TT Phân Phối Thuốc Trang Trại FARMVET : X Kim Anh- H Kim Thành- T Hải Dương- GPKD số: 04F8000473- MST: 0800307128

Tư vấn kỹ thuật : 0977565565 | 8h – 19h00 ( Từ Thứ Hai  đến Thứ Bảy )

BỆNH VIÊM RUỘT DO THỨC ĂN Ở CHÓ

10/04/2020 | An Nga
BỆNH VIÊM RUỘT DO THỨC ĂN Ở CHÓ
 
1. Nguyên nhân
* Thay đổi thức ăn đột ngột: Một số giống chó rất nhạy cảm với việc thay đổi thức ăn, dẫn đến tiêu chảy. Do đó, phải thay đổi thức ăn từ từ trong 1-2 tuần.
* Thức ăn thừa: bị hư, nhiều mỡ, có vật lạ (ví dụ như mảnh xương cứng như xương gà, cá …) hoặc cho ăn quá nhiều,… Chó trưởng thành khi bị tiêu chảy thông thường có thể khống chế bằng cách cắt thức ăn. Khi dạ dày chó rỗng 12-24 giờ, ruột sẽ được nghỉ, có thời gian lành viêm sưng và ruột sẽ không có gì để đẩy ra. Hiếm trường hợp chó trưởng thành bị hạ lượng đường máu khi bị cắt ăn. Nếu thấy chó có vẻ yếu, ngủ lịm hay suy kiệt có thể cho uống đường glucose hay mật ong trên nướu trong khi chuẩn bị đưa đến thú y.
* Hậu quả của bệnh viêm đường ruột ở chó
- Chó bị viêm đường viêm ruột  90% sẽ tử vong nếu không được chăm sóc chu đáo và khắc phục kịp thời, nhất là chó ở trong giai đoạn từ 2 - 7 tháng tuổi. Ở giai đoạn cuối của bệnh, phần ruột của chó thường xuyên bị chảy máu nên phân của nó có màu nâu sẫm.
- Trước khi chết, thân nhiệt của chó sẽ trở lại bình thường là khoảng 37 độ C, nhịp tim nhanh, rối loạn kèm theo hiện tượng thở gấp. Lúc này, chó cũng đã kiệt sức, không thể đi lại được. Sau từ 2 - 4 ngày phát bệnh, chó sẽ tử vong nhanh chóng.
- Do đó, khi phát hiện các triệu chứng bất thường, nghi ngờ chó mắc bệnh viêm đường ruột, người nuôi cần nhanh chóng can thiệp kịp thời.
 
2. Triệu chứng 
- Chó bị viêm ruột sẽ bỏ ăn hoặc chỉ ăn rất ít.
- Cơ thể mệt mỏi, uống nước thường xuyên.
- Chó bị đau bụng, tiêu chảy nặng, đi vệ sinh khoảng 4 -10 lần/ ngày. Có vẻ đau đớn nhiều khi rặn để đi ngoài.
- Phân có màu đen, dạng lỏng, có chứa những mảnh hồng cầu to, có mùi tanh.
- Buồn bã, ủ rũ, không chơi đùa, chạy nhảy nhiều như trước.
- Lười đi lại, dáng đi không vững, bụng hóp lại, má tóp, mắt hụp sâu.
- Chó bị sốt gần 40 độ C, có thể vừa bị sốt vừa run cầm cập. Luôn trong tình trạng lơ mơ, hôn mê ngủ lịm.
- Chó bỏ ăn nôn dịch vàng, chó đi ngoài ra dịch nhầy.
- Khi bị viêm đường ruột, một trong những vấn đề nguy hiểm nhất với thể trạng chó là mất nước. Mất nước là sự thoát dịch cơ thể, kèm mất chất điện giải. Trong đó, một số khoáng chất như Natri, Clo, Kali cũng bị mất đi khỏi cơ thể.
- Thêm vào đó, việc chó bỏ ăn, sốt cao, lười uống cũng làm gia tăng sự mất nước. Dấu hiệu mất nước có thể nhận biết rõ nhất qua nhiều biểu hiện. Ví dụ như: mức đàn hồi của da, trũng mắt, khô miệng, trụy mạch và có thể chết.
 
