TT Phân Phối Thuốc Trang Trại FARMVET : X Kim Anh- H Kim Thành- T Hải Dương- GPKD số: 04F8000473- MST: 0800307128

Tư vấn kỹ thuật : 0977565565 | 8h – 19h00 ( Từ Thứ Hai  đến Thứ Bảy )

BỆNH GUMBORO

27/09/2019 | Phí Ngọc Tú

Bệnh Gumboro là một bệnh truyền nhiễm của gà do virus gây ra. Bệnh chỉ biểu hiện triệu chứng lâm sàng ở giai đoạn 1-12 tuần tuổi, nhưng rõ nhất ở giai đoạn 4-8 tuần tuổi. Trong giai đoạn này tỷ lệ mắc có thể lên tới 100% và chết có thể từ 20-50%.

1. Nguyên nhân
- Bệnh Gumboro là một bệnh truyền nhiễm của gà do virus gây ra. Bệnh chỉ biểu hiện triệu chứng lâm sàng ở giai đoạn 1-12 tuần tuổi, nhưng rõ nhất ở giai đoạn 4-8 tuần tuổi. Trong giai đoạn này tỷ lệ mắc có thể lên tới 100% và chết có thể từ 20-50%.


2. Phương thức truyền lây
- Lây trực tiếp: Do gà mắc bệnh tiếp xúc trực tiếp với gà khỏe.
- Lây gián tiếp: Thông qua trứng từ mẹ qua con, không khí, thức ăn, nước uống và các dụng cụ chăn nuôi hay vắc xin được chế từ phôi gà đã bị nhiễm virút. Khi virút xâm nhập vào cơ thể nó sinh sôi phát triển trong tế bào Lympho của ống tiêu hóa và gan, sau đó di chuyển tới túi Fabricius (túi tròn nằm ở trong cơ thể phía trên hậu môn). Túi Fabricius bị viêm, sưng to sau teo đi không còn khả năng sản sinh kháng thể. Cho nên việc tiêm phòng vắc xin cho các bệnh khác đạt kết quả thấp.


3.  Triệu chứng, bệnh tích
- Triệu chứng: Thời gian ủ bệnh 2-3 ngày, sau khi nhiễm bệnh gà có biểu hiện triệu chứng đầu tiên là bay nhảy lung tung, hoặc cắn mổ vào hậu môn của nhau, giảm ăn, lông xù, lờ đờ, đi run rẩy, bị tiêu chảy phân màu trắng, loãng có nhiều chất nhầy, sau đó chuyển sang màu nâu, phân dính đầy xung quanh hậu môn, trọng lượng giảm nhanh. Gà mắc bệnh Gumboro lúc đầu có thể sốt nhẹ, sau tăng cao rồi giảm và chết sau vài ngày, bệnh này dễ chẩn doán phân biệt so với bệnh  Newcastle  và Cúm gia cầm ở túi Fabricius và hệ cơ (Túi Fabricius lúc đầu sưng to sau giảm dần chỉ còn bằng 1/3 lúc bình thường, hệ cơ xuất huyết thành vệt).

 



Hình ảnh triệu chứng của gà mắc bệnh Gumboro

 

- Bệnh tích: Mổ gà mắc bệnh Gumboro, ngày đầu mới phát bệnh thấy túi Fabrricius sưng to và có nhiều dịch nhầy trắng; Mổ ngày thứ hai, thứ ba phát bệnh thấy túi khí Fabricius sưng đỏ, xuất huyết lấm tấm, thận sưng nhạt màu, ruột sưng có nhiều dịch nhầy bên trong, tiền mề (phần giáp ranh giữa dạ dày tuyến và dạ dày cơ) xuất huyết vệt, ơ đùi và ngực xuất huyết vệt đỏ hoặc thâm đen. Xong mổ gà bị bệnh ở ngày thứ 5,6,7 thấy túi Fabricius teo nhỏ lại, cơ đùi và ngực bầm tím từng vệt, xác gà nhợt nhạt.
 



Hình ảnh bệnh tích, mổ khám khi gà mắc bệnh


4. Phòng bệnh
Chỉ phòng bệnh bằng vắc xin, không dùng kháng thể để phòng bệnh. Nâng cao sức đề kháng và miễn dịch 
không đặc hiệu để làm giảm độ mẫn cảm với mầm bệnh bằng ĐIỆN GIẢI-GLUCO K - C, đặc biệt những khi thay đổi thời tiết và khi sức khỏe giảm sút 
Chú ý: ít nhất phải làm vắc xin được làm 2-3 lần để tạo miễn dịch đầy đủ.


