TT Phân Phối Thuốc Trang Trại FARMVET : X Kim Anh- H Kim Thành- T Hải Dương- GPKD số: 04F8000473- MST: 0800307128

Tư vấn kỹ thuật : 0977565565 | 8h – 19h00 ( Từ Thứ Hai  đến Thứ Bảy )

BỆNH MAREK’S Ở GÀ ĐÁ

19/05/2020 | An Nga
BỆNH MAREK’S Ở GÀ ĐÁ
 
- Bệnh Marek ở gà hay còn được gọi với tên gọi khác là bệnh “teo lườn “ung thư gà, “hội chứng khối u”.
- Là một bệnh truyền nhiễm của gà thuộc virus nhóm Herpes gây ra. Tỷ lệ mắc bệnh từ 10-50% và tỷ lệ chết có thể đến 100%.
- Đặc trưng của bệnh là tăng sinh tế bào lympho, thâm nhiễm tế bào đơn nhân dưới hình thức khối u ở tổ chức thần kinh ngoại biên và các cơ quan nội tạng, mống mắt, da và cơ.
- Gà bị nhiễm bệnh Marek thì dễ mắc những bệnh khác bao gồm cả bệnh do ký sinh trùng, cầu trùng và các bệnh do vi trùng.
- Gà thường mắc bệnh sau 6 tuần tuổi, xảy ra chủ yếu ở độ tuổi 8 - 24 tuần tuổi. Gà có thể mắc bệnh ngay từ khi mới nở ra nhưng phải đến 45 ngày tuổi trở lên gà mới bắt đầu chết.
1. Phương thức truyền lây
- Phương thức lây truyền chính là qua đường hô hấp và ăn uống.
- Bệnh có thể dễ dàng lây lan trực tiếp qua tiếp xúc hoặc gián tiếp qua đường không khí.
- Virus nhân lên rất nhiều ở tế bào biểu mô của lớp hóa sừng lỗ chân lông, khi các tế bào này phát tán trong không khí là nguồn lây lan bệnh.
- Virus trong vảy bụi lông và da bong tróc có thể tồn tại ngoài môi trường và làm lây bệnh trong vài tháng ở 20-250C hoặc hàng năm ở 40C.
2. Cơ chế sinh bệnh
Sau khi vào cơ thể qua đường hô hấp, virus tác động trước tiên vào hệ thần kinh ngoại biên và một bộ phận của hệ thần kinh trung ương. Ở đây hình thành quá trình viêm mãn tính với sự thâm nhiễm tế bào lympho, tổ chức bào và tương bào. Các dây thần kinh bị thái hóa, tổ chức liên kết nội mô thần kinh tăng sinh cao độ. Kết quả của sự thâm nhiễm tế bào lympho và tăng sinh của mô bào thần kinh làm các dây thần kinh ngoại biên trương to, mất dần các chức năng sinh lý gây nên rối loạn cơ năng vận động.
Ở tủy sống đầu mút các dây thần kinh hai bên cũng có thể bị thoái hóa, nếu bệnh trầm trọng thì tế bào thần kinh bị chết. Ở não có thể thấy các đám viêm không đặc hiệu quanh mạch.
Ngoài tổ chức thần kinh, virus còn cư trú cục bộ ở một số khí quan và gây nên quá trình bệnh lý tại đó. Đặc trưng là sự hình thành các khối ung thư lympho bào ở da, cơ và một số nội tạng như gan, thận, lách, buồng trứng.
Virus còn tác động vào các khí quan tạo máu gây bệnh bạch huyết cấp tính.
3. Triệu chứng
- Khi bị nhiễm virus, gà có thời kỳ ủ bệnh dài, tối thiểu là 28 ngày, thường là 2 tháng sau đó.
- Trong thời gian ủ bệnh, gà đa phần không có biểu hiện bất thường. Tuy nhiên, triệu chứng thường rất nặng khi phát bệnh và tỷ lệ chết rất cao.
- Bệnh gây ra nhiều hội chứng với các biểu hiện khác nhau ở thể cấp tính, thể u thần kinh, thể mắt và thể da.
* Thể u gan - lách - ruột 
- Gà kém ăn, sau vài tuần  gà chậm chạp, lười vận động, tiêu chảy phân xanh hoặc trắng loãng, một số có biểu hiện bại liệt. Gà chết có thể trạng rất gầy, 2 bên cơ lườn bị teo mỏng, gà chỉ còn da bọc xương

- Mổ khám sẽ thấy gan sưng to, có trường hợp có u, lách ( quả tối ) cũng sưng to gấp 2-3 lần so với gà bình thường, có con xuất hiện khối u ở ruột 

