TT Phân Phối Thuốc Trang Trại FARMVET : X Kim Anh- H Kim Thành- T Hải Dương- GPKD số: 04F8000473- MST: 0800307128

Tư vấn kỹ thuật : 0977565565 | 8h – 19h00 ( Từ Thứ Hai  đến Thứ Bảy )

BỆNH CCRD – BỆNH HEN (CRD) GHÉP VỚI E.COLI Ở GÀ ĐÁ

13/04/2020 | An Nga
BỆNH CCRD – BỆNH HEN (CRD) GHÉP VỚI E.COLI Ở GÀ ĐÁ
 
1. Khái niệm
 Bệnh hô hấp mãn tính (CRD) ở gà đá với biểu hiện đặc trưng là gà thở khò khè, chảy nước mắt, nước mũi.
 Đây là một bệnh rất phổ biến ở gà trong giai đoạn chuyển mùa, thường xảy ra trên gà mọi lứa tuổi, nhưng gà 3-6 tuần tuổi mẫn cảm hơn các nhóm gà khác.
 Túi khí là một cơ quan rất quan trọng đối với gà: dự trữ không khí, dồn nén không khí giúp gà bay nhảy và là nơi trao đổi oxy khá mạnh trong quá trình tuần hoàn. Túi khí rất dễ bị viêm khi gà bị hen, khi túi khí bị viêm thì rất dễ bội nhiễm bởi các vi sinh vật gây bệnh khác, trong đó có E.coli (chủng có hại) gây bệnh ghép C-CRD.
 
2. Cơ chế gây bệnh:
- Khi có các yếu tố stress => hen gà (CRD) nổ ra cũng chính là các yếu tố bất lợi gây mất cân bằng => E.coli có hại nhanh chóng nhân lên về số lượng và độc lực => tràn vào các tổ chức, cơ quan trong cơ thể gây thành bệnh.
- Gà bị bệnh CRD ghép với E.coli (C-CRD) rất phổ biến, chúng là bạn đồng hành với nhau và cùng nhau gây tác hại cho gà.
 
3. Nguyên nhân, đường truyền lây
* Nguyên nhân
- Do vi khuẩn Mycoplasma gallisepticum kết hợp vi khuẩn Escherichia coli gây ra.
- Mycoplasma sống chủ yếu trong đường hô hấp của gà và gây bệnh. Khi ra khỏi cơ thể chúng chỉ sống được từ 1-3 ngày ở trong phân, dụng cụ chăn nuôi hoặc tồn tại được 4-5 ngày ở trong dịch nhầy.
- E.coli sống chủ yếu trong đường ruột của gà. Khi gà có sức khỏe tốt và hệ vi sinh đường ruột cân bằng thì các chủng E.coli bị ức chế nên không thể tăng sinh đủ số lượng để gây bệnh.
 * Phương thức lây lan
- Bệnh chủ yếu lây qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp giữa gà bệnh và gà khỏe, do thức ăn nước uống, do dụng cụ chăn nuôi hoặc do không khí có chứa mầm bệnh.
- Bệnh còn lây qua trứng nếu đàn gà giống bị bệnh CRD, mầm bệnh truyền qua trứng, khi ấp nở gà con sẽ bị bệnh CRD.
- Khi gà trải qua những thời điểm stress do quản lý (tiêm phòng, vận chuyển, chuyển chuồng, nền chuồng ẩm ướt, bụi bẩn, nồng độ khí độc CO2, NH3, H2S quá cao, chuồng không thông thoáng …) hay do thời tiết thay đổi đột ngột, nhất là vào mùa mưa, khi ẩm độ không khí tăng cao, nếu gà không được chăm sóc đặc biệt hơn để tăng sức đề kháng thì chúng dễ bị bộc phát bệnh C-CRD.
- Bất kể là do Mycoplasma gây bệnh trước rồi kế phát E.coli hay bệnh là do E.coli gây ra trước rồi kế phát Mycoplasma, tình trạng C-CRD đều trở nên nghiêm trọng và khó điều trị.
 
4. Những triệu chứng của bệnh C.CRD – hen gà khi ghép với E.coli
- Gà ủ rũ, cổ rụt, cánh sã, giảm ăn, chậm lớn.
- Sốt cao, uống nhiều nước.
- Khó thở luôn phát ra tiếng khò khè ở khí quản (khò khè). Gà luôn luôn há mồm thở, nhưng ko há to, chỉ bán mở ( khác bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm (ILT) và bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (IB) gà hen ngạt từng cơn, rướn cao cổ, há to mồm hít khí và thải đờm). Triệu chứng này rõ nhất khi ta kiểm tra gà về đêm và gần sáng.
- Trường hợp nặng gà luôn vẫy mỏ, sưng mặt, viêm mí mắt, mắt nhắm nghiền, chảy nước mắt, nước mũi, hắt hơi, có dịch chảy ra từ mỏ.
- Bệnh nặng gây viêm khớp, các khớp sưng to, có dịch, tư thế ngồi khuỷu.
- Tiêu chảy kéo dài, ỉa chảy phân loãng vàng trắng hoặc vàng xanh
 
