TT Phân Phối Thuốc Trang Trại FARMVET : X Kim Anh- H Kim Thành- T Hải Dương- GPKD số: 04F8000473- MST: 0800307128

Tư vấn kỹ thuật : 0977565565 | 8h – 19h00 ( Từ Thứ Hai  đến Thứ Bảy )

HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY Ở HEO CON (DO VI KHUẨN)

27/10/2019 | NGUYỄN THANH
Hội chứng tiêu chảy ở heo con là một vấn đề toàn cầu, mỗi năm hội chứng này gây thiệt hại đáng kể cho ngành chăn nuôi heo thế giới và là một nguyên nhân quan trọng làm tăng tỷ lệ chết ở heo.

HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY Ở HEO CON

Có rất nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy ở heo con vì vậy việc hiểu, đánh giá đúng nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp chúng ta dễ dàng xử lý và đưa ra những giải pháp để kiểm soát bệnh.

Heo con bị tiêu chảy gây thiệt hại kinh tế rất nặng nề cho người chăn nuôi, do ảnh hưởng tới cả quá trình chăn nuôi heo. Nếu bệnh ở thể cấp tính thường làm chết heo dẫn tới hao hụt đầu con. Tuy nhiên nếu tiêu chảy ở heo con được điều trị khỏi, hay bệnh ở thể mãn tính thì hệ thống tiêu hóa của heo con cũng bị tổn thương do đó ảnh hưởng lớn tới sức tăng trưởng của heo → điều này còn gây thiệt hại kinh tế lớn hơn việc thiệt hại đầu con ngay ở giai đoạn nhỏ.

Hội chứng tiêu chảy ở heo con do rất nhiều nguyên nhân:

Do virus: có thể gây bệnh toàn thân nhưng tiêu chảy là một biểu hiện của bệnh như: tai xạnh, giả dại, … Một số chủ yếu gây bệnh chủ yếu trên đường tiêu hóa như; Rotavirus, virus gây bệnh PED , TGE …

Do vi khẩn: Cũng giống như virus nhưng thiệt hại thường không lớn do có thể kiểm soát – điều trị bằng kháng sinh.

Do cầu trùng: đây cũng là một nguyên nhân rất hay gặp và được điều trị hiệu quả bằng thuốc đặc trị cầu trùng.

Do các tác nhân môi trường, dinh dưỡng, chăm sóc cũng là những yếu tố thường xuyên gây tiêu chảy ở heo con.

Trong bài viết này chúng ta đi tìm hiểu sâu vào từng nguyên nhân gây nên hội chứng tiêu chảy ở heo con,  gây thiệt hại nặng nề nhất trong chăn nuôi heo con và cùng có đưa ra một số giải pháp kiểm soát bệnh:

HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY Ở HEO CON DO VI KHUẨN:

Ecoli:

E.coli vẫn là tác nhân phổ biến nhất gây hiện tượng tiêu chảy ở heo ở mọi lứa tuổi.

Heo con  bị tiêu chảy phân vàng hoặc phân đen, mùi thối. Trong đàn có con phân vẫn bình thường hoặc táo bón. Lợn bị bệnh sốt cao, có hiện tượng tím tái, mắt sưng, đỏ, một số con bị sưng cả mặt.

Phòng bệnh:

Tiêm phòng cho heo mẹ mũi 1 lúc 5 tuần trước sinh và nhắc lại mũi 2 lúc 3 tuần trước sinh bằng vắc xin TOBACOLI(do HANVET sản xuất)với liều 2ml/con.

Heo con sau khi sinh ra trong vòng 24 giờ cho uống kháng thể Ecoli HANVET K.T.E (do HANVET sản xuất) với liều 1-3ml/con.

Heo con sau sinh 14 ngà tiêm phòng vắc TOBACO(do HANVET sản xuất) với liều 1ml/con.

Điều trị:

Sử dụng kháng sinh để phòng và điều trị e.coli khá rẻ và hiệu quả:

Dùng BIO COLI SP: với liều 2ml/con/lần đối với heo con dưới 15 ngày, 4ml/con/lần đối với heo con 15 ngày tuổi đến cai sữa; 8ml/con/lần đối với heo con sau cai sữa

Dùng SPECTINOMYCIN 5% với liều 1ml/2kg , ngày uống 2 lần, liên tục trong 3-5 ngày

Dùng BIO NEW DIARRHEA STOP  với liều 0,5ml/1,5-2kg thể trọng ngày 2 lần trong 3-4 ngày đối với heo con theo mẹ; 0,5ml/2-2,5kg thể trọng ngày 2 lần trong 3-4 ngày đối với heo sau cai sữa...

Dùng kháng sinh tiêm:

Dùng NOVA COLISTIN với liều 1ml/10kg thể trọng, tiêm liên tục trong 3-5 ngày

Dùng BIO ENROFLOXACIN50 với liều 1ml/10kg thể trọng, tiêm liên tục trong 3-5 ngày

........

Clostridium:

Clostridium tuyp C thường gây viêm ruột fibrin nặng ở heo con sơ sinh hay trong thời gian theo mẹ. Bệnh có biểu hiện phân thường đen hoặc có lẫn máu và thường gây chết nhanh với tỷ lệ cao. Clostridium perfringens tuyp A thường tồn tại mãn tính, gây bệnh ở mọi lứa tuổi và có biểu hiện khá giống với bệnh cầu trùng gây tiêu chảy ở heo con.

Phòng bệnh:

Hiện tại chưa có vắc xin phòng bệnh. Phiện pháp phòng bệnh  hiệu quả nhất là giữ vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, khô ráo, ấm vào mùa đông và mát vào mùa hè, thường xuyên phun sát trùng chuồng trại dụng cụ chăn nuôi và môi trường xung quanh.

Điều trị:

Hiện tại Amoxicillin đang là kháng sinh mẫn cảm và điều trị hiệu quả nhất.

Dùng Han Clamox tiêm liều 1ml/15-20kg thể trọng, tiem liên tục trong 3-5 ngày

Kết luận:

Kiểm soát chung các bệnh gây tiêu chảy cho heo con thường liên quan mật thiết tới việc vệ sinh chuồng trại chăn nuôi, môi trường khô ráo, đủ ấm và thông thoáng, đồng thời cần chăm sóc - quản lý heo nái thật tốt.

 

Thong ke

Gửi tin nhắn qua Zalo