hải Dương- GPKD số: 04F8000473- MST: 0800307128

Tư vấn kỹ thuật : 0977565565 | 8h – 19h00 ( Từ Thứ Hai  đến Thứ Bảy )

BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG TRÊN THỎ

04/03/2020 | BS Thú Y Nguyễn Thị Thanh
Thời tiết thay đổi đột ngột khiến bệnh tụ huyết trùng ở thỏ sinh sôi, phát triển nhanh. Tụ huyết trùng thỏ là căn bệnh lây lan nhanh, thường gặp ở thỏ cần được chữa trị kịp thời để tránh gây nguy hiểm đến thỏ.

1. Nguyên nhân:

 Trong niêm mạc đường khí quản của thỏ thường có vi trùng Pasteurella tiềm sinh. Do tác động của môi trường như gió lùa vào, thời tiết thay đổi đột ngột, hay do thức ăn cho thỏ không đủ dinh dưỡng, bị bệnh kéo dài thì khi đó sức đề kháng của cơ thể giảm sút. Đây là cơ hội để loại vi trùng này có độc lực lớn hơn sẽ gây bệnh ở nhiều dạng khác nhau như: viêm phổi, viêm kết mạc, phế mạc, viêm màng ngoài tim, viêm não dẫn đến thỏ nghiêng đầu

2. Triệu chứng: 

Khi thỏ mắc bệnh tụ huyết thì sẽ có những biểu hiện như: gầy yếu, kém ăn, sốt cao 41- 42 độ C, khó thở, kết mạc mắt đỏ, chảy nước mũi có lẫn dịch nhờn. Nhiều khi bệnh ở dạng cấp tính, có thể làm thỏ chết đột xuất, chết nhiều trong thời gian ngắn mà không biểu hiện lâm sàng.

Bệnh tụ huyết lan nhanh qua đường hô hấp bằng cách hít thở phải vi trùng ô nhiễm trong phân, bụi không khí. Hay bệnh tụ huyết trùng lợn gà, cũng có thể lây lan sang cho thỏ và làm tăng độc lực cho tụ huyết trùng thỏ gây bệnh

                     Kết quả hình ảnh cho HÌNH ẢNH THỎ CHẾT DO TỤ HUYẾT TRÙNG

3. Cách điều trị

 Thuốc đặc hiệu là GENTA- AMOX  với liều lượng 01 lọ (0,5 gr) /20-30 kg thể trọng hoặc dùng KANAMYCIN 10% tiêm với liều lượng 1ml /3-5 kg thể trọng, tiêm liên tục trong 3 ngày liền, mỗi ngày 2 lần 

Sử dụng thêm các loại thuốc vitamin và thuốc trợ sức, trợ lực để tăng sức đề kháng cho thỏ, giúp thỏ mau khỏi bệnh và ít bị hao cân . 

 BIO-METASAL : 1ml / 3-5 kg thể trọng

BIO BCOMPLEX. : 1ml / 3- 5kg thể trọng

4. Cách phòng bệnh

Cơ thể của Thỏ rất mẫn cảm với vi trùng Pasteurella nên phải đề phòng thật tốt bằng cách: nuôi dưỡng chăm sóc thỏ thật tốt, môi trường nơi ở của thỏ phải đảm bảo vệ sạch sẽ, thoáng mát.

Thực hiện khử trùng chuồng trại định kỳ, vệ sinh, chuồng trại phải thoáng mát, độ ẩm thấp để giảm tỉ lệ mắc bệnh, phun thuốc khử trùng bằng một trong những loại sau

BIOXIDE, BIO SEPT, BIKON 

Trộn thuốc cho ăn phòng trước khi và trong những ngày thời tiêt thay đổi . Nên dùng một trong những loại sau : AMPI COLIMAX, TYLODOX PLUS , TCOLIVIT, NEOCOLIS 

Thong ke

Gửi tin nhắn qua Zalo