TT Phân Phối Thuốc Trang Trại FARMVET : X Kim Anh- H Kim Thành- T Hải Dương- GPKD số: 04F8000473- MST: 0800307128

Tư vấn kỹ thuật : 0977565565 | 8h – 19h00 ( Từ Thứ Hai  đến Thứ Bảy )

BỆNH SÁN DÂY TRÊN CHÓ MÈO

10/04/2020 | Nga Nguyễn
BỆNH SÁN DÂY TRÊN CHÓ MÈO
 
1. Khái niệm về bệnh
- Bệnh sán dây là một bệnh phổ biến ở chó. Trên thế giới có khoảng 40 loài sán dây gây bệnh cho chó và thú ăn thịt thuộc họ chó mèo.
- Một số loài sán dây gây bệnh cho chó mèo cũng là tác nhân gây bệnh cho người. Hiện có 8 loài sán dây gây bệnh cho chó phân bố hầu hết ở các vùng địa lí khác nhau. Sán trưởng thành kí sinh trong ruột non chó mèo (Teania slium).
- Sán dây là ký sinh trùng đường ruột bám vào thành ruột, ăn hết chất dinh dưỡng và gây tổn thương cho thú nuôi.
- Sán trưởng thành bài xuất trứng qua phân ra ngoài môi trường. Trứng sẽ hình thành ấu trùng và ấu trùng chui ra khỏi trứng sau 21 ngày. Ấu trùng xuống nước chui vào các loài giáp xác, giáp xác được coi như là vật chủ phụ. Ấu trùng phát triển thành ấu trùng gây nhiễm trong thời gian 20 ngày và kí sinh trong cơ hay phúc mạc của ếch nhái, ấu trùng gây nhiễm còn kí sinh ở chuột và một số động vật khác.
- Chó mèo ăn phải ếch nhái có ấu trùng thì sau 13 ngày sẽ có sán trưởng thành. Sán gây bệnh cho chó do tác động cơ học và do độc tố tiết ra.
- Một số loài sán dây phân chia thành các phân đoạn rất nhỏ khó nhìn thấy, trong khi có một số loài sán dây phân đoạn giống với hạt mè hoặc dưa chuột về kích thước và diện mạo.
- Nếu chó bị nhiễm sán dây, bạn có thể thấy các phân đoạn khô, màu trắng đến màu kem giống hạt gạo lẫn trong phân của chó hoặc lông ở dưới đuôi, xung quanh hậu môn. Thậm chí trong trường hợp phân tươi, bạn có thể phát hiện những đoạn sán này ngọ nguậy giống như giun. 
- Chó có triệu chứng cắn hoặc liếm hậu môn, hoặc lê chân bẹn sau của chúng trên sàn vì ngứa.
- Ngay khi phát hiện ra phân đoạn sán dây, bạn nên tìm cách điều trị cho thú nuôi.
 
 
2. Nguyên nhân gây bệnh sán chó ở chó
Chó có thể bị nhiễm sán chó qua 4 con đường:
- Ăn trực tiếp trứng sán: Chó ăn trực tiếp trứng sán ngoài môi trường. Khi ăn trứng vào bụng, trứng nở thành ấu trùng. Ấu trùng ký sinh nơi đường ruột và trở thành sán dây trưởng thành. Từ đó sinh ra nhiều trứng hơn.
- Ăn phải vật chủ trung gian chứa trứng sán: Ấu trùng sán cũng có thể được tìm thấy trong các vật chủ trung gian như: thỏ và chuột. Nếu chó ăn phải những vật chủ trung gian này, chúng cũng có nguy cơ bị mắc sán dây.
- Bị nhiễm trùng trong bụng mẹ: Chó mẹ bị nhiễm sán nếu mang thai, ấu trùng có thể đi qua nhau thai đến phổi của chó con chưa sinh.
- Bú sữa từ chó mẹ bị nhiễm bệnh: Tương tự, ấu trùng sán chó cũng có thể được tìm thấy trong mô tuyến vú chó mẹ nhiễm bệnh. Nó có thể lây lan sang chó con trong thời kỳ cho con bú.
 
