TT Phân Phối Thuốc Trang Trại FARMVET : X Kim Anh- H Kim Thành- T Hải Dương- GPKD số: 04F8000473- MST: 0800307128
Tư vấn kỹ thuật : 0977565565 | 8h – 19h00 ( Từ Thứ Hai đến Thứ Bảy )
Bệnh Glasser's ở heo là một bệnh truyền nhiễm do Haemophilus Parasuis (H.parasuis) gây ra cho heo trên mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là heo con từ 4-8 tuần tuổi, với đặc trưng là viêm đa khớp, viêm các màng thanh dịch và màng não.
1. Nguyên nhân và cách gây bệnh
Bệnh do Haemophilus parasuis là cầu trực khuẩn, gram âm, có tiêm mao và giáp mô.
Đến năm 1995, người ta phân lập ra 15 serovar nhau, trong đó serovars 4, 5 phổ biến nhất:
Mầm bệnh thường ký sinh sẵn trên đường hô hấp heo, khi có nguyên nhân làm giảm sức đề kháng như: thời tiết thay đổi hay các yếu tố gây stress vi khuẩn sẽ tăng độc lực gây bệnh. Các yếu gây stress như thay đổi thời tiết đột ngột, ẩm độ cao kết hợp với độ thông thoáng kém, vận chuyển, thức ăn, cai sữa chính là nhưng yếu tố mở đường cho bệnh phát triển nhanh. Do đó, bệnh phát triển mạnh trên đàn heo thịt khi thời tiết khắc nghiệt.
Sau khi xâm nhập qua đường hô hấp vào phổi, vi khuẩn cư trú và nhân lên ở phế nang, sau 12 giờ vi khuẩn H. parasuis bị thực bào nhanh chóng bởi đại thực bào phế nang và sản sinh ra độc tố dung giải tế bào (cytotoxin) vào máu gây bại huyết (septicemia) và hậu quả là gây viêm thanh dịch, viêm màng phổi có sợi huyết, viêm dính sườn, viêm đa khớp, viêm màng não có mủ. H. parasuis nhân lên ở niêm mạc phế quản hơn là tế bào có tiêm mao ở đường hô hấp, và H. parasuis có thể gây viêm phổi theo sau nhiễm virus cúm.
2. Nguyên nhân
Tuổi heo từ 3 - 6 tuần tuổi dễ mắc bệnh nhất, khi kháng thể thụ động giảm. Thời gian ủ bệnh trong khoảng 12 giờ. Nhiễm trùng máu gây ra viêm các màng thanh dịch có tơ huyết, gây viêm màng não mủ và viêm đa khớp trong vòng 36 giờ sau khi nhiễm. Sau đó đến viêm phế quản phổi, các lông nhung khí quản bị hư hại, viêm mũi có mủ.
Các cơ quan đích mà H.parasuis hướng đến là các màng bao, các xoang trong cơ thể như màng não, màng bụng, màng phổi, màng tim, khớp. Tại đó, vi khuẩn gây tổn thương bằng các ổ viêm có chứa dịch rỉ viêm, sợi fibrin…rồi ngăn cản các cơ quan trên thực hiện chức năng sinh lý bình thường dẫn đến các hiện tượng bệnh lý như rối loạn vận động, khó thở, run, sốt…Trong đó, khi vi khuẩn tấn công vào não và màng não rồi gây viêm tại đây là nguy hiểm nhất vì khi đó, hệ thống thần kinh trung ương của vật bị tổn thương nghiêm trọng và khả năng gây chết là cao và nhanh nhất.
Vì vậy, heo bị bệnh này có rất nhiều triệu chứng điển hình:
Trường hợp cấp tính:
Heo mắc bệnh rất nhanh, sốt 40 – 41°C, bỏ ăn, khó thở và thở nhanh. Một biểu hiện đặc trưng là ho ngắn 2-3 cái. Một số trường hợp heo chết đột ngột và có các triệu chứng thần kinh do viêm não. Các triệu chứng khác tùy thuộc vào cơ quan đích mà vi khuẩn tấn công.
