TT Phân Phối Thuốc Trang Trại FARMVET : X Kim Anh- H Kim Thành- T Hải Dương- GPKD số: 04F8000473- MST: 0800307128

Tư vấn kỹ thuật : 0977565565 | 8h – 19h00 ( Từ Thứ Hai  đến Thứ Bảy )

MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN HEO CON THEO MẸ

15/06/2019 | Phí Ngọc Tú

Trong chăn nuôi lợn để đạt hiệu quả cao thì khâu phòng và điều trị bệnh thường gặp trên đàn nái và lợn con là rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất sinh sản cũng như chất lượng con thương phẩm. Vậy để hiểu rõ hơn quy trình phòng bệnh cũng như điều trị chúng tôi xin gửi tới người chăn nuôi quy trình vaccin và một số phác đồ điều trị một số bệnh thường gặp như sau.

 

 1. HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY

Tiêu chảy trên lợn con là dấu hiệu bệnh lý của các bệnh sau: Hội chứng tiêu chảy thông thường, Bệnh cầu trùng, Dịch tiêu chảy cấp (PED: porcine epidemic diarrhoea), bệnh viêm dạ dày- ruột truyền nhiễm (TGE: transmissible gastro-enteritis).

1.1.Nguyên nhân 

Phức tạp do nhiều yếu tố gây ra như: 

 Từ lợn mẹ:

Trong thời gian mang thai lợn mẹ: bị bệnh suy dinh dưỡng, sốt bất kỳ. Bệnh truyền nhiễm: dịch tả, phó thương hàn, Aujeszky, leptospirosis, brucellosis, PRRS… Trong thời gian nuôi con: do MMA, Sốt hậu sản, Sót nhau …Thay đổi thức ăn.

 Từ lợn con:

Thể chất lợn con yếu đuối: Xuất phát từ bệnh của mẹ, từ di truyền.

Sinh lý và tập tính của lợn con: Bộ máy tiêu hoá chưa hoàn thiện, thích nằm với mẹ, thích nước bẩn và làm bẩn nước.

Ngoài ra còn do môi trường chăm sóc không phù hợp, lạnh và ẩm, chế độc chăm sóc nuôi dưỡng  không đúng quy trình: thiếu sữa đầu, thay đổi thức ăn đột ngột, thiếu sắt, nước sạch, vitamin A-D…

Nguyên nhân trực tiếp:

- Do các virus gây ra 

- Các vi khuẩn: Pathogenic E. coli, Salmonella, Proteus,   Enterobacter…; Staphylococcus aureus,  Streptococcus  faecalis; Clostridium  perfringens type C.

- Một số giun và loài khác: Ascaris, Trichocephalus; Candida

1.2. Triệu chứng

Lợn con đi ngoài: Phân không còn khuông, nhão, sệt, loãng. Màu: trắng, xám, vàng, xanh… Mùi: chua, tanh, khắm…có lúc tiêu chảy vượt cần cầu.

Giảm bú, giảm ăn, uống nhiều

 Lợn con nôn mửa: nôn ra sữa.

Tổng trang: Gầy dần, da nhăn, lông dài, thân nhiệt ít khi tăng.

1.3.  Phòng và điều trị

- Đầu tiên cách ly đàn ốm với đàn đang khỏe mạnh, tiến hành sát trùng xung quanh, thực hiện kế hoạch cách ly tốt.

- Đối với lợn con có biểu hiện bệnh pha điện giải cho uống hàng ngày, không cho tập ăn để chánh nôn.

- Tiến hành tiêm các loại kháng sinh : Norfloxacin, Enrofloxacin, Colistin, Amoxicilin…tiêm liên tục từ 5-7 ngày tlợn hướng dẫn của nhà sản xuất.

2. HỘI CHỨNG HÔ HẤP

2.1. Nguyên nhân

Chủ yếu do chăm sóc nuôi dưỡng kém dẫn đến sức đề kháng của lợn con suy giảm, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn bệnh dễ xâm nhập. Bệnh lây lan do tiếp xúc trực tiếp qua hơi thở hay kế phát do các nguyên nhân sau:

- Do kế phát từ các bệnh truyền nhiễm.

- Do kế phát từ bệnh ký sinh trùng.

Vi khuẩn tác động chủ yếu trên bộ máy hô hấp gây viêm phổi, viêm phế quản, viêm thanh quản. Bệnh xảy ra quanh năm.

2.2. Triệu chứng

Viêm phổi, viêm thanh khí quản bệnh ít chết nhưng làm suy yếu lợn con dẫn đến còi cọc.

Giảm bú, giảm ăn, ho khạc liên tục. Co giật ở bụng và cơ liên sườn, da mẩn đỏ, phân khô, táo bón, có khi có màng nhầy. Sốt cao 41 – 42 độ C lên xuống từng cơn kéo dài 4 – 7 ngày.

2.3. Phòng và trị bệnh

- Sát trùng chuồng trại định kỳ bằng thuốc sát trùng

- Cho lợn con ở nơi thoáng khí, không lạnh và ẩm, chuồng nuôi ấm áp.

- Tách riêng những đàn ốm 

- Tiêm kháng sinh đặc trị viêm phổi: Tylosin, Tylospec, Linspec 5/10, Flodoxy, Genta -Tylosin ... 

Thong ke

Gửi tin nhắn qua Zalo