TT Phân Phối Thuốc Trang Trại FARMVET : X Kim Anh- H Kim Thành- T Hải Dương- GPKD số: 04F8000473- MST: 0800307128

Tư vấn kỹ thuật : 0977565565 | 8h – 19h00 ( Từ Thứ Hai  đến Thứ Bảy )

BỆNH CORYZA (SỔ MŨI TRUYỀN NHIẾM) TRÊN GÀ LÔNG MÀU.

24/10/2024 | An Nga
BỆNH CORYZA (SỔ MŨI TRUYỀN NHIẾM) TRÊN GÀ LÔNG MÀU.
 
1. Nguyên nhân.
- Bệnh sổ mũi truyền nhiễm (coryza) là một bệnh hô hấp cấp tính của gà với biểu hiện đặc trưng bởi hiện tượng chảy nước mũi, khó thở, sưng phù đầu mặt… bệnh xảy ra trên gà ở mọi lứa tuổi. Bệnh do vi khuẩn Haemophilus paragallinarum ,vi khuẩn hiếu khí, Gram âm (-) gây ra, hiện nay còn được gọi Avibacterium paragallinarum.
- Vi khuẩn có thể tồn tại 2 - 3 ngày ngoài môi trường, nhưng dễ dàng bị tiêu diệt bởi nhiệt, các chất sát trùng.
- Ở Việt Nam bệnh xảy ra quanh năm và gây thiệt hại kinh tế nặng nề cho người chăn nuôi.
- Bệnh rất hay bị nhầm lẫn với APV virus và một số bệnh hen khác.
2. Đường truyền lây.
- Bệnh xảy ra với nguyên nhân do các loài chim hoang dã lây nhiễm hay do vi khuẩn tồn tại và lưu trú trong môi trường.
- Gà ở mọi lứa tuổi đều mắc bệnh tuy nhiên mức độ nhạy cảm tăng dần theo tuổi tác. Đặc biệt thường thấy nhất ở gà từ 4 tuần tuổi trở lên.
- Bệnh xâm nhập vào cơ thể thông qua đường hô hấp, tiêu hóa, thức ăn, nước uống có mầm bệnh.
- Bệnh lây lan từ gà ốm sang gà khỏe (do nhập đàn mới về hoặc di chuyển đàn tới nơi khác đã có mầm bệnh từ trước), dịch tiết, phân gà ốm lây lan cho đàn gà khỏe, chuồng trại vệ sinh chưa sạch sẽ, chất độn chuồng mất vệ sinh, thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn. Các trang trại nuôi hỗn hợp có tỷ lệ nhiễm bệnh cao hơn.
- Bệnh không có khả năng lây truyền qua trứng.
- Trong điều kiện thông thường bệnh càng kéo dài càng có nhiều những tác nhân kế phát xuất hiện.
3. Triệu chứng
- Khi mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể, sau 1 - 3 ngày ủ bệnh gà có các triệu trứng ban đầu, 2 - 3 ngày sau chúng nhanh chóng lây lan ra toàn đàn thông qua dịch tiết mang mầm bệnh hay phân gà bị bệnh.
- Đặc trưng của bệnh là vi khuẩn tấn công vào đường hô hấp trên (đặc biệt là xoang mũi và xoang hốc mắt).
- Triệu chứng điển hình nhất là hiện tượng viêm cấp tính đường hô hấp trên.
- Chảy nước mũi và viêm xoang mũi với chất tiết dạng lỏng hoặc nhầy, dịch viêm chảy ra từ mũi ban đầu trong sau đặc dần và đóng cục mủ trắng như bã đậu, thường khô lại và đóng xung quanh lỗ mũi, ấn tay vào thấy cứng, nhìn 2 bên mũi thấy phình to.
- Sưng phù đầu mặt, phù ở khu vực xoang dưới mắt, tích dịch, mắt bị viêm kết mạc nên dính hai mí lại không mở ra được chỉ mở được một phần nhỏ. Về sau dịch càng ngày càng đặc, mắt sưng lên, hình thành mủ bã đậu, cứng, mùi hôi thối, gà ngứa mắt hay lấy chân gãi mắt do viêm thối mắt.
- Có thể thấy hiện tượng phù ở mào dưới, nhất là ở con trống. Sau khi quá trình viêm giảm xuống, mào dưới bị phù có thể nhăn nheo lại. Hiện tượng này là do chất dịch tràn ra đã đóng lại ở bên trong.
- Giai đoạn cuối của ổ dịch một số con thở khó và hen khò khè và khi thở phải mở miệng (do dịch viêm cô đặc trong khoang mũi làm nghẹt thở).
- Lưỡi gà khô, thâm, hơi thở ra thối,
- Thông thường, tình trạng này đi kèm với hiện tượng giảm tiêu thụ thức ăn và nước uống, gà ủ rũ.
- Đường hô hấp dưới ít bị ảnh hưởng.
- Tỷ lệ mắc bệnh có thể 100 nhưng tỷ lệ chết thấp, khi ghép với các bệnh khác thì tỉ lệ chết cao hơn. Gà khi khỏi bệnh có miễn dịch nhưng lại mang trùng làm lây lan sang những đàn mới.
- Nếu không bị nhiễm đồng thời một số nguyên nhân truyền nhiễm khác, bệnh thương kéo dài 2-3 tuần.

