TT Phân Phối Thuốc Trang Trại FARMVET : X Kim Anh- H Kim Thành- T Hải Dương- GPKD số: 04F8000473- MST: 0800307128

Tư vấn kỹ thuật : 0977565565 | 8h – 19h00 ( Từ Thứ Hai  đến Thứ Bảy )

NHẬN BIẾT BỆNH CÚM GIA CẦM

14/02/2020 | Nguyễn Hằng
Trong thời gian vừa qua, dịch Cúm gia cầm đã bùng phát ở một số địa phương. Căn cứ kết quả phân tích mẫu virus gây bệnh. Cục thú y đã xác định được chủng virus cúm gia cầm lưu hành tại Việt Nam từ đầu năm 2017 đến nay là 2 chủng virus cúm gia cầm A/H5N1 và A/H5N6. 
Hiện nay, theo quy định, khi phát hiện bệnh cúm gia cầm của một cơ sở chăn nuôi thì toàn bộ số gia cầm của cơ sở đó phải bị tiêu huỷ và tiêu độc, không điều trị. Thiệt hại dịch bệnh này mang đến là rất lớn, vì vậy, bà con nên trang bị thêm kiến thức về bệnh và các biện pháp phòng ngừa.
1. Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh cúm gia cầm là một bệnh truyền nhiễm do virus cúm type A thuộc họ Orthomyxoviridae gây ra. Virus cúm A gây bệnh cho gia cầm, một số loài động vật có vú và người. Bệnh cúm gia cầm động lực cao (HPAI) được Tổ chức Thú y thế giới (OIE) xếp vào danh mục bảng A.
Virus cúm gia cầm hiện nay được xác định thuộc type H5N1 và H5N6. Trước đây, loại virus này chỉ gây bệnh cho gia cầm, song hiện nay lại gây bệnh cho cả thủy cầm và động lực của nó rất mạnh. Type virus này có tính biến dị cao, có thể kết hợp với các type khác sinh ra đại dịch.
Virus lây lan mạnh trong điều kiện độ ẩm cao và nhiệt độ lạnh. Virus cúm cư trú trên các loài thủy cầm di cư như: cò ngỗng trời, vịt trời... nên khả năng lây lan bệnh rất rộng và khó kiểm soát.
2. Các loài cảm nhiễm với virus cúm gia cầm
Tất cả các loại gia cầm như gà, gà tây, vịt, ngan, ngỗng, chim cút, đà điểu, chim cảnh, chim hoang dã đều mẫn cảm với bệnh.
Virus cúm còn gây bệnh đường hô hấp ở chồn, hải cẩu, cá voi, người.
Ngoài ra người ta còn phân lập được virus từ lợn (H1N1 và H1N2), chồn, chuột, thỏ.
- Các loài cảm nhiễm cúm và vòng truyền lây 

cac-loai-cam-nhiem-cum-va-vong-lay-truyen

3. Triệu chứng
Triệu chứng bệnh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố : độc lực virus, tuổi gia cầm bệnh, tính biệt, môi trường (mật độ, nhịêt độ, ánh sáng, thành phần không khí…), chế độ dinh dưỡng, sự bội nhiễm các vi khuẩn, virus khác…
Trên chim hoang và vịt nhà ít có triệu chứng lâm sàng.

ga-bi-benh-chet-rat-nhanh

Trên gia cầm (gà, gà tây): Tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết rất cao. Thời gian ủ bệnh từ vài giờ đến 21 ngày, có trường hợp kéo dài đến 28 ngày.
Con vật khi sốt cao có biểu hiện không bình thường ở hệ thống tiêu hóa, hô hấp, sinh sản và thần kinh. Triệu chứng chung là giảm hoạt động, giảm tiêu thụ thức ăn, gầy yếu, giảm trứng. Trường hợp nặng có biểu hiện ho, khó thở, suy sụp hô hấp; rối loạn thần kinh, ỉa chảy, một số con có biểu hiện co giật hoặc ở tư thế không bình thường. Những triệu trứng trên có thể xảy ra cùng một lúc hoặc riêng rẽ.
- Gia cầm bệnh sốt cao, chảy nước mắt, đứng tụm một chỗ, lông xù.
- Phù đầu và mắt.
- Mồng, mào, yếm tím bầm.
- Da tím tái; chân xuất huyết; chảy nước dãi ở mỏ. 