 
3. Cách phòng chống chó bị bệnh đường ruột
- Cho chó ăn thức ăn được nấu chín, uống nước sạch không nhiễm bẩn.
- Tẩy giun sán cho chó định kỳ để hệ tiêu hóa được hấp thụ tốt nhất
- Tiêm phòng vaccine định kỳ. Là phương pháp an toàn nhất để ngăn ngừa phòng bệnh cho thú cưng.
- Cho chó ăn đủ và đúng bữa. Dùng một liều lượng thức ăn quen thuộc sẽ tránh làm dạ dày bị rối loạn.
- Cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết để chó có một sức khoẻ tốt và phát triển thuận lợi, tăng sức đề kháng, dung nạp những chất dinh dưỡng cần thiết.
- Dùng đồ ăn được nấu chín và có nguồn gốc rõ ràng. Không cho ăn đồ ôi thiu và quá hạn sử dụng.
- Không cho chó ăn đồ tươi sống. Điển hình như tránh: thịt, cá trứng, nội tạng động vật, vì hệ tiêu hóa của chúng rất nhạy cảm với những thực phẩm sống. Nếu bạn cho chúng ăn đôi khi đó còn là nguyên nhân của bệnh viêm đường tiết niệu.
- Theo dõi thói quen ăn uống của chó để loại những thực phẩm chó bị dị ứng.
- Không cho ăn những loại thức ăn quá nóng, quá chua, quá cay hoặc có chứa quá nhiều dầu mỡ. Tránh loại thực phẩm khó tiêu khỏi khẩu phần ăn hằng ngày của chó
- Không cho chó dùng thực phẩm như kẹo ngọt, socola hay kem …
 
4. Điều trị
- Nguyên tắc điều trị: thải trừ chất chứa trong dạ dày, ruột bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa, ức chế sự lên men đề phòng trúng độc, bổ sung nước và tăng cường trợ sức trợ lực cho con vật.
- Khi phát hiện chó bị rối loạn tiêu hóa, người nuôi cần phải ngừng cho ăn 1 ngày, chỉ được uống nước. Sang ngày thứ 2 cho chó ăn các món dễ tiêu như cháo, canh rau, bổ sung them men tiêu hóa HAN-LACVET.
 
 
- Nếu trường hợp chó vẫn bị rối loạn tiêu hóa thì cần đưa ngay đến cơ sở thú y gần nhất để điều trị kịp thời. Trường hợp điều kiện không cho phép có thể làm theo cách sau
- Thải trừ chất chứa trong ruột bằng một trong các loại thuốc tẩy sau: Magie sunfat, natri sunfat cho uống.
- Bảo vệ niêm mạc ruột: cho uống nước cháo gạo nếp (sau khi uống thuốc rửa ruột) ngày uống 3 - 4 lần.
- Trường hợp tiêu chảy lâu cho con vật uống tanin để cầm tiêu chảy hoặc dùng các cây có chất chát như búp sim, búp ổi, quả hồng xiêm xanh sắc đặc cho uống.
- Ức chế lên men dùng ichthyol cho uống 0.5 - 1g.
- Bổ sung nước, chất điện giải:
+ Nếu chó chỉ bị mất nước nhẹ, không kèm nôn mửa gì có thể cấp nước bằng đường uống. Cụ thể, pha dung dịch điện giải Electrolyte, ozerol. Nếu chó không chịu uống, bạn dùng ống tiêm đã bỏ mũi kim bơm vào miệng. Liều lượng mỗi giờ bơm 1 lần. Mỗi lần bơm khoảng 1-2 ml / kg thể trọng của chó.
+ Trường hợp chó bị đi ngoài kèm theo nôn: Riêng đối với trường hợp này, để chó uống thuốc hay nước đều không phải giải pháp tối ưu. Bởi điều đó sẽ càng kích thích chó nôn nhiều hơn. Do đó, cần phải cấp nước bằng đường tiêm truyền tĩnh mạch dung dịch mặt ngọt đẳng trương (cần có chuyên môn thú y).
- Bên cạnh đó cũng có một số phương pháp dân gian bạn có thể tham khảo, như sử dụng cây nhọ nồi và cây lược vàng. Chọn cây nhọ nồi già, bỏ rễ, giã nát, vắt lấy nước. Ngày cho uống 2-3 lần, sau 2-3 ngày cún sẽ khỏi bệnh. Nếu không tìm được cây nhọ nồi, có thể thay thế bằng cây lược vàng. Lấy 2-3 lá (nên dùng lá bánh tẻ, không nên dùng lá non) giã nát vắt lấy nước, ngày uống 2-3 lần. Theo Đông y, hai loại cây này đều được sử dụng để cầm máu, chữa kiết lỵ cũng như xuất huyết nội tạng.
- Trường hợp chó bị nhiễm trùng kế phát có thể dùng các thuốc kháng sinh sau: BIO-SONE; LINSPEC 5/10, CLAFOTAX-1GR; HANGEN-TYLO CHÓ, MÈO …
 
 
- Trợ sức trợ lực bằng: BIO-METASAl; BIO-B.COMPLEX; HAN-TOPHAN, MULTIVIT-FORTE…
 
 
Lưu ý: liều dùng của tất cả các loại thuốc kháng sinh hay vitamin đều cần có sự thông qua và được chỉ định bởi bác sĩ thú y trước khi sử dụng.
 
Thong ke

Gửi tin nhắn qua Zalo