TT Phân Phối Thuốc Trang Trại FARMVET : X Kim Anh- H Kim Thành- T Hải Dương- GPKD số: 04F8000473- MST: 0800307128

Tư vấn kỹ thuật : 0977565565 | 8h – 19h00 ( Từ Thứ Hai  đến Thứ Bảy )

BỆNH BẠI HUYẾT TRÊN NGAN VỊT

17/09/2019 | Phí Ngọc Tú
Bệnh Nhiễm trùng huyết ở vịt (RIEMERELLOSIS) hay còn gọi là bệnh BẠI HUYẾT, là tình trạng vi trùng xâm nhập vào máu gây rối loạn đông máu, rối loạn tuần hoàn, hô hấp, viêm màng não mủ đưa đến suy gan, suy thận và các nội tạng khác của cơ thể và cuối cùng vịt chết nhanh chóng.
Nguyên nhân :
 Do vi khuẩn Riemerella anatipestifer (RA) Gram âm, thuộc họ Flavobacteriaceae gây ra. Ở trong nền chuồng và môi trường nước, vi khuẩn có thể sống 13 – 27 ngày. Vi khuẩn Riemerella anatipestifer có khoảng 21 serotype khác nhau và không có khả năng bảo hộ chéo ( Đó chính là nguyên nhân làm cho việc sản xuất vắc xin phòng bệnh này gặp khó khăn ). Đôi khi trong cùng một đàn vịt có thể nhiễm 1 hay nhiều serotype vi khuẩn khác nhau, vì vậy việc dùng vaccine nhiều khi không hiệu quả. Do đó, khâu vệ sinh và sát trùng chuồng trại là rất quan trọng để phòng bệnh. Các thuốc sát trùng như BIO-GUARD, BIOXIDE, BIODINE, BIOSEPT rất hiệu quả để tiêu diệt mầm bệnh này.
Loài mắc bệnh: Ngoài vịt và ngỗng rất nhạy cảm với bệnh, các loài khác như: ngan, gà tây, chim cút, thiên nga,…cũng có thể bị bệnh này.
Lứa tuổi mắc bệnh: Mọi lứa tuổi của vịt đều có thể mắc bệnh. Nhưng ở vịt con 1 – 8 tuần tuổi là dễ bị bệnh nhất. Thời gian ủ bệnh từ 2 – 5 ngày. Tỷ lệ chết khoảng 75%

 

Vịt bị nhiễm trùng huyết
Đường lây bệnh:
- Bệnh được lây từ vịt bệnh sang vịt khỏe theo 3 cách:
- Vi khuẩn xâm nhập qua lớp biểu mô của cơ quan hô hấp
- Mầm bệnh có trong chất tiết của dịch mũi làm vấy nhiễm vào thức ăn, nước uống lây qua đường tiêu hóa
- Vi khuẩn cũng có thể xâm nhập qua các vết trầy xước trên da, đặc biệt là trên bàn chân
Triệu chứng:
- Thường có một số con vịt bị chết độ ngột, vịt có các triệu chứng sau:
Dấu hiệu tiêu hóa: Vịt tiêu chảy, phân xanh xám (dấu hiệu đầu tiên)
- Dấu hiệu hô hấp: Sốt, ủ rũ, chảy nước mắt, nước mũi, khó thở
- Dấu hiệu thần kinh: Sưng phù đầu và cổ, ngoẹo cổ, đầu cổ bị run. Viêm khớp, mất điều hòa, vịt đi lại khó khăn. Dễ bị kích động, hai chân duỗi ra như bơi
- Viêm ống dẫn trứng ở vịt đẻ (bên trong chứa nhiều dịch màu vàng)
Bệnh tích
Gan và lách sưng, gan bị tổn thương, viêm màng ngoài tim, viêm túi khí, viêm màng não, viêm vòi trứng, viêm sưng khớp, đôi khi bị mòn sụn khớp.
Phòng bệnh :
 Phòng bệnh bằng vắc xin:
Hiện nay đã có vắc xin phòng bại huyết do Việt Nam sản xuất, hiệu quả rất tốt Chi tiết xem tại đây