5. Điều trị
Bệnh gumboro nếu có phát hiện kịp thời, biết cách chữa khoa học thì khả năng khỏi bệnh rất cao, nên phải kết hợp hài hòa giữa các yếu tố: hạ sốt, cung cấp điện giải, chống xuất huyết, giải độc, tiêu viêm, trợ sức, trợ lực, chống bệnh kế phát.
Gà mắc bệnh thường có 8 nguyên nhân chính làm cho gà bệnh chết nhanh hơn và nhiều hơn, nên khi chữa gà mắc bệnh Gumboro cần can thiệp cả 8 nguyên nhân đó là:
- Chết khát (khi chữa cần bơm nước hoặc bơm thuốc thẳng vào diều tránh bị sặc, gà không tự uống được)
- Sốt cao ( Khi chữa cần có thuốc hạ sốt như: Paracetamol, Anagin…)
- Mất cân bằng chất điện giải ( Khi chữa cần bổ sung các chất điện giải chống mất nước )
- Bị viêm các phủ tạng (khi chữa cần có thuốc kháng viêm)
- Xuất huyết cơ đùi, cơ ngực, túi Fabricius và phủ tạng (khi chữa cần bổ sung vitamin K)
- Kiệt sức (Khi chữa cần bổ sung đường và cung cấp năng lượng)
- Mất sức đề kháng (khi chữa cần bổ sung vitamin C, các thuốc bổ nâng cao sức đề kháng).
- Kế phát các bệnh do vi trùng, virus, kí sinh trùng (khi chữa cần chọn kháng sinh phổ rộng, chữa đúng bệnh kế phát)


Như vậy khi chữa bệnh Gumboro cần những bước sau:
Bước 1: Hòa gói 280 gr Điện giải ANTI - GUMBORO + 100ml dd ANTI_GUMBORO đi kèm +  20 lít nước sạch  pha cho cả đàn uống trong 24-36 giờ đầu. Những con yếu sẽ bơm thẳng trực tiếp vào diều, mỗi con 3-5 ml, sau 2-3 tiếng bơm lại lần 2, lần 3 (thường sau 2 lần bơm) gà sẽ tự đứng dậy, tự ăn, tự uống được.

Bước 2 : Tiêm kháng thể Gumboro liều lượng như sau : Gà dưới 0,5kg tiêm 0,5- 1ml / con, gà trên 0,5kg tiêm 1- 2ml / con
Bước 3 : Sau 24-36 giờ cho uống BIO AMOXYCOLI  100gr /100 - 200  lít nước uống. 

 

Kết quả hình ảnh cho Điện giải - antigumboro

Sản phẩm dùng trong điều trị bệnh Gumboro


6. Các cách chữa bệnh Gumboro kế phát
Gà sau khi bị Gumboro do sức đề kháng bị giảm sút nghiêm trọng nên rất dễ mắc các bệnh khác, tùy từng khả năng khác nhau mà người nuôi sẽ lựa chọn phác đồ phù hợp 
* Phác đồ 1:
Giải pháp số 1 chữa bệnh Gumboro ghép cầu trùng , tiêu chảy:
Sử dụng Điện giải ANTI GUMBORO  kết hợp với  BIO COCCI 33  1g/4-6 kg TT ngày. Dùng liên tục trong 3-5 ngày.
Phác đồ 2: 
Chữa bệnh Gumboro kế phát E.coli ghép tụ huyết trùng tiêu chảy:
Sử dụng  Điện giải ANTI GUMBORO  kết hợp với BIO AMOXYCOLI 1g/2-3 lít nước uống. Dùng liên tục trong 3-5 ngày.

* Phác đồ 3:
Phác đồ chữa bệnh Gumboro kế phát hen E.coli, ghép tụ huyết, tiêu chảy:
Sử dụng Điện giải ANTI GUMBORO  kết hợp vớ BIO TYLODOX PLUS 1g/2 lít nước tương đương 1g/4- 6 kg TT. Dùng liên tục trong 3-5 ngày.

Thong ke

Gửi tin nhắn qua Zalo