1.Nguyên nhân
Parvovirus ngỗng và parvovirus vịt Xiêm khác nhau về kháng nguyên và vật chủ gây bệnh. Loài ngỗng có khả năng đề kháng với parvovirus của vịt Xiêm, trong khi đó ở vịt Xiêm, cả hai loài vi rút trên đều có thể gây bệnh cho vịt Xiêm và vịt Xiêm lai.
Parvovirus gây bệnh cho vịt (Anh Đào, Bắc Kinh…) là một biến chủng của Parvovirus.
2. Loài nhạy cảm
– Ngỗng, vịt, vịt Xiêm ( Ngan ), vịt Xiêm lai ( Ngan Lai ) là những loài dễ bị nhiễm bệnh. Trước đây bệnh Derzsy’s chủ yếu xảy ra ở ngỗng và vịt Xiêm, nhưng các năm sau này người ta ghi nhận bệnh xảy ra ở trên vịt nữa. Năm 1971 ở Pháp đã ghi nhận “hội chứng lùn và mỏ ngắn” trên vịt con Bắc Kinh do nhiễm parvovirus. Năm 2015 tình trạng tương tự cũng đã được báo cáo trên những đàn vịt con Anh Đào nuôi ở Trung Quốc.
– Gà và những động vật có vú không bị bệnh này.
3. Những vùng có bệnh
Bệnh Derzsy’s phổ biến khắp châu Á, châu Âu, Nga, Anh. Ở Việt Nam cũng đã phát hiện bệnh này ở một số trang trại nuôi vịt.
4. Lứa tuổi mắc bệnh
Mức độ của bệnh Derzsy’s phụ thuộc hoàn toàn vào độ tuổi. Vịt con và ngỗng con dưới một tuần tuổi rất nhạy cảm với bệnh này, thường ở thể cấp tính và tỷ lệ tử vong có thể đạt 100%. Trong khi ở độ tuổi 4-5 tuần tuổi thì thiệt hại nhẹ hơn với thể bệnh bán cấp tính hoặc mãn tính.
Do Parvovirus lây nhiễm nhanh chóng ở các tế bào đang phân chia, đó là lý do tại sao bệnh chỉ xảy ra ở vịt con và ngỗng con. Tuy nhiên, ở những vịt bị suy giảm miễn dịch hoặc phụ nhiễm thêm những vi rút và vi khuẩn khác có xu hướng làm bệnh nặng thêm do tác dụng hiệp đồng của chúng và kéo dài thời gian nhạy cảm của bệnh có khi lên đến 9 tuần tuổi.
Trong giai đoạn cấp tính của bệnh, các động vật bị nhiễm trùng thải ra một lượng lớn virus vào môi trường, làm cho sự sự lây nhiễm xảy ra nhanh chóng trong đàn. Sau giai đoạn nhạy cảm này, vịt và ngỗng vẫn có thể bị nhiễm bệnh mà không có triệu chứng lâm sàng nhưng phát triển nhiễm trùng tiềm tàng và truyền virus qua phân và trứng
5. Đường truyền lây
+ Lây truyền ngang: Vịt bệnh -> lây bệnh cho vịt khỏe
+ Lây truyền dọc: Vịt mẹ bị bệnh -> truyền mầm bệnh qua trứng -> rứng nở ra vịt con bị bệnh
– Lây truyền ngang: Vịt hoặc ngỗng bị nhiễm bệnh thải một lượng lớn virus trong phân của chúng ra môi trường, dẫn đến sự lây lan nhanh chóng do tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp thông qua con đường “phân-miệng” do lây nhiễm từ thức ăn, nước uống đến những con khỏe mạnh.
– Lây truyền dọc: Ở những vịt và ngỗng sinh sản bị nhiễm bệnh cận lâm sàng, chúng đóng vai trò là vật mang mầm bệnh và truyền virus qua trứng và gây bệnh cho những con mới nở. Ngoài ra nhiễm trùng ngoài vỏ trứng cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc đưa bệnh nhiễm vào những đàn không có bệnh trong trại ấp trứng.
6. Triệu chứng lâm sàng
Các dấu hiệu lâm sàng biểu hiện khác nhau tùy theo độ tuổi của ngỗng và vịt khi bị bệnh.
– Thể cấp tính: Thường xảy ra ở ngỗng con và vịt con dưới 1 tuần tuổi. Quá trình bệnh có thể diễn tiến rất nhanh với các biểu hiện sau: giảm ăn, uống nhiều nước, viêm ruột, tiêu chảy trắng, chảy nhiều nước mắt và nước mũi, bị liệt, suy nhược và tử vong cao xảy ra trong vòng 2-5 ngày sau khi nhiễm bệnh. Tỷ lệ chết có thể đạt tới 100% ở những con bị nhiễm bệnh trong các lò ấp trứng. Ở ngỗng con và vịt con 2-3 tuần tuổi, mặc dù mắc bệnh cao nhưng tỷ lệ chết thường dưới 10%.
Tuy nhiên, các yếu tố phức tạp như quản lý kém và nhiễm trùng thứ phát do vi khuẩn, nấm hoặc virus có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ tử vong cuối cùng.
