TT Phân Phối Thuốc Trang Trại FARMVET : X Kim Anh- H Kim Thành- T Hải Dương- GPKD số: 04F8000473- MST: 0800307128

Tư vấn kỹ thuật : 0977565565 | 8h – 19h00 ( Từ Thứ Hai  đến Thứ Bảy )

BỆNH CRD (HEN GÀ) TRÊN GÀ CHỌI

13/04/2020 | An Nga
BỆNH CRD (HEN GÀ) TRÊN GÀ CHỌI
 
 Bệnh viêm đường hô hấp mãn tính (CRD) ở gà chọi hay còn gọi là bệnh "hen" gà là một bệnh truyền nhiễm trên gia cầm với biểu hiện đặc trưng là gà thở khò khè, sưng mặt. Đây là một bệnh rất phổ biến trong giai đoạn chuyển mùa, thường xảy ra trên mọi lứa tuổi, nhưng gà 3-6 tuần tuổi mẫn cảm hơn các nhóm gà khác.
 
1. Nguyên nhân:
  Bệnh chủ yếu do vi khuẩn Mycoplasma gallisepticum (MG) gây ra. Ngoài ra, chủng Mycoplasma Synoviae (MS) gây bệnh viêm khớp truyền nhiễm thỉnh thoảng cũng gây ra bệnh viêm đường hố hấp trên của gà.
  Mycoplasma sống chủ yếu trong cơ thể của gà và gây bệnh. Khi ra khỏi cơ thể chúng chỉ sống được từ 1-3 ngày ở trong phân, dụng cụ chăn nuôi hoặc tồn tại được 4-5 ngày ở trong dịch nhày, trong lòng đỏ trứng tồn tại đến 18 ngày.
 Những thuốc sát trùng như: BIOXIDE, HANKON WS; HANLUSEP BGF; UV-GLUTACID; FORMADES… đều có khả năng diệt được Mycoplasma và các mầm bệnh khác như virus, vi khuẩn, bào tử và nấm ở xung quanh môi trường.
 
2. Đường truyền lây:
  Bệnh chủ yếu lây qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp giữa gà bệnh và gà khỏe, do thức ăn nước uống, do dụng cụ chăn nuôi hoặc do không khí có chứa mầm bệnh.
  Bệnh còn lây qua trứng nếu đàn gà giống bị bệnh CRD, mầm bệnh truyền qua trứng, khi ấp nở gà con sẽ bị bệnh CRD.
 Bệnh thường xảy ra mạnh khi có các yếu tố stress: thời tiết thay đổi đột ngột, nhất là vào mùa mưa, khi ẩm độ không khí tăng cao hoặc do tiêm phòng, vận chuyển, chuyển chuồng, nền chuồng ẩm ướt, bụi bẩn, nồng độ khí độc CO2, NH3, H2S quá cao, chuồng không thông thoáng ...
 Đối với bệnh do Mycoplasma, khi gà khỏi bệnh chúng có thể mang trùng suốt đời nên gọi là hô hấp mãn tính.  
 
3. Biểu hiện bệnh
- Nếu gà bị nhiễm bệnh qua trứng, những biểu hiện lâm sàng có thể phát triển và biểu hiện từ giai đoạn 3 -6 tuần tuổi.
- Gà ủ rũ, giảm ăn, bỏ ăn, chậm lớn. Có thể ỉa chảy phân xanh, phân trắng.
- Bệnh nặng gây viêm khớp, các khớp sưng to, có dịch, tư thế ngồi khuỷu.
- Khó thở luôn phát ra tiếng khò khè ở khí quản (khò khè). Gà luôn luôn há mồm thở, nhưng ko há to, chỉ bán mở ( khác bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm (ILT) và bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (IB) gà hen ngạt từng cơn, rướn cao cổ, há to mồm hít khí và thải đờm). Triệu chứng này rõ nhất khi ta kiểm tra gà về đêm và gần sáng.
- Trường hợp nặng gà luôn vẫy mỏ, sưng mặt, mắt nhắm nghiền, chảy nước mắt, nước mũi, hắt hơi, có dịch chảy ra từ mỏ.
- Bệnh CRD thường ghép với các bệnh khác như Ecoli, tụ huyết trùng, viêm thanh khí quản truyền nhiễm (ILT), bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (IB), gumboro … làm tăng tỉ lệ chết.
- Ghép với E.coli rất thường xảy ra, nếu gà bị CRD ghép với E.coli (C.CRD) thì gà thường sốt cao, tiêu chảy kéo dài, tỷ lệ chết có thể lên đến 30%.
 