Trường hợp mãn tính:
Heo mắc bệnh glasser mãn tính thường nhợt nhạt và phát triển chậm. Tỷ lệ nhiễm bệnh khoảng từ 5 – 15%. Khi viêm màng bao tim kéo dài có thể gây chết. Khi phát hiện cần loại thải sớm để giảm nguồn bệnh.
+ Heo sưng khớp đi lại khó khăn, Heo xung huyết ở mắt
3. Bệnh tích
Bệnh tích chủ yếu là viêm thanh dịch có tơ huyết ở màng não, màng phổi, màng bao tim, phúc mạc, khớp. Những bệnh tích này có thể xảy ra cùng một lúc hoặc riêng lẻ. Viêm có sợi tơ huyết ở màng bao khớp, phổi, màng phổi, màng bao tim, màng bụng, màng ruột, mạch máu nhỏ,…Viêm phổi dính sườn, khớp có dịch vàng, não có dịch tiết chứa mủ và sợi tơ huyết. Viêm não có mủ cũng thường xảy ra.
Trong trường hợp heo chết dạng mãn tính thường gặp kết dính sợi huyết: viêm ngoại tâm có sợi huyết cùng biểu hiện suy tim, lớn tim, thủy thủng phổi, lớn gan và xoang bụng chứa nhiều dịch.
Người ta có thể phân lập H. parasuis thuần từ: dịch khớp, máu tim, dịch nảo tủy (trong trường hợp viêm màng não).
+ Viêm khớp với dịch khớp vàng
+ Viêm phúc mạc và viêm màng ngoài tim - có dịch và fibrin bám dính trong bệnh Glasser's
+ Màng phổi và xoang ngực viêm - có dịch và fibrin bám dính trong bệnh Glasser's
4. Phòng bệnh
- Bệnh có thể phòng được bằng vắc xin. Trên thị trường có nhiều loại vắc xin của nhiều công ty. Vắc xin đa giá 6 chủng phòng 4 bệnh RINAVAC CERDOS của công ty SYVA ( Tây ban nha ) cho hiệu quả tốt trên thực tế. Vắc xin phòng được cả Tụ huyết trùng và Suyễn heo, nên tiêm cho heo con vào lúc 2-3 tuần tuổi và sau đó lặp lại mũi 2 sau 3- 4 tuần
5. Điều trị
Cần điều trị sớm, tiêm kháng sinh với liều cao để thuốc nhanh chóng thấm vào màng não và dịch các mô. Liệu pháp kháng sinh chỉ hiệu quả trên heo bệnh giai đoạn đầu, thuốc có tác dụng làm giảm tỷ lệ chết. Điều trị sớm và kết hợp nhiều biện pháp sẽ cho kết quả tốt hơn. Nên điều trị cho tất cả heo có nguy cơ bị lây nhiễm chứ không chỉ riêng những heo có triệu chứng bệnh. Sau thời gian điều trị bằng kháng sinh bổ sung men tiêu hoá 2 – 3 ngày => tránh loạn khuẩn đường ruột, giúp tiêu hoá tốt hơn.
Qua kết quả kháng sinh đồ, H. parasuis nhạy cảm với nhiều loại kháng sinh penicillin, amoxicillin, tetracycline, cephalexin, gentamycin. Dùng liên tục 3-5 ngày sẽ cho kết quả tôt:
- HAN QUINOME 2,5% 1ml/10kg thể trọng.
- HANCEFT 1ml/10kg thể trọng.
- BIO MARBO 50 1ml/10kg thể trọng.
- GENTAMYCIN 10% 1ml/10kg thể trọng.
- AMOXOIL RETARD 1ml/10kg thể trọng.
Kết hợp các thuốc kháng viêm hỗ trợ điều trị bệnh: NANOMIN, HETDAU, BIO FLUNIXIN, GLUCO KC BAMIN.
X Kim Anh- H Kim Thành- T Hải Dương- GPKD số: 04F8000473- MST: 0800307128
Hotline: 0977565565
Chúng tôi sẽ gửi tất cả các thông tin khuyến mại và chương trình giảm giá của thuoctrangtrai.com đến bạn !
Copyright © 2019 Thuốc thú y. All right reserved - Designed by: https://thuoctrangtrai.com/