2. Triệu chứng bệnh sán dây ở chó
Bệnh sán dây ở chó mèo thường mắc ở 2 thể: thể cấp tính và thể mãn tính.
a, Thể cấp tính
- Thường gặp ở chó mèo nhỏ từ 1- 4 tháng tuổi.
- Biểu hiện là kém ăn nôn mửa liên tục. Do sán bám vào vách ruột gây ra những tổn thương niêm mạc và kích thích gây nôn.
- Có thể gây ra chảy máu ruột do sán có nhiều móc bám vào vách ruột. Gây tổn thương nên phân có màu xám hoặc đỏ tươi.
- Có thể gây ra viêm ruột thứ phát do những vi khuẩn đường ruột bội nhiễm như: Salmonella murium, Proteusvulgaris, E coli, Staphylocooccus aureus. Hoặc rối loạn tiêu hoá thường xuyên ở chó mèo nhỏ 1 - 4 tháng tuổi.
- Lúc táo bón lúc tiêu chảy trong phân có niêm mạc ruột tróc ra và có lẫn những đốt sán rụng ra. Nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời, chó mèo nhiễm sán tỷ lệ chết cao 60-70%. Nguyên nhân do viêm ruột mất máu, mất nước và điện giải.
b, Thể mãn tính
- Gặp ở chó mèo trưởng thành. Với các biểu hiện ăn ít gầy còm, xơ xác, rối lọan tiêu hoá. Hoặc viêm ruột mạn tính, trong phân có đốt sán già rụng ra. Khi ra ngoại cảnh đốt sán vẫn cử động được. Đốt sán nhỏ trông giống hạt dưa nên gọi là sán hạt dưa.
- Giai đoạn cuối biểu hiện các hội chứng thần kinh: run rẩy hoặc ngơ ngác, nằm lì một chỗ hoặc trở nên dữ tợn. Nếu không được điều trị chu đáo chó mèo trưởng thành chết trong trạng thái thiếu máu kéo dài và kiệt sức.
 
3. Phòng sán dây ở chó như thế nào?
Phòng bệnh sán dây ở chó bằng các cách sau:
- Vệ sinh ăn uống: ăn chín, ăn sạch và uống sạch. Không cho chó ăn thực phẩm sống, đặc biệt là cá chết  để tránh ăn phải ấu trùng sán dây.
- Thường xuyên tắm cho chó mèo. Định kì tẩy uế vệ sinh chuồng nuôi và môi trường xung quanh để diệt mầm bệnh
- Hàng ngày dọn chuồng thu nhặt phân đổ vào hố xử lý. Quản lý tốt phân, không cho phân trực tiếp xuống ao nuôi động vật thủy sản. Định kỳ tẩy sán cho chó, mèo.
- Không thả rông chó mèo để hạn chế lây nhiễm mầm bệnh. Cách ly không cho chó mèo vào khu vực chăn nuôi gia súc.
 
4. Điều trị
Nguyên tắc tẩy sán cho chó phải kết hợp với điều trị triệu chứng. Trợ sức cho cún cưng kết hợp với việc nuôi dưỡng tốt.
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc tẩy giun sán cho chó mèo. Có thuốc đặc trị riêng biệt, có thuốc sổ chung được nhiều loại giun, sán. Bạn có thể sử dụng những thuốc tốt và hiệu quả dưới đây.
1 –
SANPET: Tẩy sán dây, sán lá, giun tròn chó mèo. 1 viên cho 5kg TT. Sản phẩm Công ty Dược Hanvet.
2 –
SANPET PLUS : Tẩy sán dây, giun tròn ruột non ở chó con và chó trưởng thành. 1 viên cho 10 kg TT. Sản phẩm Công ty Dược Hanvet.
3 –
BIO-RANTEL: Tẩy các loại giun đũa, giun móc, giun tóc, sán dây trên chó mèo. Chó: 1 viên/5kg TT. Mèo : 1 viên/4kg TT. Sản phẩm Công ty liên doanh Bio – Pharmachemie.
 

 
- Việc tự ý tẩy giun sán không đúng cách sẽ gây say thuốc và nhiều tác dụng phụ cho thú cưng. Bạn có thể trợ giúp tư vấn từ Bác sỹ Thú y, Phòng khám thú cưng gần nhất hoặc có thể gọi cho chúng tôi SĐT : 0986.365.026 hoặc 0813.786.858 để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí

 
Thong ke

Gửi tin nhắn qua Zalo