TT Phân Phối Thuốc Trang Trại FARMVET : X Kim Anh- H Kim Thành- T Hải Dương- GPKD số: 04F8000473- MST: 0800307128

Tư vấn kỹ thuật : 0977565565 | 8h – 19h00 ( Từ Thứ Hai  đến Thứ Bảy )

BỆNH CIRCO VIRSUS TRÊN HEO ( HỘI CHỨNG CÒI CỌC- VIÊM DA- VIÊM THẬN )

24/10/2024 | Admin
PMWS (postweaning multisystemic wasting syndrome) nghĩa là hội chứng suy giảm đa hệ thống sau khi cai sữa – hay hội chứng còi cọc )
Bệnh do virus Porcin Circo (PCV2). Và PDNS (porcin dermatitis and nephropathy) nghĩa là hội chứng viêm da và viêm thận.
Virus được phát hiện từ những năm 1971 nhưng là type1(PCV1) và được xác định là không gây bệnh. Mãi đến năm 1997, các nhà khoa học mới phân lập thành công circovirus type2 (PCV2) từ một ổ dịch. Sau đó virus được cấy vào trong cơ thể lợn trong phòng thí nghiệm và một loạt các triệu chứng của bệnh đã được báo cáo lại như: hội chứng suy giảm đa hệ thống sau khi cai sữa, gầy còm sau cai sữa, viêm da, dấu hiệu thần kinh, sưng hạch bạch huyết…
1.Lịch sử bệnh
Bệnh được phát hiện lần đẩu tiên tại Đức năm 1974. Đến những năm 1990, bệnh lan rộng tới Châu Âu, Mỹ và nhiều nơi trên thế giới.
Vac xin phòng bệnh được thử nghiệm thành công lần đầu tiên tại Mỹ, năm 2006.
2.Nguyên nhân 
PCV (Porcine circovirus) thuộc họ Circoviridae (Lukert và ctv. 1995), là một trong những virus nhỏ nhất xâm nhiễm vào tế bào động vật có vú. PCV là virus không có vỏ bao với đường kính 17 nm và chứa một bộ gen vòng đơn khoảng 1,76 kb (Tischer và ctv. 1982, Hamel và ctv. 1998). Gồm có 2 loại được tìm thấy trên heo, PCV1 và PCV2. PCV1 đã xuất hiện từ rất lâu trên heo và thường nhiễm vào tế bào nuôi cấy thận heo và không gây bệnh trên heo. PCV2 mới xuất hiện gần đây, nó thường ghép với nhiều bệnh nghiêm trọng trên heo và ảnh hưởng mạnh đến ngành chăn nuôi heo trên thế giới.
Những tiểu phần virus PCV2 rất bền vững và có thể tồn tại khá lâu trong môi trường của đàn heo bị nhiễm bệnh (4-18 tháng hoặc lâu hơn), việc tiêu diệt triệt để virus này là rất khó.
Virus tồn tại ở hầu hết các trang trại chăn nuôi heo và được tìm thấy trên tất cả các lứa tuổi.
3.Đường truyền lây
Bệnh dễ dàng lây nhiễm và gây bệnh trầm trọng khi các yếu tố ngoại cảnh bất lợi tác động vào như: mật độ quá dày, heo đang bị stress, chăm sóc vệ sinh kém, hệ thống cùng vào cùng ra chưa áp dụng đúng mức yêu cầu.
4.Cơ chế gây bệnh
PCV2 có thể xâm nhập vào cơ thể heo con ngay từ những ngày đầu sau khi sinh.
Sau khi vào cơ thể, virus xâm nhập vào các hạch bạch huyết, hạch amidan, hạch phổi, lách và các mô tham gia quá trình đáp ứng miễn dịch. Sau đó, virus xâm nhập vào các tế bào lympho  → làm giảm số lượng các tế bào lymphocyte  → giảm sức đề kháng và khả năng đáp ứng miễn dịch  → tăng độ mẫn cảm với các loại vi khuẩn, virus khác.