4. Bệnh tích
Virus xâm nhập vào trong cơ thể thông thường đi qua miệng trước tiên nhưng không lưu cữu tại miệng mà đi tiếp vào phía trong của đường hô hấp và đi lên kết mạc mắt. Virus thường ở lại đây trong 3-5 ngày và gây ra các bệnh tích đặc trưng như xung huyết ở mí mắt; khí quản viêm, có dịch nhầy, xuất huyết tràn lan; sau đó, nó xâm nhập và gây xuất huyết gần như khắp cơ quan nội tạng trong cơ thể. Ví dụ như, xuất huyết ở cơ ngực, cơ đùi, đường ruột, dưới da, mào, tích…
khi-quan1
khi-quan2
Khí quản xuất huyết tràn lan cả trong và ngoài lòng ống (Ảnh: ĐH Cornell)
duong-ruot1
duong-ruot2
Xuất huyết toàn bộ đường ruột (Ảnh: ĐH Cornell)
xuat-huyet-da-chan1
xuat-huyet-da-chan2
xuat-huyet-da-chan3
Xuất huyết tràn lan dưới da chân (Trái, ảnh: ĐH Cornell) và chân gà bình thường(phải).
mao-mat-tich-nuoc-xuat-huyet1
mao-mat-tich-nuoc-xuat-huyet2
Mào mặt tích nước, xuất huyết (Ảnh: ĐH Cornell)
co-nguc-tich-nuoc-xuat-huyet1
co-nguc-tich-nuoc-xuat-huyet2
Cơ ngực xuất huyết, tích nước dưới da (Ảnh: ĐH Cornell)
co-nguc-tich-nuoc-xuat-huyet3
co-nguc-tich-nuoc-xuat-huyet4
Cơ ngực xuất huyết, tích nước dưới da (Ảnh: ĐH Cornell)

xuat-huyet-nang-o-lop-mo-vung-bung

Xuất huyết nặng ở lớp mỡ vùng bụng (Ảnh sưu tầm)
5. Chẩn đoán phân biệt cúm gia cầm với 1 số bệnh khác
+ Cúm gia cầm: Nhìn chung cúm gia cầm xuất huyết hầu như các cơ quan
- Xuất huyết ở cơ ức, phần da chân, mào.
- Dạ dày tuyến xuất huyết tràn lan.
- Mỡ xuất huyết
+ Newcastle:
- Xuất huyết tràn lan nhưng không xuất huyết ở da chân.
- Dạ dày tuyến xuất huyết ở đỉnh của các lỗ tuyến.
- Ngã ba van hồi manh tràng xuất huyết
- Ngã ba thanh khí quản xuất huyết
- Phân xanh trắng
- Hen, sưng mặt, phù đầu
+ Tụ huyết trùng cấp:
- Mào tích sung huyết (không xuất huyết ra ngoài).
- Xoang bao tim tích nước, Cơ tim nhũn, Mỡ vành tim xuất huyết
- Gan hoại tử điểm
- Cũng gây phù mặt
+ Gumboro:
- Xuất huyết ở ranh giới của dạ dày tuyến và dạ dày cơ.
- Xuất huyết, sưng túi Fabricius
- Phân loãng, nhớt, màu xanh đỏ vàng
6. Biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm
Biện pháp tốt nhất hiện nay là tiêm vắc xin phòng bệnh. Để bảo vệ đàn gia cầm nhà mình trước nguy cơ dịch bệnh, bà con chăn nuôi nên chủ động tiêm vắc xin. 
- Vắc xin K-New H5
Được khuyến khích sử dụng để hỗ trợ trong phòng ngừa và kiểm soát các bệnh gây ra bởi Newcastle Disease và vi rút cúm chủng H5 trên gia cầm từ 8 ngày tuổi trở lên.

- Vắc xin MEDIVAC AI subtype H5N1 (https://thuoctrangtrai.com/medivac-ai-pd139992.html)
Medivac AI được chỉ định phòng bệnh cúm gia cầm trên gà thịt, gà trống, gà đẻ và gà giống. Medivac AI có thể dùng lúc gà 10 ngày tuổi.

(Nguồn tham khảo: VietDVM)

 

 
Thong ke

Gửi tin nhắn qua Zalo