*Thể u thần kinh:
- Hay còn gọi là bệnh Marek’s thể mãn tính, do kết quả bệnh biến ở hệ thần kinh ngoại biên.
- Đặc trưng của thể này là gà bệnh đi lại khó khăn,  giai đoạn đầu có thể thấy xã cánh, chân đi tập tễnh, 3 ngón chân chụp lại với nhau;  liệt nhẹ sau nặng dần bại liệt hoàn toàn. Do gà bị viêm dây thần kinh vận động.
- Hiện tượng bại liệt (thường không đối xứng) một chân duỗi về phía trước, chân kia duỗi về sau, cánh xã một bên hoặc cả hai bên, đầu và cổ hạ thấp xuống . Nếu dây thần kinh giao cảm bị liệt, diều bị dãn, gà khó thở.
* Thể mắt:
- Gà thường bị viêm mắt. Thể mắt có thể là thể đơn độc không kèm theo triệu chứng thần kinh.
- Bệnh bắt đầu bằng hiện tượng viêm mắt nhẹ.
- Con vật tỏ ra rất mẫn cảm với anh sáng, chảy nước mắt trong. Dần dần viêm màng kết rồi viêm mống mắt.
- Mủ trắng đóng đầy khóe mắt, khả năng nhìn kém dần, không mổ trúng thức ăn.
- U lympho thể mắt khiến cho mống mắt của một hoặc hai bên mắt có màu xám, con ngươi không bình thường hoặc bị lệch tâm khiến cho gà bệnh bị mù một phần hoặc mù hoàn toàn.
* Thể da:
- Quan sát thấy sau khi nhổ lông, xuất hiện nhiều u nhỏ, hình tròn có đường kính lớn hơn 1cm, đặc biệt rõ ở các lỗ chân lông
4. Bệnh tích
- Bệnh tích tùy thuộc vào độc lực virus, đường xâm nhập, tuổi, tính biệt, sức đề kháng của cơ thể.
- Gà chết có xác chết khô, gầy. Tư thế chết một chân duỗi thẳng về phía trước, một chân duỗi vè phía sau, lòng bàn chân hướng lên trên.
- Ở thế mãn tính là hiện tượng dây thần kinh ngoại biên bị viêm tăng sinh ( thường to gấp 2-3 lần hoặc hơn nữa so với bình thường), bị phù thũng, màu xám hoặc vàng nhạt, đôi khi mờ đục. Do tăng sinh cao độ các tổ chức liên kết nên các dây thần kinh kế cận thường bị dính lại thành bó lớn
- Gan, lách, tim sưng to hơn nhiều lần so với bình thường, nhạt màu và bở.
- Trường hợp khối u ở thể hạt làm mặt gan sần sùi với nhiều nốt to nhỏ không đều nhau màu trắng xám.
- Trường hợp khối u ở đường tiêu hóa như dạ dày tuyến, thành ruột sẽ làm các tổ chức này dày lên.
- U ở cơ làm tổ chức cơ phồng to, mặt cắt khối u màu trắng xám, đôi khi thấy hoại tử ở giữa u.
- Trong thể da, u xuất hiện nhiều ở da làm cho da sần sùi, lỗ chân lông dày lên từng cục.
- Sắc tố mắt bị thay đổi, mống mắt chuyển màu xám, con ngươi bị biến dạng
5. Chẩn đoán phân biệt
Cần chẩn đoán phân biệt bệnh Marek’s với một số bệnh như:
- Bệnh Leukosis.
- Bệnh viêm thần kinh ngoại vi không xác định được nguyên nhân, thường gây liệt và dây thần kinh tăng sinh xảy ra ở gà 6-12 tuần tuổi. Gà bị bệnh không có u ở nội tạng.
- Ngoài ra còn một số bệnh dễ nhầm lẫn như u tủy, chứng tăng hồng cầu, thiếu vitamin B2, thiếu canxi, bệnh Histomoniasis (bệnh đầu đen), bệnh xám mắt do di truyền, Newcastle thể thần kinh, viêm não tủy truyền nhiễm, viêm khớp.
6. Phòng bệnh
- Những trại nuôi gà giống cần tiêm phòng vắc xin Marek đa giá ( lưu ý là vắc xin đa giá ) trong 24h sau khi ấp nở thì mới bảo đảm được gà không bị bệnh 
- Chỉ mua giống ở nhưng cơ sở cung cấp đã làm vắc xin Marek khi gà 1 ngày tuổi.
- Phun thuốc sát trùng bằng một trong các hóa chất: BIOXIDE để tiêu diệt mầm bệnh bên ngoài môi trường, định kỳ 3 ngày một lần.
- Bổ sung men tiêu hóa tổng hợp và các chất điện giải, vitamin để tăng sức đề kháng cho gà, nhất là khi thời tiết thay đổi đột ngột, nắng mưa thất thường, khi đánh kháng sinh, vắc xin.
7. Điều trị
Không có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh Marek. Cách tốt nhất khi phát hiện và chẩn đoán đúng gà bị Marek thì lập tức tiêu hủy và khử trùng chuồng trại
Bước 1: Phun thuốc sát trùng bằng một trong các hóa chất: BIOXIDE để tiêu diệt mầm bệnh bên ngoài môi trường, định kỳ 3 ngày một lần, liên tục 4-5 lần ( trong 15-20 ngày )
Bước 2: Xử lí những con chưa có triệu chứng bệnh  ( Lưu ý hướng dẫn này chỉ áp dụng với gà đá, không áp dụng cho gà nuôi thịt )
- Chuyển những con còn khỏe chưa có biểu hiện bệnh đến chỗ nuôi khác, mục đích là cách ly với khu vực chăn nuôi đang nhiễm bệnh
- Để tăng sức đề kháng nên tiêm KHÁNG THỂ HANVET K.T.G: 2ml/con. Tiêm nhắc lại sau 2 ngày.
- Sử dụng các thuốc Vitamin tổng hợp, khoáng, acid amin thiết yếu giúp tăng sức đề kháng cho gà :BIO METASAL tiêm 1ml/ gà , PERMASOL ACID-PAK® 4-WAY 2X WATER SOLUBLE pha nước cho uống 5-7 ngày 
- Sử dụng thuốc giải độc gan thận: ESCENT ®L  tăng cường chức năng gan
- Nếu gà sốt dùng thuốc hạ sốt cho gà bằng : HAN-PARA C 1gr / 1lit nước 
 
 
Thong ke

Gửi tin nhắn qua Zalo