TT Phân Phối Thuốc Trang Trại FARMVET : X Kim Anh- H Kim Thành- T Hải Dương- GPKD số: 04F8000473- MST: 0800307128

Tư vấn kỹ thuật : 0977565565 | 8h – 19h00 ( Từ Thứ Hai  đến Thứ Bảy )

BỆNH HỒNG LỴ TRÊN HEO

08/05/2020 | Nguyễn Hằng
Bệnh hồng lỵ ở heo là một bệnh truyền nhiễm gây ra trên heo cai sữa, biểu hiện tiêu chảy mãn tính, phân có nhiều chất nhầy lẫn máu, heo còi cọc và giảm sức đề kháng, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng kế phát khác, gây thiệt hại về kinh tế trong chăn nuôi.
1. Nguyên nhân
   Do vi khuẩn Brachyspira hyodysenteria (tên cũ là Serpulina hoặc Treponema), vi khuẩn G⁻, kỵ khí. Ở bên ngoài môi trường vi khuẩn có thể sống 7 ngày trong điều kiện ẩm ướt hoặc sống 2 ngày trong môi trường khô và ấm. 
   Thời gian ủ bệnh từ 7-14 ngày. Lợn ở mọi lứa tuổi đều mắc bệnh nhưng lợn cai sữa và tuổi 6-12 tuần bị mắc nặng nhất.
   Bệnh hồng lỵ chỉ xảy ra cho loài heo mặc dù tác nhân gây bệnh tồn tại ở loài gặm nhắm. Bệnh có thể truyền từ chó, chuột.... Bệnh lây qua đường miệng từ phân, nước tiểu, rác thải, thức ăn, nước uống nhiễm mầm bệnh.
   Vi trùng theo đường miệng vào đến ruột già, tại đây chúng phát triển và gây hư hại tế bào biểu mô ruột, gây viêm ruột già, cơ thể không hấp thu được chất lỏng => gây tiêu chảy, đưa đến mất nước và mất cân bằng chất điện giải => heo chết.
2. Triệu chứng
   Bệnh thường biểu hiện với hai thể cấp tính và mạn tính:
- Thể cấp tính:
   Heo sốt cao 40 – 40,5°C; đuôi luôn ngoáy, đau bụng lưng cong vồng lên, một vài vùng da mỏng ửng đỏ, heo bỏ ăn.
   Sau đó heo bắt đầu tiêu chảy (đây là triệu chứng thường gặp nhất), trong phân có chất nhầy lẫn máu và mảnh hoại tử ruột màu trắng làm cho phân có màu vàng xám.
   Tiêu chảy kéo dài dẫn đến mất nước, làm heo trở nên gầy yếu, hốc hác, lông xù, đuôi cụp, dính bết phân và thường tách bầy.
- Thể mạn tính:
   Sau khi heo mắc bệnh ở thể cấp tính khoảng 1 tuần thì chuyển sang thể mạn tính.
   Heo hết sốt và bớt tiêu chảy, hiện tượng tiêu chảy kèm xuất huyết xảy ra cách ngày, lúc bị lúc không, phân có chứa máu đen nên vì thế còn được gọi là Bệnh tiêu chảy phân đen.
   Heo ăn kém, gầy và chết dần do mất nước.
   Các heo mắc thể mạn tính thường là nguồn bệnh và là nguyên nhân gây lây lan bệnh cho các đàn heo khác trong trại chăn nuôi.
3. Bệnh tích
   Bệnh tích đặc trưng của bệnh hồng lỵ là viêm ruột già (manh tràng, kết tràng), hoại tử xuất huyết với nhiều sợi huyết. Trong khi đó ruột non vẫn bình thường.

4. Phòng bệnh
 Vi trùng gây bệnh rất dễ bị tiêu diệt bởi các chất sát trùng như BIODINE, BIO-GUARD, BIOXIDE hoặc BIOSEPT. Vì thế, nếu vệ sinh sát trùng chuồng trại tốt sẽ ngừa được bệnh.
   Chuột là nguồn lây bệnh quan trọng, vì thế phải có biện pháp tiêu diệt triệt để.
  Phòng bệnh bằng thuốc: Heo sau cai sữa nên trộn thuốc TIAMULIN 10% hoặc TYLOSIN  vào thức ăn liên tục 5 ngày.
5. Trị bệnh
  Đầu tiên cho uống HAN LYTEVIT C để cung cấp và bù nước và các chất điện giải. Sử dụng các thuốc chuyên trị Treponema:
- BIO-TIAMULIN 10%: 1ml/10kgTT, tiêm bắp, ngày 1 lần, liên tục 3-4 ngày.
- BIO-LINCO: Heo con 1ml/5kgTT, tiêm bắp, ngày 1 lần, liên tục 3-5 ngày.
BIO-TYCOSONE: Heo con 1ml/5kgTT, tiêm bắp, ngày 1 lần, 3-4 ngày.
  Kết hợp các thuốc bồi dưỡng cơ thể: Hanvit K&C để cầm máu; tiêm Atropin 2-4ml/100 kg TT; Tiêm Multivit-forte, 10-15 ml/ con lớn và dưới 10 kg tiêm 3-5 ml.

Thong ke

Gửi tin nhắn qua Zalo