Đây là một bệnh mới xảy ra đối với chăn nuôi lợn công nghiệp. Bệnh do virus Porcine Circo typ 2 (PCV2) gây ra (typ 1 không gây bệnh). Vì vậy, có thể gọi tên bệnh là Circo hay PCV2 - Hội chứng còi cọc do Circo virus typ 2
5.Triệu chứng Lâm Sàng
Bệnh thường xảy ra trên lợn thịt từ sau cai sữa đến xuất chuồng và thường không gây chết lợn mà chỉ gây cho lợn còi cọc, làm giảm hiệu quả chăn nuôi (tăng tiêu tốn cám, FCR cao) và tăng mẫn cảm với các bệnh khác (như Viêm phổi, Viêm ruột…) do virus gây suy giảm miễn dịch bằng việc phá hủy các tế bào trung gian miễn dịch.
Bệnh ít lây lan, nhưng có biểu hiện nặng dần, đặc biệt là trong điều kiện chăn nuôi kém và Lợn mắc thêm các bệnh khác kế phát. Phần lớn (>90%) lợn bị bệnh ở thể ghép với các bệnh khác (Viết tắt là PCVAD = Porcine Circovirus Associated Diseases) như Hội chứng còi cọc sau cai sữa (PMWS), Hô hấp phức hợp (PRDC), Tai xanh (PRRS), Suyễn (Mycoplasmosis), Rối loạn sinh sản (do Parvo virus), Glasser (Heamophilus parasuis)…Khi mắc thêm bệnh kế phát thì lợn có thêm các triệu chứng của bệnh đó.
Lợn mới cai sữa thì đồng đều nhưng sau đó có 10 – 20% số con còi cọc, chậm lớn, cho đến khi xuất chuồng thì trọng lượng chỉ đạt 70 – 80% trọng lượng trung bình của đàn. Tùy theo mức độ nhiễm virus máu (PCV2) và các bệnh ghép khác mà triệu chứng lâm sàng và tiến triển của bệnh khác nhau. Khi mô bào lympho bị tổn thương do PCV2 sẽ làm suy giảm hệ thống miễn dịch và gây hội chứng còi cọc sau cai sữa (PMWS), đồng thời heo mẫn cảm hơn với bệnh liên quan PCV2 như PDNS (Viêm da hoại tử và viêm thận), PRDC (Hô hấp phức hợp). Suy giảm miễn dịch cũng làm đàn heo nhạy cảm hơn với các mầm bệnh khác như: PRRS (Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp – Tai xanh), Mycoplasma hyoneumoniae (Suyễn heo – Viêm phổi địa phương) và vius cúm heo. Trên thực tế, các triệu chứng lâm sàng thường thấy chủ yếu trên Lợn thịt là Còi cọc (hội chứng còi cọc sau cai sữa – PMWS) và Viêm da, viêm thận.
Hội chứng còi cọc sau cai sữa: Sau cai sữa, tỷ lệ đồng đều ngày càng giảm, thường thấy ở lợn từ 10 – 20 tuần tuổi, một số lợn vẫn ăn uống bình thường nhưng ngày càng còi cọc (tỷ lệ từ 2 – 25%), sau đó có thể nhiễm kế phát các bệnh khác (như Viêm phổi, Viêm ruột…) và có thể chết từ 1 – 10%.
Hội chứng Viêm da – Viêm thận: Lợn còi cọc có các nốt mụn đỏ như đầu tăm trên da, đặc biệt là ở phần mông và hai bên đùi sau. Mụn thường không có mủ và có thể mất đi tại một vài thời điểm.

Bệnh CiRCO

 

6.Bệnh tích: Thận xung huyết và xuất huyết nhẹ. Hạch lâm ba (hạch bẹn, màng treo ruột) sưng to. Hệ thống hạch lâm ba (hạch bẹn, ruột) sưng to và xuất huyết.Tổn thương trên thận: Thận sưng (dẫn đến hai đầu quả thận không cân đối) viêm, nhạt màu, có xuất huyết trên bề mặt. Trong một số trường hợp bề mặt thận xuất hiện nhiều điểm màu trắng.