– Thể mãn tính: Các ngỗng và vịt sống sót trong giai đoạn cấp tính của bệnh có thể bị bệnh kéo dài hơn, cho thấy dấu hiệu chậm phát triển, giảm ăn, uống nhiều nước, chân bi liệt và yếu đuối, rất miễn cưỡng khi di chuyển, nước mắt và dịch mũi chảy ra nhiều, mí mắt thường đỏ và sưng, tiêu chảy trắng, màng giả xơ cứng bao bọc quanh lưỡi và xoang miệng. Rụng lông chung quanh lưng và cổ, bày ra vùng da đỏ. Dịch lỏng được tích tụ nhiều trong xoang bụng, khiến cho các ngỗng con và vịt con đứng trong tư thế “chim cánh cụt”.
Hội chứng lùn và mỏ ngắn” xảy ra trên vịt bị nhiễm parvovirus với biểu hiện đặc trưng là mỏ ngắn hơn bình thường, lưỡi nhô ra khỏi mỏ, cơ thể lùn, chậm phát triển, nhiều con còi cọc, độ lớn không đồng đều, giảm ăn, khó tiêu, sụt cân, chân bị dị dạng nên đi đứng khó khăn.Tỷ lệ bệnh cao nhưng tỷ lệ tử vong thấp
Mỏ ngắn, lưỡi thè ra khỏi mỏ
7. Bệnh tích
+ Trường hợp cấp tính: Biểu hiện lâm sàng ngắn, thường có các bệnh tích sau: Cơ tim nhợt nhạt và đỉnh tim tròn. Gan, lá lách, thận và tuyến tụy bị sưng và tắc nghẽn
+ Bán cấp tính và mãn tính: Biểu hiện lâm sàng kéo dài hơn, các bệnh tích thường được ghi nhận là: Cơ tim mềm nhão, Viêm màng ngoài gan và viêm màng ngoài tim, sưng và tắc nghẽn gan, viêm lách và tuyến tụy, phù phổi. Ứ huyết thanh trong xoang bụng, viêm ruột.
Có thể có xuất huyết ở cơ đùi và cơ ngực. Các tổn thương hoại tử và loét có thể được quan sát thấy trong miệng, họng và thực quản.
Viêm màng ngoài của gan
Viêm ruột xuất huyết ở thể cấp tính
8. Điều trị
Nên loại thải những con vịt có biểu hiện lâm sàng như mỏ ngắn, thè lưỡi, còi cọc, chân bị dị dạng ra khỏi đàn vì chúng là nguồn phát tán mầm bệnh.
Mặc dù bệnh Derzsy’s chưa có thuốc đặc trị, nhưng vẫn phải cấp kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm khuẩn thứ phát, cấp vitamin và men vi sinh để tăng sức đề kháng, giúp giảm thiệt hại do bệnh gây ra.
Những thuốc kháng sinh cho kết quả tốt với các nhiễm khuẩn thứ phát là BIO-AMCOLI PLUS hoặc BIO-TILODOX PLUS hoặc BIO-ENRO C. Những thuốc vitamin giúp tăng sức đề kháng và giúp vịt nhanh mọc lông trở lại thường dùng là BIO-B.COMPLEX+A,D,E,C hoặc BIO-AMINOSOL. Cấp thuốc BIOTIC để ổn định vi khuẩn đường ruột, giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
9. Phòng ngừa
Bệnh Derzsy’s không có thuốc đặc trị nên việc phòng bệnh là rất quan trọng, người chăn nuôi thực hiện đầy đủ các biện pháp sau sẽ cho kết quả tốt:
– Bệnh Derzsy’s dễ xảy ra trên vịt con và ở những đàn mà bố mẹ có tiền sử đã bị bệnh, vì vậy nên chọn mua vịt con ở những cơ sở chăn nuôi có uy tín.
– Lúc vịt 1-3 ngày tuổi tiêm kháng thể Viêm gan + Rụt mỏ vịt ( CNC- Anti DHV ) liều lượng 0,5 ml/con . Những ngày sau đó pha thuốc Ampi - Coli với liều 1g/lít nước, cho uống liên tục 5 ngày để phòng ngừa bệnh đường tiêu hóa.
- Ngày thứ 7-8 tiêm vắc xin CNC Derzsy Live liều lượng 0,5ml/ con
– Sát trùng chuồng nuôi, sát trùng trại ấp, máy ấp trứng thật kỹ lưỡng với một trong các loại thuốc sát trùng hiệu quả cao như FORMALDES hoặc BIOXIDE
– Các đàn vịt đã bị bệnh Derzsy’s không nên được sử dụng để nhân giống. Chỉ dùng trứng từ những đàn bố mẹ không bị nhiễm parvovirus mới được dùng để ấp.
– Không được nuôi vịt với các lứa tuổi khác nhau trong cùng một ô chuồng. Cách ly vịt bệnh ngay khi xảy ra dịch bệnh và hai ngày sát trùng chuồng một lần với một trong các loại thuốc sát trùng vừa nêu trên.
– Mỗi khi thời tiết thay đổi, nên cấp thuốc cho vịt để tăng sức đề kháng giúp đàn vịt luôn khỏe mạnh như G MOX 500 hoặc hoặc BIO ENROFLOXACIN 10 % , ngoài ra nên cấp thêm vitamin như HAN GOODWAY hoặc PERMASOL từ 3-5 ngày mỗi đợt.
– Sau khi xuất bán vịt, chuồng trại phải được vệ sinh và sát trùng kỹ lưỡng rồi để trống tối thiểu 2 tuần. Sau đó, sát trùng chuồng lặp lại một ngày trước khi nhập đàn vịt mới vào để nuôi.