TT Phân Phối Thuốc Trang Trại FARMVET : X Kim Anh- H Kim Thành- T Hải Dương- GPKD số: 04F8000473- MST: 0800307128

Tư vấn kỹ thuật : 0977565565 | 8h – 19h00 ( Từ Thứ Hai  đến Thứ Bảy )

BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN TRUYỀN NHIỄM (IB) THỂ THẬN TRÊN GÀ

26/02/2020 | Nguyễn Hằng
Bệnh viên phế quản truyền nhiễm ở gà (IB) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính ở gà do Coronavirus gây nên (có đến 20 serotype của loại virus này). Trong những năm 1990, một biến thể mới IB-4/91 (còn gọi là 793B) đã được phát hiện ở châu Âu, đây là một tác nhân gây ra các ổ dịch lớn trên khắp châu Âu và toàn thế giới. Trong khi 4/91 hiện nay vẫn đang là mối lo ngại ở nhiều nước trên thế giới, ở nước ta IB 4/91 còn được gọi là bệnh IB thể thận đang xảy ra trên gia cầm với mức độ lây lan nhanh chóng và tỷ lệ chết rất cao.
1. Nguyên nhân
   Được phân lập lần đầu tại Hà Lan vào năm 1990 là một trong những biến chủng quan trọng của IB.
   Về các đặc điểm của virus cũng như dịch tễ học không khác nhiều so với IB.
- Là một ARN virus.
- Được phân bố rộng rãi trên toàn thế giới.
- Vật chủ là gia cầm mọi lứa tuổi nhưng mẫn cẩm nhất là gà.
- Virus xâm nhập vào cơ thể theo đường truyền ngang, không truyền từ mẹ sang con, nhưng trong quá trình ấp nở virus có thể thông qua dụng cụ ấp nở và xâm nhập vào gà con mới nở.
- Virus ủ bệnh 18 – 36 giờ.
- Bệnh tích chủ yếu xảy ra trên đường tiết niệu và sinh dục của gà.
2. Triệu chứng
   Virus IB-4/91 cũng gây ra các dấu hiệu lâm sàng trên đường hô hấp tuy nhiên mức độ trầm trọng không cao.
- Gà giảm ăn, giảm uống, gà đứng tụm lại, ít di chuyển.
- Tỷ lệ chết rất cao và nhanh chóng có đàn lên tới 100% nếu kế phát thêm các bệnh khác.
- Có những dấu hiệu về hô hấp: thở khó, khò khè, ngáp . . . Đối với gà thịt các dấu hiệu hô hấp rõ ràng hơn ở gà đẻ.
- Sản lượng trứng giảm mạnh 30 -55%. Có xuất hiên những quả mỏng vỏ, méo mó, biến dạng, dễ vỡ...
- Đối với gà nuôi nhốt còn thấy có hiện tượng sưng phù đầu.
3. Bệnh tích
- Khí quản viêm nhẹ, có xuất huyết nhẹ hơn so với IB thể bình thường, có nhiều dịch nhầy ở đường hô hấp trên (có thấy cả trong xoang mũi) 

- Túi khí mờ, đục.
- Có một số trường hợp lòng đỏ trứng bị vỡ bên trong xoang bụng.
- Ống dẫn trứng, buồng trứng bị tổn thương nghiêm trọng (xuất huyết, teo buồng trứng).
+ Buồng trứng xuất huyết 

- Thận sưng to lồi hẳn lên khỏi lớp dây chằng.
- Thận có chứa nhiều muối urat.
- Bể thận có chứa nhiều muối urat.

4. Điều trị
Phải tiến hành song song 2 bước: 
- Bước 1: Can thiệp ngay vacxin vào đàn gà bệnh.
Cho gà uống uống ngay vacxin IB chủng 4/91 để gà tạo miễn dịch. https://thuoctrangtrai.com/vac-xin-nobilis-ib-4-91-pd143987.html
- Bước 2: Cho uống GENTADOX WSP kết hợp với BIO BROMHEMXIME  liên tục 5 ngày.
- Bước 3: Bổ sung HAN PARA C và PHOSRETIC hoặc ESCENT  hỗ trợ quá trình điều trị.

 

5. Phòng bệnh 
   Chủ động dùng vacxin IB chủng H120 nhỏ mũi mồm cho gà con lúc 3-4 ngày tuổi lần 1, cho uống nhắc lại lần 2 lúc 18- 21 ngày tuổi và cho uống IB chủng H52 hoặc 4/91 hoặc IB.88 chủng 793.B lúc 30- 35 ngày tuổi. Nếu nuôi gà đẻ thì cho uống nhắc lại 15 ngày trước khi gà đẻ.
   Để tránh lặp đi lặp lại ngày sử dụng vacxin chống 2 bệnh Newcastle và viêm phế quản truyền nhiễm người ta dùng vacxin nhị giá ND- IB vào các đợt:
+ Đợt 1: Lúc 3-4 ngày tuổi, nhỏ mắt, mũi, miệng
+ Đợt 2: Cho uống lúc 18- 21 ngày tuổi để phòng 2 bệnh cũng lúc.
   Nếu có nguy cơ mắc bệnh IB thể thận thì lần 2 nên sử dụng vacxin IB chủng H52 đó là 4/91 hoặc IB.88. Nếu nuôi gà đẻ thì trước khi lên đẻ 15 ngày cho gà uống lại IB chủng H52 tức 4/91 hoặc IB.88.
Thông tin tham khảo: VietDVM.com
Thong ke

Gửi tin nhắn qua Zalo