CORYZA

 

 

4. Bệnh tích
- Khi mổ thấy bệnh tích tập trung chủ yếu ở vùng đầu. 
- Đầu phù nề, mắt bị viêm, bị mù, viêm thối xoang trán, xoang má và xoang mũi, họng, khi mổ khám các cơ quan này ta thấy chúng có mùi khó chịu, niêm mạc dầy, trong các xoang chứa nhày mủ.
- Mổ ở xoang mũi thấy dịch viêm lúc đầu trong sau đặc trắng như bã đậu.
- Các tổ chức dưới da, đặc biệt vùng đầu, tích bị phù thũng.
- Xoang niêm mạc, kết mạc mắt bị viêm đỏ.
- Các biểu hiện bên trong nội tạng thường do kế phát với các bệnh khác, Coryza ít có các bệnh tích đặc trưng trong các cơ quan nội tạng.
- Bệnh sổ mũi ở gà cần được phân biệt với các bệnh sau: bệnh tụ huyết trùng mãn tính, đậu gà (có những hạt đậu dưới da ở vùng mặt), thiếu Vitamin A (niêm mạc mắt, ruột, da và lông khô, sần sùi), viêm thanh khí quản truyền nhiễm, viêm hô hấp mãn tính (viêm phổi và viêm túi khí). Đặc biệt là bệnh do APV virus, triệu chứng rất giống nhau.

