TT Phân Phối Thuốc Trang Trại FARMVET : X Kim Anh- H Kim Thành- T Hải Dương- GPKD số: 04F8000473- MST: 0800307128

Tư vấn kỹ thuật : 0977565565 | 8h – 19h00 ( Từ Thứ Hai  đến Thứ Bảy )

BỆNH GHẺ TRÊN THỎ SINH SẢN

17/04/2020 | An Nga
BỆNH GHẺ TRÊN THỎ SINH SẢN
 
Thỏ là loại vật nuôi rất nhạy cảm với các yếu tố môi trường và dịch bệnh. Ghẻ là một bệnh khá phổ biến trên thỏ, thường xuất hiện vào mùa hè. Bệnh không gây chết thỏ ngay nhưng thiệt hại về kinh tế rất lớn, do mức độ lây lan trong đàn rất nhanh, làm thỏ gầy yếu, chậm lớn.
 
1. Nguyên nhân
- Bệnh thường xảy ra khi điều kiện chăn nuôi vệ sinh kém, bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi của thỏ.
- Các loài ghẻ có thể lây nhiễm và ký sinh trên da thỏ qua các đồ vật, lồng chuồng tiếp xúc với thỏ, kể cả người chăn nuôi, chuột, chim, thú…
- Bệnh ghẻ do một số loại ký sinh trùng ngoại sinh gây ra, thể hiện ở hai dạng:
* Ghẻ đầu: Do loài ghẻ Notoedres ký sinh gây bệnh ở mí mắt, mũi, mép, có khi lan sang cả cổ, gáy và thường lây truyền sang móng chân, gót chân, da vùng hậu môn và cơ quan sinh dục.
* Ghẻ tai: Do loài ghẻ Psoroptes ký sinh gây bệnh ở trong lỗ tai, vành tai.
- Đàn thỏ con theo mẹ và thỏ 1-2 tháng tuổi có thể đã nhiễm ghẻ nhưng ít biểu hiện ra triệu chứng lâm sàng.
- Từ hai tháng tuổi trở đi bệnh mới phát triển nhanh, tỷ lệ mắc bệnh ghẻ ở mùa Hè - Thu thường cao hơn mùa Đông - Xuân.
 
2. Biểu hiện bệnh
- Con ghẻ có thể ký sinh nhiều nơi ở phần da thỏ, có thể ở mặt ngoài da, bên trong và cả phần dưới da, tại đây chúng đào khoét biểu bì da tạo thành các rãnh để trú ẩn, hút máu và dịch tế bào để sống và sinh sản; đồng thời tiết độc tố và chất bài tiết làm cho thỏ lúc nào cũng cảm thấy bị ngứa ngáy khó chịu, bỏ ăn uống.
- Thỏ ngứa lấy hai chân trước cào vuốt tai, vào mồm cắn, lắc đầu, dụi đầu vào thành lồng hoặc đồ vật xung quanh, hai chân trước cào vào nơi bị ngứa, hai chân sau dậm dật xuống đáy lồng, nên con ghẻ từ tai (nơi xuất phát) mới có cơ hội tốt lây sang các kẻ ngón chân.
- Từ đó bệnh lây lan dần khắp cơ thể thỏ, nhưng nặng nhất vẫn là hai bộ phận tai và kẻ ngón chân.
- Ở các điểm ghẻ lúc đầu thấy rụng lông, sau đó thấy các vẩy rộp trắng xám, dầy cộp dần lên và khô cứng lại. Nhiều khi ở dưới vẩy ghẻ có mủ do nhiễm trùng gây viêm da.
- Tai thỏ bị xuất huyết do tổn thương, trong lỗ tai đùn ra những mủn màu vàng
- Dưới bàn chân có những nốt sần ở giữa các ngón chân
- Cơ thể bị nhiễm độc do ghẻ tiết ra, mất máu, thỏ không yên tĩnh, mất ngủ, kém ăn, gầy dần và chết.
 
