TT Phân Phối Thuốc Trang Trại FARMVET : X Kim Anh- H Kim Thành- T Hải Dương- GPKD số: 04F8000473- MST: 0800307128

Tư vấn kỹ thuật : 0977565565 | 8h – 19h00 ( Từ Thứ Hai  đến Thứ Bảy )

BỆNH PHÓ THƯƠNG HÀN TRÊN GIA CẦM

14/12/2019 | Nguyễn Hằng
Bệnh phó thương hàn (PTH) là nói đến nhiễm bất cứ chủng Salmonella nào, trừ chủng S. pullorum và S. gallinarum. Chủng S. typhimurium có độc lực mạnh nhất, là nguyên nhân chính gây viêm ruột và nhiễm khuẩn máu ở gà con dưới 2 tuần tuổi.
PTH ở mọi lứa tuổi gà. Ngoài ra, tất cả động vật máu nóng, các loài chim và cả người đều mắc. Ở vật nuôi hay mắc là gà, lợn, gà tây, ngan, vịt, bồ câu...
1. Nguyên nhân
Chủ yếu do S.typhimurium, sau đó là S. enteritidis.
Thời tiết lạnh, ẩm tăng nguy cơ nhiễm bệnh.
Nhiều chủng Salmonella còn có nguồn gốc từ động vật khác, ngũ cốc, bột thịt...
Vi khuẩn dễ bị tiêu diệt bằng các hóa chất sát trùng và nhiệt độ trên 80°C.
2. Lây truyền
Vi khuẩn có khả năng truyền dọc hay xâm nhập qua vỏ trứng.
Nhiễm từ môi trường, từ thức ăn chế biến không qua nhiệt, đặc biệt từ thức ăn, bột thịt, bột xương nhiễm khuẩn.
Gà bệnh thải mầm bệnh, chuột ăn xác chết đều có nguy cơ nhiễm và phân tán nguồn bệnh.
3. Triệu chứng lâm sàng
Gà con rất mẫn cảm và bệnh nhiều ở gà dưới 2 tuần tuổi.
- Thể cấp tính là nhiễm khuẩn huyết và tỷ lệ chết là 15-20% và nhiều ở gà 4-7 ngày tuổi. Gà khỏi bệnh trở thành vật mang trùng và reo rắc mầm bệnh.
- Gà nhỏ ỉa chảy, lông xù, mắt nhắm nghiền, bỏ ăn, khát nước, túm tụm, lỗ huyệt dính bết phân, gầy rạc, khô đét và chết.
- Gà lớn kháng bệnh tốt, không biểu hiện triệu chứng lâm sàng, ít chết, mà chỉ ăn ít, ỉa chảy và giảm đẻ.
4. Bệnh tích
- Gà dưới 4 ngày tuổi khó thấy bệnh tích, trừ khi nhiễm khuẩn máu.
- Gà lớn tổn thương chính tập trung ở ruột: Viêm ruột, thành ruột dày lên, phủ một lớp bựa trắng như pho-mát ở manh tràng và ruột già.
- Nhiều điểm hoại tử ở gan, lách, đôi khi cả ở phổi và viêm phúc mạc.

- Một số trường hợp có viêm khớp hoặc viêm khửu
- Gà mái đẻ buồng trứng teo nhỏ, trứng non chuyển từ đỏ sang trắng.
5. Phòng và trị bệnh
Gà ốm bỏ ăn, nên biện pháp hữu hiệu là pha kháng sinh với nước uống.
Luôn ổn định nhiệt độ chuồng úm thích hợp, khô ráo.
Dùng một trong các kháng sinh cho hiệu quả cao như:
- GENTADOX W.S.P : 1g/10kg thể trọng, dùng liên tục 3-5 ngày.
- BIO-AMOXYCOLI : 1g/10kg thể trọng, dùng liên tục 3-5 ngày.
Kết hợp thêm HAN PARA C HAN - LYTEVIT C để hạ sốt, tăng sức đề kháng và chống mất nước.

Thong ke

Gửi tin nhắn qua Zalo