TT Phân Phối Thuốc Trang Trại FARMVET : X Kim Anh- H Kim Thành- T Hải Dương- GPKD số: 04F8000473- MST: 0800307128

Tư vấn kỹ thuật : 0977565565 | 8h – 19h00 ( Từ Thứ Hai  đến Thứ Bảy )

BỆNH THIẾU KHOÁNG – VITAMIN TRÊN GÀ ĐẺ, CÚT ĐẺ, VỊT ĐẺ.

11/04/2020 | Nga Nguyễn
BỆNH THIẾU KHOÁNG – VITAMIN TRÊN GÀ ĐẺ, CÚT ĐẺ, VỊT ĐẺ.
 
Khẩu phần ăn cho gia cầm đẻ trứng cần bổ sung đầy đủ khoáng và vitamin. Nếu thiếu sẽ ảnh hưởng đến sản lượng trứng, tỉ lệ ấp nở. Ảnh hưởng đến chất lượng và kinh tế của người chăn nuôi.
 
1. Ảnh hưởng của việc thiếu khoáng
Chất khoáng có vai trò quan trọng trong việc tạo khung xương ở gia cầm, tham gia vào các hoạt động trao đổi chất của cơ thể, hình thành vỏ trứng và chất lượng trứng. Thiếu khoáng có thể gây ra các tình trạng sau:
- Thiếu Calcium (Ca): Nếu Ca không được cung cấp đầy đủ, lượng Ca dự trữ bị cạn kiệt dẫn đến tình trạng còi xương, giảm tính thèm ăn, chậm lớn, lông xù, giảm sản lượng trứng, vỏ trứng mỏng hoặc không có vỏ vôi, tình trạng cắn mổ lẫn nhau gia tăng. Cần lưu ý tới giai đoạn đầu gia cầm lên đẻ vì nhu cầu Ca tăng đột biến do vậy cần theo dõi chặt chẽ và có những phương án can thiệp kịp thời.
- Thiếu Phosphorus (P): Sự mất cân bằng của Ca va P sẽ cản trở sự hấp thụ và làm giảm sản lượng trứng, vỏ trứng mỏng và tỷ lệ ấp nở thấp. Không nên sử dụng P có nguồn gốc từ thực vật (đó là phytin) do gia cầm không thể hấp thu P ở dạng này và chất này có thể gắn kết với Ca, Zn, Fe và Mn chuyển chúng thành hợp chất khó tiêu hóa.
- Thiếu Magnesium (Mg): Thiếu Mg trong khẩu phần dẫn tới gia cầm bị kích thích thần kinh, rất dễ bị náo loạn và streess,. Gia cầm đẻ thiếu Mg sản lượng trứng tụt giảm rất nhanh, nặng cũng dẫn tới tử vong, gia cầm giống thiếu Mg tỉ lệ ấp nở giảm.
- Thiếu Manganese (Mn) : Thiếu Mn trong khẩu phần sẽ dẫn tới bệnh Perosis: các chi, khớp chi sưng tấy và bị duỗi thẳng, gân achilles bị trẹo ra khỏi lõi cầu; xương chân, xương cánh bị ngắn, ống chân có thể bị cong gần chỗ nối với khớp khửu, sự rối loạn trầm trọng hơn nếu lượng Ca và P trong khẩu phần quá lớn. Đối với gia cầm đẻ trứng giống thiếu Mn dẫn tới hiện tượng giảm sản lượng trứng, giảm độ cứng của vỏ, các xương ức, chân bị biến dạng.
- Thiếu Sắt (Fe): thiếu Fe dẫn tới thiếu máu, giảm hồng cầu về kích thước và số lượng. Khi thiếu Fe quá trình hình thành các sắc tố lông và da cũng không được tổng hợp.
- Thiếu đồng (Cu):  Gia cầm bị thiếu Cu sẽ dẫn tới thiếu máu, tế bào hồng cầu, lượng hemoglobin giảm đi. Xương có thể bị biến dạng do thiếu chất này. Thiếu Cu còn làm cho tim của gia cầm sưng to hơn mức bình thường.
- Thiếu Iodine: Do có vai trò quan trọng trong tổng hợp các hoocmon nên việc thiếu Iodine có thể dẫn tới viêm tuyến giáp, ảnh hưởng trực tiếp tới các hoocmon tuyến giáp gây giảm tỷ lệ ấp nở và hiện tượng sưng tuyến giáp.
- Thiếu Kẽm (Zn): Thiếu Zn dẫn tới giảm phát triển lông gây cho gia cầm có biểu hiện xơ xác, còi cọc. Ngoài ra còn tác động tới xương ức và xương chân gây biến dạng.
- Thiếu Cobalt: Chậm lớn, giảm khả năng chuyển hoá thức ăn , tỉ lệ chết cao, giảm khả năng ấp nở.
- Thiếu Selenium: Do Seledium có quan hệ mật thiết tới sự tổng hợp vitamin E. Việc thiếu Selenium có thể dẫn tới các bệnh ở mào và tích ở gà tây, nó còn ảnh hưởng tới tuyến tụy. Tích nước dưới da.
  Như vậy các chất khoáng có vai trò rất lớn trong khẩu phần thức ăn chăn nuôi gia cầm đẻ trứng. Các chất khoáng có thể làm giảm hiệu quả chăn nuôi do vậy việc cân đối khẩu phần thức ăn là vô cùng cần thiết.
 