- Vệ sinh, chăm sóc, nuôi dưỡng:
Bệnh chịu tác động từ môi trường rất lớn do mầm bệnh phân tán ở khắp nơi như: nguồn nước mặt, trạm ấp, dụng cụ chăn nuôi, chất độn chuồng…Vì vậy, để đảm bảo cho việc phòng bệnh  bại huyết một cách có hiệu quả, cần chú ý các vấn đề chăm sóc nuôi dưỡng sau đây:
+ Các trang thiết bị máy ấp, khay ấp và trứng trước khi đưa vào ấp nở phải được xông sát trùng để loại bỏ mầm bệnh.
+ Chuồng trại, bãi đỗ, sàn nuôi nhốt vịt phải được vệ sinh sạch bằng vôi bột hoặc dung dịch thuốc sát trùng như: Formaldes , BIOXIDE sau mỗi lứa nuôi hoặc xử lý định kỳ 10-15 ngày/lần.
Trong giai đoạn nuôi úm vịt con nên nhốt trên sàn, hạn chế tiếp xúc với nguồn nước mặt sớm để tránh lây nhiễm Ecoli có trong nước, cho vịt tắm trên sàn.
+ Sử dụng nước sạch, mát cho vịt con uống, không sử dụng nước ao, hồ để pha thuốc kháng sinh hoặc thuốc bổ trợ.
+ Nên cho vịt con ăn thành nhiều bữa trong ngày, hạn chế việc cho ăn kéo dài là giảm chất lượng thức ăn
+ Bổ sung một trong các chế phẩm như: BIO TIC, All- Zym, HAN GOODWAY, trộn vào thức ăn hoặc nước uống cho vịt để tăng cường tiêu hóa, nâng cao sức đề kháng.
+ Sử dụng một trong các loại kháng sinh sau để phòng bệnh cho vịt: AMOXY COLI WSP . GENTADOX WSP , GENTA - COSTRIM 
Điều trị
Những kháng sinh có thể điều trị được bệnh nhiễm trùng huyết bao gồm: Penicillin, Amoxycillin, Cephalosporins, Trimethoprim+Sulfamide, Florfenicol, Tetracycline, Quinolone (Marbofloxacin, Enrofloxacin…), Lincomycin.
Qua điều trị thực tế cho thấy hiệu quả cao nhất là các loại thuốc tiêm như PAXXCELL hoặc CEFTIOFOUR hoặc LINSPEC 5/10, đồng thời kết hợp CATOVET ( METASAL ) + ANAGIN 30% pha chung tiêm để tăng sức đề kháng, vịt sẽ mau khỏi bệnh.
Phác đồ 1 
BỘ KHÁNG SINH VỊT NGAN  ( 3 trong 1 ):
- 1ml đã pha tiêm cho 3 kg thể trọng ( vịt ngan trọng lượng dưới 1kg )
- 1ml đã pha tiêm cho 5 kg thể trọng ( vịt ngan trọng lượng trên 1 kg ). Tiêm liên tục 2 ngày. Sau đó cho uống hoặc trộn thức ăn BIO AMOXYCOLI 100gr cho 500 - 700 kg thể trọng / lần ( ngày 2 lần ) liên tục thêm 5 ngày 
Phác đồ 2 
PAXXCELL 4GR ( 80ml nước cất ) + BIO METASAL ( 200ml ) + ANAGIN 30% ( 200ml ). Tiêm 1 ml thuốc đã pha cho 2-3 kg thể trọng. Tiêm liên tục 3 ngày, sau đó cho uống hoặc trộn thức ăn AMOX-COLI WSP 100gr cho 500 kg thể trọng ( Ngày 2 lần ), liên tục 5 ngày 
Phác đồ 3 :
LINSPEC 5/10 + BIO METASAL + ANAGIN 30% ( tỷ lệ 1+1+1 )  1 ml thuốc đã pha tiêm cho 1 kg thể trọng, tiêm liên tục 3 ngày, sau đó cho uống hoặc trộn thức ăn GENTADOX WSP 100gr cho 500 - 700 kg thể trọng ngày 1 lần ( liên tục 3 ngày ) 
Tất cả các phác đồ trên đều bổ sung cho uống thêm Vitamin, giải độc gan để hỗ trợ và tăng sức đề kháng cho ngan vịt mau hồi phục
Thong ke

Gửi tin nhắn qua Zalo