TT Phân Phối Thuốc Trang Trại FARMVET : X Kim Anh- H Kim Thành- T Hải Dương- GPKD số: 04F8000473- MST: 0800307128

Tư vấn kỹ thuật : 0977565565 | 8h – 19h00 ( Từ Thứ Hai  đến Thứ Bảy )

BỆNH VIÊM DẠ DÀY - RUỘT CẤP TÍNH

17/10/2019 | Phí Ngọc Tú

Nguyên nhân :

Bệnh phổ biến xảy ra quanh năm thường thấy nhiều vào mùa hè khi thời tiết nóng và mưa ẩm ướt. Có 4 nguyên nhân có thể gây ra viêm dạ dày và ruột cấp ở chó.

- Do tổn thương đường tiêu hóa khi chó ăn phải thức ăn cứng, nhọn ( VD : xương gà, xương cá ... ) hoặc ăn phải thức ăn ôi thiu hoặc ăn quá nhiều thức ăn nhiều đạm, mỡ làm rối loạn tiêu hóa, dẫn đến viêm dạ dày, viêm ruột
- Do giun móc (Ancylostoma caninum) : giun móc có những móc nhọn bằng kitin cắm vào vách ruột non ở phần tá tràng, không tràng để hút máu, tạo ra những tổn thương và xuất huyết trong tổ chức niêm mạc ruột. Vi khuẩn có sẵn trong niêm mạc ruột sẽ xâm nhập vào những chỗ bị tổn thương gây thành bệnh viêm ruột cấp.
- Do virus: Virus Parvo, Virus Carê khi xâm nhập vào hệ thống tiêu hóa của chó phát triển nhanh chóng, phá hoại niêm mạc dạ dày và ruột.
- Do vi khuẩn : Chó ăn uống phải thức ăn và nước uống có chứa vi khuẩn thương hàn (Salmonella), vi khuẩn yếm khí (Clostridium), vi khuẩn E.Coli... Những vi khuẩn này sẽ phát triển trong niêm mạc đường tiêu hóa gây ra bệnh viêm dạ dày và ruột cấp.

Triệu chứng
- Vài ngày đầu chó ít ăn hoặc bỏ ăn, sốt 39,5 - 40oC, có kèm theo các cơn run rẩy. Sau đó, chó nôn mửa liên tục đồng thời tiêu chảy nặng, phân lúc đầu táo bón sau loãng có màu xám vàng, có lẫn niêm mạc dạ dày và ruột lầy nhầy, có mùi rất tanh.
- Do nôn mửa và tiêu chảy liên tục, chó mất nước thể hiệûn: mắt trũng, bụng thót, da nhăn nheo. Khi bị mất nước chó không được điều trị kịp thời sẽ chết sau một vài ngày.
- Thời kỳ cuối của bệnh, chó thường chảy máu ruột nên phân có màu nâu sẫm hoặc lờ đờ như máu cá. Trước khi chết thân nhiệt chó thường hạ thấp . Thời kỳ này chó không đi được, kiệt sức, nằm một chỗ và chết.
- Bệnh viêm dạ dày và ruột cấp nếu không chữa trị kịp thời, chăm sóc chu đáo thì chó sẽ chết 90 - 100% trong thời gian 2 - 4 ngày. Một số chó qua khỏi nhưng chuyển thành thể viêm dạ dày ruột mãn tính. Thể bệnh này làm chó bị gầy còm, thiếu máu do kém ăn, lúc thì táo bón, lúc thì tiêu chảy.
Phòng bệnh:
- Cho chó ăn thức ăn nấu chín, không cho ăn thịt sống và trứng sống, vì trong thịt sống và trứng sống dễ bị nhiễm các loại vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hóa như: vi khuẩn thương hàn, trực khuẩn yếm khí, trực khuẩn E.Coli. Không cho chó ăn thức ăn ôi thối, cho uống nước sạch không nhiễm bẩn.
- Thực hiện tẩy giun sán định kỳ cho chó bằng SANPET cứ 3- 4 tháng tẩy 1 lần để tránh gây tác hại cơ giới dẫn đến viêm ruột cấp.
- Định kỳ tiêm phòng vaccine chống bệnh Carê và Parvovirus bằng vắc xin HIPRADOG 1 năm tiêm 1 lần 
Điều trị:
Nguyên tắc chung là chẩn đoán đúng nguyên nhân gây bệnh từ đó điều trị nguyên nhân kết hợp với điều trị triệu chứng, trợ sức và trợ tim mạch.

Ngừng cho ăn, hạn chế cho uống trong 24h đầu, trong những trường hợp nghi do thức ăn thì không nên tiêm chống nôn để chó nôn được thức ăn hoặc chất độc ra khỏi cơ thể 
Điều trị bằng một trong các loại kháng sinh sau:
- CLAFOTAX  : liều 1ml/ 2 - 3 kg thể trọng. ngày 2-3 lần tiêm bắp hoặc dưới da
- LINSPEC 5/ 10 : liều 1ml/ 3-5 kg thể trọng/ngày. tiêm bắp hoặc dưới da

- BIO FLODOXY : 1ml / 3-5 kg thể trọng tiêm bắp hoặc dưới da 

- BIO CODEXIN : liều 1ml/ 5kg thể trọng 
Kết hợp với điều trị triệu chứng và bồi dưỡng bằng các loại như :
- BIO METASAL  : liều 2- 5 ml/con/ngày.
- BCOMPLEX  : liều 2- 5 ml/con/ngày.
- Gluco KC Bamin  : liều 1ml/ 5 kg thể trọng
- Atropin : liều 2ml/10 -15 kgP
- Long não : liều 2 - 4 ml/con/ngày.
- Truyền glucose 5% để cung cấp nước và chất điện giải giúp chó mau hồi phục.


 

Thong ke

Gửi tin nhắn qua Zalo