2. Ảnh hưởng của việc thiếu Vitamin
 Vitamin là chất có hoạt tính sinh học cao cần thiết cho các quá trình trao đổi chất của cơ thể sống. Với nồng độ thấp nhưng Vitamin có vai trò quyết định sự tồn tại của tất cả quá trình sống. Vitamin tham gia và cấu trúc của các nhóm enzyme xúc tác các phản ứng sinh hóa trong quá trình đồng hóa, dị hóa, quyết định sự sinh trưởng, sinh sản và tính kháng bệnh của gia cầm. Một vài vitamin có thể được vi sinh vật trong ruột tổng hợp nhưng rất ít nên cần thiết phải được bổ sung theo thức ăn hoặc nước uống. Khi thiếu vitamin sẽ gây nên những tình trạng đặc trưng như sau:
- Thiếu Vitamin A: Giảm sản lượng trứng do buồng trứng phát triển kém, niêm mạc ống dẫn trứng bị sừng hóa, vỏ trứng mỏng, tỷ lệ thụ tinh thấp, tỷ lệ chết phôi cao, lòng đỏ nhạt, tăng trọng kém.
- Thiếu Vitamin D3: Vitamin
Dtham gia vào quá trình trao đổi chất khoáng, protein và lipid. Giúp điều hòa quá trình gắn kết Ca, P và Mg vào xương, kích thích các phản ứng oxy hóa khử. Nếu thiếu vitamin D3 thì sẽ giảm hấp thu Ca dẫn đến hậu quả gia cầm đẻ bị bệnh xốp xương, xương dễ gẫy, bại liệt chân, lòng trắng trứng loãng, vỏ trứng mỏng, dễ vỡ, tỷ lệ ấp nở thấp, phôi chết nhiều ở ngày ấp thứ 19 - 20.
- Thiếu Vitamin E:
Vitamin E giúp ngăn cản quá trình oxy hóa, bảo vệ các hợp chất sinh học và các acid béo chưa no, tạo điều kiện thuận lợi trao đổi Phospho, glucid và protein, kích thích sự tạo thành các hoocmon thùy trước tuyến yên, tăng cường sự hấp thu các vitamin A và D, giúp ổn định thành mạch, màng tế bào của tuyến sinh dục. Thiếu Vitamin E sẽ gây tình trạng gia cầm bị ngẹo đầu, mỏ trúc xuống, mất thăng bằng, đi đứng loạng choạng, đi thụt lùi, hoại tử cơ trắng vùng cơ ức và cơ đùi, ở gia cầm sinh sản sẽ giảm tỷ lệ thụ tinh, giảm tỷ lệ đẻ, trứng đã thụ tinh có phôi phát triển kém, phôi chết nên tỷ lệ ấp nở thấp.
- Thiếu Vitamin K:  
Vitamin K có tác dụng làm đông máu, nếu thiếu vitamin K máu chậm đông, xuất huyết trong cơ.
- Thiếu Vitamin B1 (Thiamin): Gia cầm rất nhậy cảm với việc thiếu vitamin B1, khi thiếu dẫn đến triệu chứng chân đưa về phía trước, các ngón chân run, đầu ngẩng lên trên (ngược với thiếu vitamin E đầu gập xuống), đi đứng khó khăn, tích nước trong mô nên thịt nhão, phù nề do tích nước dưới da nhiều, nhu động ruột kém nên tiêu hóa kém, gia cầm ăn ít, tình trạng nặng có thể co giật và chết. Gia cầm thường thiếu Btrong trường hợp sử dụng nhiều thức ăn củ như khoai mỳ, khoai lang hoặc thức ăn hạt dự trữ lâu ngày, bảo quản không tốt nên bị mốc.
- Thiếu Vitamin B2 (Riboflavin): Gia cầm đẻ giống sẽ giảm tỷ lệ ấp nở, phôi chết nhiều ở ngày ấp thứ 12 - 18, gia cầm con mới nở bị liệt chân, còi cọc, chậm lớn, lông xù, viêm quanh khóe mắt, chân bị liệt ngón co quắp, di chuyển khó khăn, mắt nhắm, ghèn dính làm mắt mở khó khăn.