CIRCO

 

 
Chẩn đoán  

Phân biệt PCV2 thể viêm da với một số bệnh khác

Viêm da do
PCV2
– Xuất hiện nhiều vết loét với kích thước khác nhau.

-Sau một thời gian, vết loét khô lại và hình thành vảy.

-Vị trí viêm: trên vùng da toàn thân.

Viêm da do bệnh
ban nước
-Các kẽ móng chân bị viêm và xuất hiện mụn nước, sau 2-3 ngày thì bị vỡ ra tạo vết loét hở.

-Nốt ban thường chỉ xuất hiện tại một số vùng da nhất định như miệng,lợi, lưỡi, môi, mõm, da chân, bầu vú và da bụng.

Bệnh viêm da
tiết dịch
(staphylococcus
)
-Xuất hiện các mụn nước và có thể có mủ bên trong.

-Bệnh thường liên quan đến môi trường bẩn.

Viêm da do ghẻ -Da sần sùi,rất ngứa.

-Heo thường cọ vào thành chuồng.

-Vùng viêm: toàn thân.

-Tỉ lệ lây lan trong đàn rất nhanh nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.

Viêm da do suy
dinh dưỡng
-Da khô, lông xù, có thể bị nứt nẻ (do thiếu kẽm).

-Khi kiểm tra và điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng thì những vùng da viêm tự khỏi.

   7.Phòng bệnh
- Phòng ngừa từ giai đoạn sớm (khoảng 3 tuần tuổi) bằng vacxin chất lượng tốt nhất. Chú ý: Với đàn lợn được sinh từ lợn mẹ đã được tiêm đầy đủ vaccine circo (còn miễn dịch) thì có thể tiêm phòng mũi đầu cho lợn con lúc 4-5 tuần tuổi.
- Nên kết hợp phòng bệnh Circo với phòng Tai xanh (PRRS) và Suyễn.
Trên thị trường hiện nay phổ biến nhất là các loại vaccin sau:
- Vaccin Ingelvac Circo FLEX - Boehringer - CH Đức
- Vaccin CIRCO ONE ( Hàn Quốc )
- Vaccin Circo Pigvac ( Hàn Quốc )
Boehringer công bố (tháng 1/2014) có thể kết hợp Ingelvac CircoFLEX®, Ingelvac MycoFLEX® và Ingelvac® PRRS MLV trong một mũi tiêm (Ingelvac® 3FLEX™), tiêm cho Lợn từ 3 tuần tuổi.
Để phòng bệnh hiệu quả chúng ta cần phòng bệnh PCV2 đồng bộ cho lợn đối với bệnh PRRS (tai xanh) và M.Hyo (Viêm phổi địa phương).
8.Trị bệnh: Bệnh do virus gây ra nên khi bệnh xảy ra thì chủ yếu phòng các bệnh kế phát và nâng cao sức đề kháng của Lợn bằng các biện pháp sau:
+ Trộn Vitamin C vào thức ăn hàng ngày cho heo ăn, chích BIO METASAL 1ml / 10 kg thể trọng để tăng sức đề kháng 
+ Hạ sốt cho những con heo bị sốt cao bằng GLUCO POLYVIT PLUS  1ml / 20 kg thể trọng ( 1 liều duy nhất ) 
+ Dùng thuốc giải độc gan, thận bằng HAN-SORBITOL pha nước hoặc trộn thức ăn liều lượng 10gr/ 1 lít nước ( chi tiết sản phẩm Xem tại đây )
+ Dùng các loại kháng sinh để điều trị triệu trứng các bệnh kế phát. Nên dùng CEFTKETO liều lượng 1ml/ 15 kg thể trọng. Tiêm ngày 1 lần ( 3-5 ngày ) - chi tiết sản phẩm Xem tại đây 

Thong ke

Gửi tin nhắn qua Zalo