5. Phòng bệnh.
* Chăm sóc, nuôi dưỡng và an toàn sinh học.
- Quản lý thức ăn sạch, an toàn.
- Nước uống sạch và thường xuyên vệ sinh máng nước, đường truyền dẫn nước uống cho gà, tránh trường hợp phân đóng tụ.
- Chuồng trại phải được vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát, chất độn chuồng phải thay mới thường xuyên.
- Phun thuốc sát trùng định kỳ cho trại.
- Do vi khuẩn có thể tồn tại được trong môi trường 2 - 3 ngày nên việc để trống chuồng sau mỗi lứa nuôi sẽ là phương pháp tốt nhất để loại bỏ mầm bệnh ra khỏ trại.
- Sử dụng các chất trợ sức như chất điện giải, vitamin, giải độc gan thận…
* Kiểm soát bằng vắc xin
- Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi và mạng lại hiệu quả cao. 
- Sử dụng vắc xin MEDIVAC CORYZA T SUPENSION để phòng bệnh cho gà.
+ Medivac Coryza T suspension được khuyến cáo sử dụng cho gà thịt và gà trống ở 1-2 tuần tuổi.
+ Đối với gà đẻ và giống, Medivac Coryza T suspension  được khuyến cáo sử dụng ở 6-8 tuần tuổi và nên tái chủng ở 4-6 tuần sau lần chủng đầu (hay 16-18 tuần tuổi) nếu trại đang trong vùng có dịch.
6. Điều trị
Cần phân biệt bệnh sổ mũi truyền nhiễm (IC) với bệnh do APV virus, một số bệnh hen trên gà và bệnh thiếu vitamin A vì những bệnh này có dấu hiệu lâm sàng tương tự nhau.
- Để điều trị bệnh sổ mũi truyền nhiễm cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Vệ sinh
- Luôn quan sát và quản lý đàn gà để kịp thời phát hiện bệnh sớm. Tách dần những con nghi nhiễm (dựa vào triệu chứng lâm sàng).
- Dọn vệ sinh thường xuyên khu vực chăn nuôi, rửa sạch các máng ăn, máng uống, đảm bảo khu vườn - đồi nuôi thông thoáng, sạch sẽ và hạn chế các khí độc như NH3, CO2...
- Kết hợp tăng cường phun thuốc sát trùng bằng một trong các thuốc khử trùng như IF 200 hoặc RTD 01  để tiêu diệt mầm bệnh bên ngoài môi trường, định kỳ 3 ngày một lần
- Sử dụng men vi sinh HAN-PROWAY trộn với chất độn chuồng để giảm thải khí độc trong chuồng nuôi,
Bước 2: Tăng cường sức đề kháng
* Sử dụng các thuốc Vitamin tổng hợp, khoáng, acid amin thiết yếu giúp tăng sức đề kháng cho gà sau: HAN-TOPHAN + HAN – GOODWAY + TT - GLU.K.C; PERMASOL 500 ; B.COMPLEX; …
* Sử dụng thuốc giải độc gan thậnESCENT L; HAN-SOBITOL; SUPERLIV …
* Hạ sốt trong trường hợp gà bị sốt, dùng một trong các thuốc sau: HAN-PARA C; BIO ANAGIN-C …
* Sử dụng thêm các chất long đờm, giãn phế quản sử dụng một trong các thuốc: RESHERBSOL hoặc BIO-BROMHEXINE W.S  
- Trong điều trị bệnh Coryza việc sử dụng các hoạt chất có tác dụng long đờm là vô cùng cần thiết và quan trọng, do vi khuẩn tấn công vào đường hô hấp trên gây tăng chất nhờn làm cho gà không thể hô hấp bình thường được. Vì vậy việc giúp gà có thẻ thở được sẽ đẩy nhanh quá trình hấp thu thuốc điều trị và nâng cao sức khỏe đàn gà từ đó nâng cao khả năng miễn dịch tự nhiên của gà từ đó dề dàng vượt qua dịch bệnh và giảm thiệt hại kinh tế
Bước 3: Kháng sinh 
- Sử dụng một trong 2 loại thuốc kháng sinh sau:  AMOXITIN pha nước cho uống, liều lượng 100GR/ 500- 700 kg thể trọng 
hoặc FENDOX liều lượng 1ml pha 2 lít nước cho uống liên tục trong ngày, liệu trình 5 ngày 
Trường hợp cho uống 2-3 ngày không thấy giảm bệnh thì nên tiêm cho gà một trong các bộ sản phẩm sau 
Bộ sản phẩm đặc trị ho hen, CRD, CCRD, Coryza cho gà thịt ( Chi tiết + Hướng dẫn sử dụng tại đây )

FENDOX

Bước 4: Tăng cường sức sau điều trị bệnh:
- Bổ sung  thuốc bổ HAN – GOODWAY; HAN – TOPHAN và men tiêu hóa TT - BIOLACZIM
 để tăng lực, tăng miễn dịch, vỗ béo gia cầm, bổ sung men vi sinh có lợi sau quá trình điều trị kháng sinh lâu ngày
 
Thong ke

Gửi tin nhắn qua Zalo