1. Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây bệnh khá phức tạp với các tác nhân truyền nhiễm gồm virus, vi trùng, nấm và cả ký trùng. Virus được xem như là tác nhân nguyên phát của bệnh. Các nhà khoa họa đã phát hiện được virus có tên Rhabdovirus trên cá bệnh. Virus này chỉ xuất hiện vào giai đoạn đầu của bệnh, làm kìm hãm hệ thống miễn dịch, từ đó làm cá dễ mẫn cảm với các mầm bệnh khác. Sau đó virus bị tiêu diệt trước khi xuất hiện triệu chứng lở loét.
Vi khuẩn: Một số loài vi khuẩn gây bệnh được phân lập trên cá bao gồm: Aeromonas hydrophyla, Aeromonas sobria, Pseudomonas fluorescens, Flavobacterium sp, Micrococcus sp, Vibrio sp, Nocardia sp...
Nấm: Nấm không phải là tác nhân gây bệnh, song sự cảm nhiễm nấm sẽ làm gia tăng mức độ trầm trọng của bệnh, tăng tỷ lệ chết. Một số loài nấm được phân lập từ vết loét của cá thuộc giống Aphanamyces, Achlya và Saprolegnia.
Các yếu tố khác bao gồm vài loại ký sinh trùng đơn bào, đa bào, các yếu tố về môi trường như: nhiệt độ nước không thích hợp, sự ô nhiễm nguồn nước hoặc thiếu dinh dưỡng cũng góp phần gia tăng tỷ lệ mắc bệnh.
2. Dấu hiệu bệnh lý
Hiện nay có trên 100 loài cá mẫn cảm với bệnh, bao gồm cá trong tự nhiên, cá nuôi nước ngọt và cá nuôi nước lợ.
Những dấu hiệu đầu tiên là cá ít ăn hoặc bỏ ăn, hoạt động chậm chạp, khi bơi thường nhô cao cái đầu lên bị hoại tử lên trên mặt nước. Da trở nên sậm màu, trên thân, đầu, vây, đuôi xuất hiện các đốm màu xám, trắng hoặc đỏ rồi hình thành vết loét. Các vết loét lan rộng dần, có khi ăn sâu đến xương, vảy bị rụng…
Thời gian mắc bệnh thay đổi tùy thuộc vào loài cá, khí hậu và chất lượng nước. Bệnh thường xảy ra khi nguồn nước có nhiệt độ thấp (từ tháng 11 đến tháng 12 âm lịch).
3. Phòng trị bệnh
Việc lựa chọn để nuôi các loài cá có khả năng kháng với bệnh cao là biện pháp hiệu quả nhất để quản lý bệnh. Ngoài ra, các biện pháp ngăn chặn sự xâm nhập của nấm vào ao nuôi cũng là biện pháp phòng bệnh tốt.
Thường xuyên rắc vôi nung (CaO) với nồng độ 20 ppm (2 kg vôi nung/ 100 m3 nước), hai tuần rắc một lần.
Ðàn cá giống trước khi thả cần được tắm bằng NaCl 2-3% trong 5-15 phút để tẩy trùng các tác nhân gây bệnh bên ngoài, duy trì môi trường nuôi có chất lượng tốt.
Vào mùa bệnh, nên bổ sung thành phần vitamin C vào thức ăn cho cá, để tăng khả năng đề kháng của cá.
Khi cá bị bệnh, cần điều trị sớm theo 3 bước sau:
- Bước 1: Sát trùng nguồn nước ao nuôi bằng VIPRIO STOP (1 kg / 3000 m3) hoặc BIOXIDE FOR FISH (1 lít/ 1000 m3) .
- Bước 2: Trộn thức ăn BIO AMOXICILLIN 50% FOR FISH ( 100g/ 1.000 kg cá) liên tục 5-7 ngày để phòng nhiếm khuẩn thứ phát.
- Bước 3: Bổ sung C FEED để tăng sức đề kháng, tăng tỷ lệ sống.