- Thiếu Vitamin B3: Thường chỉ gặp trường hợp thiếu do thức ăn bị sấy ở nhiệt độ cao làm vitamin B3 bị phân hủy. Thiếu sẽ gây hiện tượng viêm da ở góc mắt và miệng, viêm nứt các ngón chân, rụng lông, sinh trưởng chậm, giảm sức kháng bệnh, gia cầm đẻ giảm năng suất, tỷ lệ ấp nở giảm.
- Vitamin B5 (Pantothenic acid): Tình trạng thiếu vitamin B5 giống như thiếu vitamin B2 và B3, các lớp biểu bì của da và niêm mạc đường tiêu hóa và hô hấp bị tổn thương, tỷ lệ ấp nở kém. Viêm da nhẹ, đóng vảy cứng ở mỏ và chân.
- Thiếu Vitamin PP (Nicotinic acid): Sưng khớp, tiêu chảy, viêm lưỡi và xoang miệng.
- Thiếu Vitamin B6 (Pyridoxine): thiếu sẽ dẫn đến tình trạng giảm tính thèm ăn, ăn ít, chậm lớn, gây thiếu máu. Giảm sản lượng trứng và tỉ lệ ấp nở.
- Thiếu Vitamin B9: có nhiều trong các loại thức ăn xanh và được vi khuẩn đường ruột tổng hợp, chỉ thiếu khi thức ăn nấu ở nhiệt độ cao hoặc gia cầm bị bệnh đường ruột. Khi thiếu sẽ gây thiếu máu, số lượng hồng cầu giảm, Gia cầm sinh sản cho trứng tỷ lệ ấp nở thấp.
- Thiếu Choline: Là Vitamin thuộc nhóm B, khi thiếu gây triệu chứng gan nhiễm mỡ, thiếu máu, rối loạn phát triển bộ xương, gia cầm thường bị yếu chân, giảm sản lượng trứng.
- Thiếu
Vitamin B12: Khi thiếu gây hiện tượng thiếu máu, giảm tăng trọng, sức kháng bệnh kém, gia cầm đẻ giảm tỷ lệ ấp nở, phôi chết nhiều, và kéo theo thiếu Cholin.
- Thiếu Folic acid: Chậm lớn, thiếu máu, lông xơ xác, giảm sản lượng trứng và tỉ lệ ấp nở, ống dẫn trứng không co bóp.
- Thiếu Vitamin H (Biotin): Được tổng hợp trong đường tiêu hóa, khi thiếu sẽ gây viêm da, rụng lông, rối loạn sự phát triển của bộ xương, tỷ lệ ấp nở thấp. Viêm da ở chân, quanh mỏ, quanh mắt.
- Thiếu Vitamin C: Vitamin C tham gia quá trình hô hấp tế bào, tăng cường các phản ứng oxy hóa khử, kích thích sự sinh trưởng và đổi mới tổ chức tế bào, tăng cường khả năng tạo huyết sắc tố, thúc đẩy sự đông máu, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, chống stress, có tính chất chống oxy hóa trong cơ thể. tạo điều kiện gia tăng năng suất và phẩm chất trứng.  
- Thiếu  Inositol: Chậm lớn, gan nhiễm mỡ.
3. Phòng bệnh
Lựa chọn các hãng cám có chất lượng tốt, kiểm tra chất lượng nguồn nước, đồng thời bổ sung thường xuyên liên tục các thuốc bổ, các loại khoáng đa vi lượng như: 
 HANEGG-PLUS ... trộn vào thức ăn hoặc hòa nước cho uống. Đây là những sản phẩm tốt, hiệu quả, đem lại sự phục hồi nhanh chóng cho những gia cầm thiếu khoáng, vitamin làm tăng sản lượng trứng và chất lượng trứng .
4. Trị bệnh : Khi xuất hiện triệu chứng bệnh, cần bổ sung ngay vitamin, khoáng và men tiêu hóa vào thức ăn, nước uống cho gia cầm 
- MIA CA-PHOS 2ml/1 lít nước uống, liên tục 5-7 ngày ( Chi tiết sản phẩm Xem tại đây )
- ADE PRO : 2 gram/ 1 lít nước uống, liên tục 7-10 ngày ( Chi tiết sản phẩm Xem tại đây )
- ELAC- GROW : 2 gram/ lít nước uống, liên tục 5-7 ngày ( Chi tiết sản phẩm Xem tại đây )
 
 
 
 
Thong ke

Gửi tin nhắn qua Zalo