 
3. Điều trị: 
- Ghẻ tuy không trực tiếp gây chết thỏ nhưng mức nguy hại rất lớn do làm giảm sức tăng trưởng, sinh sản kéo theo khả năng đề kháng của thỏ bị suy yếu nên dễ mắc các bệnh khác, hơn nữa các mụn nước do ghẻ gây ra trên da thỏ thường bị viêm, lở loét và nhiễm trùng nên cũng có hại cho thỏ.
- Cần nhấn mạnh là bệnh ghẻ là bệnh hay lây, một vài con thỏ trong trại bị bệnh này thì không bao lâu các con khoẻ mạnh xung quanh cũng sẽ bị lây, và khi bệnh đã trở nặng thì rất khó trị.
- Bệnh ghẻ sau khi điều trị khỏi cũng rất dễ tái phát
* Để trị bệnh hiệu quả cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
- Nên cách ly thỏ mới chớm bệnh nuôi riêng để chữa trị.
- Dùng khăn thấm nước ấm thoa lên các nơi có vẩy ghẻ để làm mềm các vẩy này, sau đó dùng bàn chải đánh bong hết vẩy, để ráo nước, rồi bôi thuốc
MỠ KẼM OXYD vào chỗ da ghẻ, mỗi ngày bôi 1 lần hoặc cách một ngày bôi một lần. Bôi liên tục 3-5 ngày. Hoặc dùng HANTOX SPAY xịt trực tiếp lên chỗ ghẻ.
- Sau đó, sử dụng thuốc
BIVERMECTIN 0,25%: 1 ml / 12 kg thể trọng. Mỗi tuần chích 1 liều, trong 3 tuần.
+ Hoặc BIVERMECTIN 0,1%: 1ml/ 2,5 - 3 kg thể trọng. Mỗi tuần chích 1 liều, trong 3 tuần.
+ Hoặc NOVA MECTIN 0,25%: 1 ml/ 7 kg thể trọng, tuần 1 lần, trong 3 tuần.
 - Trong trường hợp bị nhiễm trùng da thứ phát cần kết hợp tiêm một trong các kháng sinh sau:
    
HAMOGEN: 1 ml/7 kg TT.. Mỗi ngày một lần, dùng 3-5 ngày.
    + HAN-CLAMOX: 1 ml/20 kg TT/ ngày.. Tiêm ngày 1 lần. Tiêm 3-5 ngày liên tục.
- Dùng thuốc bổ trợ sức, trợ lực
BIO-METASAL, HAN-TOPHAN, MULTIVIT-FORTE…
- Cho uống thuốc giải độc gan - thận: HAN-SOBITOL hoặc PHOSRETIC, cho uống 7 ngày.
-  Bổ sung VITAMIN ADE, VITAMIN BCOMPLEX, khoáng chất PREMIX  KẼM cho ăn 1 tháng
 Trong thực tế, cách điều trị ghẻ thỏ như trên cho kết quả rất tốt; dù vậy, việc đảm bảo môi trường luôn trong tình trạng vệ sinh tốt và thường xuyên kiểm tra phát hiện sớm để cách ly điều trị thì mật độ thỏ bị ghẻ sẽ giảm thấp và khi dùng thuốc điều trị cũng đem lại hiệu quả cao hơn..
* Lưu ý: Đối với thỏ có bầu và thỏ mới sinh thì không nên tiêm thuốc trị ghẻ mà chỉ nên bôi thuốc ngoài da.
 
 
4. Phòng bệnh
Để phòng hiệu quả bệnh ghẻ trên thỏ, người nuôi cần áp dụng thường xuyên và chủ động các biện pháp cơ bản như sau:
* Trước tiên:
- Thỏ nuôi cần được đảm bảo vệ sinh và chăm sóc nuôi dưỡng tốt.
- Chuồng nuôi phải khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát, mật độ nuôi vừa phải.
- Thường xuyên quét dọn, gom và xử lý phân, nước tiểu của thỏ và các loại rác khác hàng ngày; đồng thời áp dụng biện pháp phun thuốc sát trùng bằng một trong các hóa chất: BIOXIDE, HANKON WS; HANLUSEP BGF; UV-GLUTACID; FORMADES…  theo định kỳ cách khoảng 10 - 15 ngày một lần.
* Thứ hai:
- Khi mua thỏ giống, thỏ thịt bên ngoài về đều phải nuôi cách ly với đàn cũ ít nhất 20 ngày, trong thời gian này chỉ cho nhập đàn nếu kiểm tra không có ghẻ, ngược lại nếu phát hiện có ghẻ thì cần tiếp tục cách ly điều trị dứt điểm rồi mới cho nhập đàn.
* Thứ ba:
- Đối với thỏ đực và thỏ cái nuôi sinh sản cần định kỳ mỗi tháng một lần cho chải lông bằng bàn chải mềm có thấm dung dịch hỗn hợp 10 phần cồn 70 độ với 1 phần bột ma-nhê (Mg) kết hợp với cắt ngắn móng chân và răng thỏ.
- Có thể sử dụng thuốc BIVERMECTIN 0,1% để phòng bệnh ghẻ với liều phòng bằng 1/2 liều điều trị, cách 3 tháng tiêm lặp lại.
* Thứ tư:
- Thường xuyên kiểm tra lông, da thỏ, nhất là những bầy, cá thể đã từng bị ghẻ trước đây; nếu phát hiện có thỏ bị ghẻ cần sớm chuyển nuôi riêng, cách ly và điều trị kịp thời những con có biểu hiện bệnh.

 

Thong ke

Gửi tin nhắn qua Zalo