Nguyên nhân:
Tác nhân gây bệnh cho cá rô phi chủ yếu là 02 loài vi khuẩn: Streptococcus agalactiae gây chết hàng loạt và loài Streptococcus iniae cũng gây chết nhưng tỷ lệ chết thấp hơn. Đây là một loại vi khuẩn Gram +
Dịch bệnh thường xảy ra khi cá nuôi tiếp xúc với sự căng thẳng (stress) như nhiệt độ nước tăng, lượng oxy trong nước thấp dưới mức cho phép hoặc cá bị nuôi với mật độ cao trong thời gian dài. Về mặt lý thuyết thì bệnh lây nhiễm cho cá ở mọi lứa tuổi, kích cỡ. Tuy nhiên cá có kích thước lớn (từ 100g đến cỡ thương phẩm) dễ bị mắc bệnh hơn cả. Bệnh ở giai đoạn cấp tính với đỉnh điểm tử vong trong khoảng từ 2-3 tuần khi nhiệt độ nước cao. Tuy nhiên bệnh cũng có thể ở giai đoạn mãn tính khi nhiệt độ nước thấp có thể làm giảm thấp tỷ lệ chết. Bệnh lây lan theo chiều ngang từ cá với cá (cá khoẻ ăn cá bị bệnh, ăn thịt lẫn nhau, do vết thương trên da...) và cũng có thể lây truyền từ môi trường đến cá.
Triệu chứng lâm sàng:
- Hành vi bất thường: Do vi khuẩn gây bệnh có hướng tấn công vào hệ thống thần kinh trung ương của cá nên cá bị bệnh sẽ có biểu hiện bị hôn mê và mất phương hướng. Những tổn thương mắt có thể gặp như viêm mắt hoặc lồi mắt, chảy máu mắt. Tuy nhiên không phải con cá nào bị bệnh cũng bị những tổn thương về mắt.
- Các vết áp-xe: Những con cá bị nhiễm bệnh do vi khuẩn Streptococcus thường thấy những vết áp-xe có đường kính từ 2-3mm và những vết loét này nhanh chóng vỡ ra tạo thành những vết lở loét xuất huyết không lành. Những vết áp-xe lớn hơn có thể gặp thấy ở vây ngực và phần đuôi của cá và những vết áp-xe đó có chứa vật chất như mủ ở bên trong.
- Xuất huyết ở da: Bệnh do vi khuẩn Streptococcus là nguyên nhân gây xuất huyết bên ngoài da. Nhìn chung các điểm xuất huyết thường được nhìn thấy ở quanh miệng cá hoặc ở các gốc vây. Đôi khi cũng có thể quan sát thấy những vùng da hơi đỏ xung quanh hậu môn hoặc lỗ sinh dục của cá.
- Dịch cổ trướng: Sự có mặt của dịch chất lỏng trong bụng của cá là dấu hiệu của dịch bệnh ở thời kỳ cấp tính. Dịch này có thể được nhìn thấy chảy ra từ hậu môn của cá (Cá bị xuất huyết nội tạng).
Bệnh tích mổ khám
- Cá bỏ ăn: Nhìn chung không có sự hiện diện của thức ăn khô trong dạ dày hoặc ruột của những con cá bị bệnh. Tuy nhiên trong các ao nuôi cá thương phẩm khi cá bị bệnh ở giai đoạn đầu bệnh mới bùng phát cá vẫn có thể ăn bằng cách lọc thức ăn. Khi ruột và dạ dày của cá trống rỗng thức ăn thì sẽ quan sát thấy túi mật rất to, đó là đặc trưng của sự vắng mặt hoạt động tiêu hoá trong cơ thể.
- Nhiễm trùng máu: Trong giai đoạn cấp tính của bệnh vi khuẩn nhanh chóng đi đến hệ thống máu và lan toả đến tất cả các cơ quan nội tạng. Những dấu hiệu lâm sàng chính liên quan đến sự nhiễm trùng máu là sự xuất huyết, viêm gan, thận, lá lách, tim, mắt và ống ruột. Lá lách thường mở rộng ra (trương và sưng nhẹ).
- Viêm màng bụng: Khi cá bị nhiễm bệnh nặng có sự dính nhau của các cơ quan nội tạng với màng trong khoang bụng của cá. Hơn nữa lúc này sự hiện diện của các tơ huyết (fibrinous) có thể được quan sát thấy trong màng ở khoang bụng của cá.
Ngoài ra khi cá bị nhiễm bệnh nặng, bệnh còn kết hợp với những vi khuẩn cơ hội khác gây bệnh cho cá có sẵn trong môi trường như vi khuẩn Aeromonas spp ở nước ngọt hay vi khuẩn Vibrio spp ở trong nước lợ.
