TT Phân Phối Thuốc Trang Trại FARMVET : X Kim Anh- H Kim Thành- T Hải Dương- GPKD số: 04F8000473- MST: 0800307128
Tư vấn kỹ thuật : 0977565565 | 8h – 19h00 ( Từ Thứ Hai đến Thứ Bảy )
1. Nguyên nhân
Bệnh gây ra bởi một trong các nhóm sinh vật gây bệnh như viêm phổi – màng phổ (PPLO), cụ thể là Mycoplasma. Bệnh xảy ra ở các giống gia cầm như gà, gà tây, vịt, ngan, ngỗng và chim bồ câu ở các lứa tuổi khác nhau.
Tỷ lệ tử vong hoàn toàn do CRD là không đáng kể, nhưng việc kiểm soát CRD là rất quan trọng vì nó tạo cơ hội cho các vi sinh vật gây bệnh khác phát triển và gây bệnh trên gia cầm, như thường xuyên kết hợp với E.coli và các virus gây bệnh trên đường hô hấp khác (Newcastle, IB, …)
Môi trường không thuận lợi, mật độ quá đông, tiểu khí hậu kém. Bệnh thường ghép với các bệnh nhiễm khuẩn khác có sẵn trong chuồng nuôi như bệnh do E.coli, nấm phổi, newcastle… Sử dụng vacxin sống có thể gây bệnh. Hoặc nhập gà từ nơi khác có mầm bệnh về lây bệnh cho gà nhà.
2.Đường lây truyền
Chủ yếu qua đường hô hấp từ gia cầm bệnh sang gia cầm khỏe, gia cầm hít phải mầm bệnh trong không khí bị ô nhiễm và có thể truyền từ mẹ sang con thông qua trứng.
3. Triệu chứng
Trong những đàn mà bị nhiễm bệnh qua trứng, những biểu hiện lâm sàng có thể phát triển và biểu hiện từ giai đoạn 3 -6 tuần tuổi còn những trường hợp khác thì phát triển ở giai đoạn chuẩn bị sinh sản.
-Gà ủ rũ, bỏ ăn, ăn ít cám con lại nhiều trong máng.
-Viêm khớp , các khớp sưng to, có dịch, tư thế ngồi khuỷu.
Bàn chân sưng
Khó thở luôn phát ra tiếng khò khè ở khí quản (khò khè), rõ nhất khi ta kiểm tra gà về đêm và gần sáng.
Gà khó thở, vươn lên để thở
Gà luôn vẫy mỏ,có dịch chảy ra từ mỏ
Gà đẻ trứng sản lượng giảm, tăng tỉ lệ trứng dị hình, mỏng vỏ...
Bệnh CRD thường gép với các bệnh khác như Ecoli, tụ huyết trùng là tăng tỉ lệ chết
4. Chẩn đoán phân biệt
Bệnh có biểu hiện đường hô hấp, do bệnh đường hô khác nên nhiều người nhầm lẫn dẫn đến điều trị không đúng thuốc gây thiệt hại lớn về kinh tế. Cần phân biệt bệnh Hen, CRD với các bệnh sau:
Với Viêm khí quản truyền nhiễm IB
Với Viêm mũi truyền nhiễm IC
Với Viêm thanh khí quản truyền nhiễm ILT
5. Bệnh tích
Đường hô hấp chứa đầy dịch viêm cata. Viêm xoang, phế quản, ngoại tâm mạc, phổi, ngoại vi của gan. Túi khí mờ đục. Trong túi khí hình thành các nang limphô. Chất bã đậu tích tụ trong túi khí khi phôi chết từ trong trứng. Viêm bao hoạt dịch, khớp có dịch rỉ viêm màu xám và mịn. Gà bệnh giảm ăn, gầy. Giảm sản lượng trứng.
Mổ khám thấy xoang mũi, khí quản có nhiều dịch nhầy, xuất huyết.
Khí quản nhiều dịch nhày
Túi khí viêm đục, có chấm trắng
Túi khí bị đục và có bọt
-
Túi khí bị đục
Túi khí bị đục
Túi khí có nhiều bọt
Trường hợp bệnh lâu ngày ghép thêm E.coli: màng phổi, màng bao tim và màng gan bị phủ lớp fibrin dày có màu trắng ngà, phù nề các khớp, xuất tiết dịch viêm ở khớp, thoái hóa bề mặt của khớp.
CRD ghép với E.coli
CRD ghép với E.coli
6. Phòng bệnh
Vệ sinh sạch sẽ, phun thuốc sát trùng định kỳ, vắc xin phòng bệnh này chưa được áp dụng phổ biến và chi phí cao nên người ta ít dùng.
Dùng thuốc kháng sinh phòng bệnh định kỳ mỗi tháng từ 2-3 lần, mỗi lần dùng 2 -3 ngày. Mỗi lần cách nhau 7 – 10 ngày. Đây là cách phòng bệnh rất hiệu quả và kinh tế. Chọn 1 trong số kháng sinh sau DOXY 50 % ( CTC BIO )hoặc hoặc TYLOSIN 98% ( HANVET )dùng theo liều khuyến cáo phòng bệnh đã ghi trên bao bì sản xuất.
7. Điều trị
Cách 1: Dùng BIO TYLODOX PLUS 100gr + HAN GOODWAY 200gr pha 100 lít nước. Hai thuốc trên có thể pha lẫn hòa vào nước cho uống liên tục cả ngày lẫn đêm trong 3- 5 ngày sẽ làm tăng tác dụng của thuốc, tăng hiệu quả điều trị.
X Kim Anh- H Kim Thành- T Hải Dương- GPKD số: 04F8000473- MST: 0800307128
Hotline: 0977565565
Chúng tôi sẽ gửi tất cả các thông tin khuyến mại và chương trình giảm giá của thuoctrangtrai.com đến bạn !
Copyright © 2019 Thuốc thú y. All right reserved - Designed by: https://thuoctrangtrai.com/