 
4. Bệnh tích
- Các bệnh tích khi mổ khám gà mắc CRD tập trung chủ yếu ở đường hô hấp.
- Đường hô hấp trên có hiện tượng viêm tích dịch, xoang mũi tích dịch nhầy, đặc.
- Thanh quản xuất huyết; khí quản, phế quản xuất huyết có bọt khí; trường hợp bệnh nặng sẽ thấy các cục casein màu vàng nhạt trong lòng ống khí quản, phế quản. Phổi có hiện tượng viêm, khi cắt ngang phổi sẽ thấy trong phế nang có chứa dịch.
- Túi khí dầy lên, mờ đục, có bọt khí.
- Trường hợp bệnh lâu ngày ghép thêm E.coli: màng phổi, màng bao tim và màng gan bị phủ lớp fibrin dày có màu trắng ngà, phù nề các khớp, xuất tiết dịch viêm ở khớp, thoái hóa bề mặt của khớp.
 
 
 
5. Phòng bệnh
Bệnh CRD rất dễ xảy ra lúc giao mùa hoặc khi thời tiết thay đổi, gà bị stress, vì vậy biện pháp phòng bệnh cần được thực hiện đầy đủ các bước sau:
- Nên mua gà giống ở những cơ sở chăn nuôi có gà bố mẹ không bị bệnh CRD.
- Giảm các yếu tố stress như vận chuyển đúng kĩ thuật, chuồng trại đảm bảo thông thoáng, khô ráo, sát trùng định kỳ, tiêu diệt trung gian truyền lây như chuột, ruồi , muỗi 
6. Điều trị
- Cần phân biệt rõ triệu chứng hen do MG hay do các nguyên nhân khác để có phương pháp điều trị thích hợp nhất.
- Tuy nhiên khi ta xác định chính xác nguyên nhân là do MG gây ra ta cũng nên xem xét việc MG ghép với vi khuẩn hay virut để có phương án sử lý sao cho hiệu quả. Xử lý các triệu chứng cấp thiết :
* Bước 1: 
Sử dụng một trong các thuốc có hiệu quả điều trị tốt sau:
- Anti.CRD.LA: Liều lượng 10gr/ 50 kg thể trọng, ngày 2 lần pha nước cho uống, 5 ngày liên tục   
* Bước 2: Hạ sốt, giảm ho, long đờm bằng  HAN BROXIN + BIO ANAGIN C 

* Bước 3: Sử dụng các Vitamin tổng hợp, men tiêu hóa, khoáng, acid amin thiết yếu giúp tăng lực, sức đề kháng cho gà sau:  ADE Pro + HAN TOPHAN

 
 
 

 

- Trong trường hợp cho uống 3-4 ngày không thấy bệnh giảm thì nên sử dụng thuốc chích ( tiêm ) cho gà. Nên dùng 3 loại sau 
1- LINSPECTIN 
2- BUTAVIT 
3- DEXA 
Liều lượng :LINSPECTINBUTAVIT mỗi loại 1ml ( 1cc ) pha chung với nhau, chích cho 3-4 kg thể trọng/ lần. Ngày chích 2 lần, liên tục 3-4 ngày 
DEXA chích 0,5 ml cho 3-4 kg thể trọng ngày 1 lần, liên tục 3- 4 ngày 

- Phun khử trùng tiêu độc chuồng nuôi bằng: Formaldes hoặc RTD 01 

- Chuồng trại phải luôn thông thoáng, cung cấp đầy đủ nước sạch, cho ăn thức ăn tốt và cân đối các chất dinh dưỡng...
 
 
Thong ke

Gửi tin nhắn qua Zalo