Điều trị
- Trường hợp cá bệnh: Phải vớt cá chết xử lý bằng vôi sống và đem chôn; không tự ý vứt xác cá, thải nước ao đầm có cá chết chưa xử lý ra môi trường chung; đồng thời báo cáo ngay cho cơ quan quản lý địa phương để được hướng dẫn biện pháp xử lý kịp thời. Sử dụng VIPRIO STOP liều lượng 1kg/3000 m3 nước, hoặc POVIDIN 9000 liều 1 lít/ 2000m3 nước để tiêu diệt mầm bệnh. Sau 5 ngày xử lý lại một đợt, làm 3-4 đợt để đảm bảo sạch mầm bệnh có trong ao nuôi
- Giảm cho ăn: Trong thời gian dịch bệnh bùng phát ở giai đoạn cấp tính nên giảm một phần thức ăn hoặc giảm hoàn toàn thức ăn có thể giúp kiểm soát và giảm tỷ lệ tử vong. Một trong những giả thuyết giải thích cho việc này là vi khuẩn có mặt trong nước và xâm nhập thuận lợi vào cơ thể theo đường thức ăn.
- Giảm mật độ nuôi: Khi tỷ lệ tử vong tăng thì việc giảm mật độ nuôi sẽ giúp giảm bớt đi sự căng thẳng và sự chuyển tải của mầm bệnh trong đàn cá. Luôn giữ mức oxy hoà tan ở mức tối, sử dụng chế phẩm sinh học để ổn định môi trường ao.
- Giảm nhiệt độ của nước: Khi nhiệt độ nước cao dễ tạo căng thẳng cho cá và là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển. Vì vậy việc hạ thấp nhiệt độ nước có thể được thực hiện trong hệ thống nuôi nước tuần hoàn nơi mà nhiệt độ nước được kiểm soát. Đối với những ao nuôi có kích thước nhỏ có thể dùng lưới che nắng để giảm bớt nhiệt độ nước. Sử dụng máy quạt nước vào ban đêm cũng là cách làm giảm nhiệt độ nước và tăng lượng oxy.
- Điều trị bằng kháng sinh
Sử dụng các loại kháng sinh thế hệ mới, phổ kháng khuẩn rộng chuyên dùng để phòng ngừa và đặc trị các bệnh nhiễm khuẩn do: Aromonas sp, Pseudomonas sp, Streptococcus sp…
- BIO AMOXICILLIN 50% for fish 100gr cho 700 - 900 kg thể trọng cá. Dùng 7-10 ngày liên tục cho cá khỏi bệnh hẳn
- Trộn vào thức ăn C.FEED liều lượng 1 kg / 200 kg thức ăn, tác dụng để tăng sức đề kháng
- Trộn vào thức ăn SUPERLIV liều lượng 1 lít cho 500 kg thức ăn, tác dụng giải độc và phục hồi chức năng gan, thận cho cá
Chăm sóc sau điều trị : Sau khi cá khỏi bệnh dùng chế phẩm Nova NB 25 để tái tạo hệ vi sinh vật có lợi cho nước ao nuôi và trộn thêm các sản phẩm bổ gan (SUPERLIV ), men tiêu hóa ( BIO VIZYME ) giúp cho cá tăng sức đề kháng,nhanh hồi, không bị tái bệnh
Phòng bệnh
- Chăm sóc, quản lý ao nuôi: Duy trì mức nước trong ao từ 1,6 – 1,8 m. Thức ăn cho cá đảm bảo đủ số lượng và chất lượng, bổ sung Glucan 4-5g/kg thức ăn, trong thời gian 7 ngày liên tục khi thời tiết nắng nóng kéo dài. Rắc vôi xung quanh bờ và nước ao trước hoặc sau khi trời mưa (2-3 kg/100m2).
Chú ý: Tuyệt đối không sử dụng nước thải, chất thải, phân … của gia súc, gia cầm thải thẳng trực tiếp xuống ao nuôi cá, đây là con đường truyền nhiễm các loại ký sinh trùng (giun, sán…); vi khuẩn (Steptococcus…) … gây bệnh cho cá. Hạn chế sử dụng các loại phân hữu cơ ủ hoai làm thức ăn cho cá.
Phương pháp dự phòng: Biện pháp hiệu quả nhất hiện nay là sử dụng Vắc xin vô hoạt keo phèn HAN-STREPTILA phòng bệnh do vi khuẩn Streptococcus spp.