TT Phân Phối Thuốc Trang Trại FARMVET : X Kim Anh- H Kim Thành- T Hải Dương- GPKD số: 04F8000473- MST: 0800307128

Tư vấn kỹ thuật : 0977565565 | 8h – 19h00 ( Từ Thứ Hai  đến Thứ Bảy )

BỆNH ĐỐM ĐỎ TRÊN CÁ TRẮM CỎ

06/04/2020 | Nguyễn Hằng
Thời điểm giao mùa, cá nuôi thường mắc một số bệnh như bệnh đốm đỏ, bệnh đường ruột, bệnh nấm thủy mi, bệnh trùng mỏ neo… Trong đó, bệnh đốm đỏ là bệnh nguy hiểm thường gặp ở cá trắm cỏ.
1. Nguyên nhân
   Bệnh do các loài vi khuẩn Aeromonas di động, bao gồm A.hydrophyla, A.caviae, A.sorbria. Các vi khuẩn Aeromonas di động đều phân lập được từ cá nước ngọt nhiễm bệnh, thường gặp nhất là loài A.hydrophila. Là vi khuẩn Gram âm dạng hình que ngắn, hai đầu tròn, kích thước 0,5 x 1,0-1,5 àm. Vi khuẩn yếm khí tuỳ tiện 
   Ngoài ra có thể gặp vi khuẩn Gram âm Pseudomonas fluorescens hoặc proteus rettgeri.
   Bệnh đốm đỏ còn gọi là bệnh viêm ruột ở cá trắm cỏ. Bệnh thường gặp ở cá trắm cỏ trên 1 tuổi.
2. Phân bố và lan truyền bệnh
  Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng thường gặp nhất là vào mùa xuân và mùa thu ở miền Bắc và mùa mưa ở miền Nam.
  Bệnh viêm ruột cá trắm cỏ phát sinh phát triển mạnh khi có điều kiện thuận lợi nhất định như môi trường nước ô nhiễm, thiếu ổn định, thức ăn chất lượng kém...
3. Dấu hiệu bệnh lý
  Đầu tiên cá kém ăn hoặc bỏ ăn, nổi lờ đờ trên mặt nước, vẩy bong ra, da màu tối xẫm, cá mất nhớt, hậu môn viêm đỏ lồi ra ngoài, xuất huyết trên thân, quanh miệng hay ở các gốc vây, các đốm đỏ ăn sâu vào cơ, cá có mùi tanh đặc trưng.

  Dấu hiệu bên trong: ruột có thể chứa đầy hơi, thành ruột xuất huyết, nhiều chỗ bị hoại tử thối nát, xoang bụng chứa nhiều dịch nhờn hôi thối (còn gọi là bệnh viêm ruột). Gan tái nhợt, mật đen thẫm, thận nhũn.
4. Phòng bệnh
  Quản lý thức ăn thừa, hạn chế ô nhiễm hữu cơ.
  Thường xuyên kiểm tra ao nuôi thấy xuất hiện bệnh phải có phương pháp điều trị thích hợp.
  Bón vôi cho ao nuôi  để duy trì pH thích hợp từ 6-8, không để pH quá cao hay quá thấp.
  Định kỳ sử dụng một trong các loại thuốc sau để phòng bệnh và hạn chế ô nhiễm môi trường nước:  VIPBRIO STOP liều 1kg / 4000m3 nước hoặc POVIDIN 9000 liều 1 lít/ 4000 m3 nướ
  Sử dụng C.FEED trộn vào thức ăn cho cá với liều lượng  1kg /500 kg thức ăn /ngày cho ăn liên tục trong 3 ngày. Mục đích tăng sức đề kháng.
  Kết hợp sử dụng chế phẩm sinh học NB 25, POND FLOC định kỳ 30-45 ngày/lần.

5. Trị bệnh
   Khi cá bị bệnh cần thực hiện đồng thời các biện pháp sau:
- Bước 1: Hạn chế cho cá ăn trong thời kỳ bị bệnh, có thể giảm 50-70% khẩu phần ăn/ngày đặc biệt là những ngày nắng nóng.
- Bước 2: Sử dụng các hợp chất sát khuẩn như VIPRI STOP liều 1kg/ 3000m3 nước hoặc POVIDINE 9000 liều 1 lít/ 2000m3 nước , Các hợp chất này sẽ tiêu diệt triệt để các nguồn gây bệnh cho cá như Nấm, vi khuẩn và virus. Không cho chúng có cơ hội phát sinh phát triển mạnh.
   Trong thời kỳ cá bị bệnh cứ 5-7 ngày xử lý một lần, xử lý liên tục 2-3 đợt  kết hợp sử dụng thuốc kháng sinh thì cá sẽ khỏi bệnh.

- Bước 3: Sử dụng thuốc kháng sinh thế hệ mới, sử dụng một trong 3 loại thuốc sau:
+  BIO AMOXICILLIN 50% FOR FISH liều lượng100gr/ 700- 900 kg trọng lượng cá( Chi tiết sản phẩm XEM TẠI ĐÂY )
+  BIO FLOR 50% FOR FISH liều lượng 100gr/ 2000 kg trọng lượng cá 
+ Sử dụng thuốc HAN DOXY : 100gr/200 kg trọng lượng cá ( Chi tiết sản phẩm XEM TẠI ĐÂY )
Dùng liên tục từ 7-8 ngày để điều trị bệnh khỏi hẳn 
 Lưu ý: Trộn đều thuốc với 50% khẩu phần thức ăn trong ngày, sau đó bao ngoài bằng dầu mực nếu có, để 30 phút cho thuốc ngấm hoàn toàn vào cám mới cho ăn.

 

Thong ke

Gửi tin nhắn qua Zalo