TT Phân Phối Thuốc Trang Trại FARMVET : X Kim Anh- H Kim Thành- T Hải Dương- GPKD số: 04F8000473- MST: 0800307128

Tư vấn kỹ thuật : 0977565565 | 8h – 19h00 ( Từ Thứ Hai  đến Thứ Bảy )

CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÒNG BỆNH CẦU TRÙNG GÀ

15/06/2019 | Admin

NGUYÊN NHÂN:

Do các loại cầu trùng như: Eimeria tenella ký sinh ở manh tràng và Eimeria necatrix ký sinh ở ruột non của gà. Cả hai đều gây ra tiêu chảy có máu ở gà.

ĐƯỜNG LÂY TRUYỀN

Bệnh lây qua đường tiêu hóa. Những gà bị bệnh cầu trùng hoặc những gà đã khỏi bệnh nhưng còn mang trùng -> bài thải trứng cầu trùng theo phân ra nền chuồng, là nguồn gốc lây lan bệnh trong trại.

Trứng cầu trùng trên nền chuồng sẽ nhiễm vào thức ăn, nước uống -> khi gà nhặt thức ăn có trứng cầu trùng, chúng sẽ đi vào ruột gà và gây bệnh.

Eimeria tenella và Eimeria necatrix xâm nhập vào các lớp tế bào ruột, phá vỡ mạch máu gây tình trạng xuất huyết nặng -> làm gà đi phân sáp hoặc phân có máu.

TRIỆU CHỨNG

Bệnh cầu trùng gà có hai dạng: Cầu trùng manh tràng và cầu trùng ruột non, đôi khi kết hợp cả hai thể cùng một lúc.

+Bệnh cầu trùng ở manh tràng: Bệnh thường xảy ra lúc gà từ 3 đến 7 tuần tuổi (khá phổ biến). Gà có biểu hiện kêu nhiều, ăn ít, uống nước nhiều, gà xệ cánh, xù lông, đi phân sệt có màu đỏ nâu, phân gà sáp hoặc có máu tươi.

+Bệnh cầu trùng ở ruột non (tá tràng)

BỆNH TÍCH

+Bệnh cầu trùng manh tràng: Bệnh tích điển hình nhất là hai manh tràng sưng to.

+Bệnh cầu trùng tá tràng (ruột non): Tá tràng sưng to, thành ruột dày cộm lên và thấy rõ những chấm trắng. Ruột phình to lên từng đoạn khác thường. Ở thể kết hợp thì cả manh tràng và tá tràng đều sưng to và có màu đỏ sậm.

PHÒNG BỆNH

1. Phòng bệnh bằng thuốc: Dùng thuốc trộn vào thức ăn hoặc nước uống để khống chế bệnh cầu trùng bộc phát như đã trình bày ở trên.

2. Phòng bệnh bằng biện pháp vệ sinh thú y:

Nuôi trên nền thì phải có lớp độn chuồng hút ẩm và khô ráo.

Sau mỗi đợt nuôi phải làm vệ sinh và sát trùng chuồng trại với một trong các thuốc như BIO-GUARD, BIODINE, BIOXIDE hoặc BIOSEPT, sau đó thay lớp độn chuồng mới

Chuồng phải thông thoáng, không bị lạnh hoặc quá nóng.

Thả ngoài sân thì sân phải khô ráo và nên trải một lớp cát

Loại thuốc

Loại gà

Thời gian phòng bệnh

Liều lượng, đường cấp thuốc

BIO-ZURILCOC

Gà công nghiệp

Gà nuôi thả

Gà giống

-Đợt 1:Ngày tuổi 11 và 12

-Đợt 2:Ngày tuổi 22 và 23

-Đợt 3: Lúc 2 – 4 – 7 tuần tuổi (1 đợt cho thuốc 2 ngày ngày)

-Cứ 3 tháng uống thuốc một đợt, liên tục 2 ngày

1ml/3,5kg thể trọng hoặc 1ml/1 lít nước uống. Cho uống 2 ngày liên tiếp

BIO-ANTICOC

Gà con

Gà giống

-Đợt 1:Ngày tuổi 10-11-12

-Đợt 2:Ngày tuổi 20-21-22

Cứ 2 tháng dùng 1 đợt thuốc trong 3 ngày

1g/lít nước hoặc 2g/kg thức ăn trong 3 ngày

BIO-QUINO-COC

Gà con

Gà hậu bị, gà giống

-Đợt 1:Ngày tuỏi 10-11-12

-Đợt 2:Ngày tuổi 20-21-22

Cứ 2 tháng dùng một đợt thuốc trong 3 ngày.

1mL/lít nước trong 3 ngày

BIO-COCCI 33

Gà con

Gà giống

-Đợt 1: Ngày tuổi 10-11-12

-Đợt 2:Ngày tuổi 20-21-22

Mỗi 2 tháng cho uống 1 đợt thuốc trong 3 ngày.

1g/lít nước uống hoặc 2g/kg thức ăn hoặc 1g/5kg TT, trong 3 ngày liên tục

1g/lít nước uống hoặc 2g/kg thức ăn hoặc 1g/6kg TT, trong 3 ngày liên tục,

3. Phòng bệnh bằng vắc xin : Hiện nay phòng bệnh Cầu trùng bằng vắc xin là giải pháp đem lại hiệu quả cao về kinh tế. Mời bạn đọc xem bài : VẮC XIN CẦU TRÙNG - GIẢI PHÁP TỐI ƯU ĐỂ PHÒNG BỆNH

 

Thong ke

Gửi tin nhắn qua Zalo