 
5. Bệnh tích
- Các túi khí bị viêm nặng dày và đục đóng màng Fibrin như bã đậu phụ bám chặt cơ quan nội tạng (vào ruột, gan, tim, buồng trứng).
- Màng phổi, màng bao tim và màng gan bị phủ lớp fibrin dày có màu trắng ngà, phù nề các khớp, xuất tiết dịch viêm ở khớp, thoái hóa bề mặt của khớp.
- Gan sưng to, sung huyết, phủ lớp màng Fibrin, có nốt hoại tử.
- Xoang bụng tích nước, toàn bộ phủ tạng bị phủ lớp màng Fibrin.
 
 
6. Phòng bệnh
Bệnh CCRD rất dễ xảy ra lúc giao mùa hoặc khi thời tiết thay đổi, gà bị stress, vì vậy biện pháp phòng bệnh cần được thực hiện đầy đủ các bước sau:
- Nên mua gà giống ở những cơ sở chăn nuôi có gà bố mẹ không bị bệnh CRD.
- Giảm các yếu tố stress như vận chuyển đúng kĩ thuật, chuồng trại đảm bảo thông thoáng, khô ráo, sát trùng định kỳ, tiêu diệt trung gian truyền lây như chuột, ruồi, muỗi.
- Bổ sung đầy đủ các loại vitamin sử dụng ADE Pro, men tiêu hóa  HAN – LACVET kết hợp sử dụng thuốc bổ, tăng lực: CATOVET INJ  và chất điện giải HAN GOODWAY nhằm nâng cao sức đề kháng.
 
7. Biện pháp can thiệp
* Nguyên tắc điều trị bệnh CCRD:
- Điều trị bệnh CCRD đòi hỏi người nuôi phải kiên nhẫn, vì Mycoplasma là vi khuẩn ký sinh nội bào nên thời gian kháng sinh tiêu diệt triệt để mầm bệnh cũng lâu hơn và khó khăn hơn những vi khuẩn không ký sinh nội bào. Thời gian điều trị tốt nhất nên kéo dài ít nhất 10-15 ngày.
- Khi bệnh hen gà CRD ghép với E.coli thường là rất nặng, nên vừa dùng thuốc đặc trị Mycoplasma (CRD) vừa phải tiêu diệt E.coli.
- Khống chế các yếu tố stress trong chuồng nuôi.
- Điều trị triệu chứng, tăng cường sức đề kháng cho gà: Bổ sung thêm thuốc giải độc gan thận, men tiêu hóa, điện giải, thuốc bổ, tăng sức tăng lực.
* Điều trị:
- Bước 1: Hạ sốt, dùng một trong các thuốc sau: HAN-PARA C; BIO ANAGIN-C …
- Bước 2: Giảm ho, long đờm, giãn phế quản, sử dụng một trong các thuốc: BIO-BROMHEXINE W.S.P; BROMHEXINE 0,3%;  MENTOFIN...
- Bước 3: Sử dụng các Vitamin tổng hợp, men tiêu hóa, khoáng, acid amin thiết yếu giúp tăng lực, sức đề kháng cho gà sau:  EFFERVITA-AMINO + CATOVET INJ  + HAN – LACVET…
- Bước 4: Giải độc gan thận sử dụng  một trong các thuốc:  HAN-SOBITOL; BIO-SORBITOL +B12...
- Bước 5: Sử dụng một trong các thuốc kháng sinh phổ rộng điều trị cũng như phòng kế phát như:
  * Tiêm INTERSPECTIN L  + DEXA-TIÊM + CATOVET INJ  tiêm 2 mũi vào 2 ngày.
 
 
* Sau khi tiêm cho uống VIAQUINO-100 + BIO-AMOXYCOLI hoặc  FLOSAL D 4 ngày chống kế phát.
 
 
- Phun khử trùng tiêu độc chuồng nuôi bằng: BIOXIDE, HAN-IODIN 10%...
- Chuồng trại phải luôn thông thoáng, cung cấp đầy đủ nước sạch, cho ăn thức ăn tốt và cân đối các chất dinh dưỡng...
Sau khi ngừng dùng kháng sinh, cần sử dụng HAN – LACVET thêm 7 ngày để đàn gà nhanh chóng phục hồi hệ vi sinh đường ruột và sức khoẻ nói chung.
 
Thong ke

Gửi tin nhắn qua Zalo