1- Nguyên nhân chó bị kí sinh trùng máu
Một số nguyên nhân có thể gây nhiễm kí sinh trùng đường máu chó mèo:
- Chó bị nhiễm Babesia ( Còn có tên Lê dạng trùng ) - Có ít nhất 09 loài Babesia trên chó đã được xác định (Babesia canis vogali, B. canis canis, B. canis rossi, B. gibsoni, B. conradae, B. microti, B. caballi anulata, 02 loài Babesia lớn chưa có tên ở Bắc Mỹ và Anh Quốc). Có 04 loài Babesia trên mèo: B. felis, B. canis sp., B. cati và B. canis presentii.
- Chó bị nhiễm Ehrlichia canis (Sinh vật gây ra bệnh này là một sinh vật rickettsial. Rickettsiae tương tự như vi khuẩn Gram - ). Động vật chân đốt làm lây nhiễm bệnh Ehrlichia là loài ve chó màu nâu Rhipicephalus sanguineus. Loài ve này ưu tiên sống trên chó cả ba vòng đời và có thể sống ở ngoài môi trường nơi nuôi nhốt chó
- Chó bị nhiễm Anaplasma phagocytophilum. Nó được truyền qua vết cắn của ve hươu (còn được gọi là ve chân đen) và ve chân đen phương tây. Một dạng Anaplasma ít hơn là do Anaplasma platys gây ra và lây truyền qua ve chó nâu. Anaplasmosis đã được báo cáo trên toàn thế giới ở nhiều loại động vật.
- Chó bị nhiễm đơn bào Trypanosoma.cruzi
- Nguyên nhân lây nhiễm thường do các động vật trung gian như ve, bọ chét ... hoặc lây qua vết cắn do con chó khác gây ra
Triệu chứng
Các triệu chứng con vật nhà bạn có thể gặp phải khi nhiễm kí sinh trùng đường máu
- Sốt, chán ăn, bỏ ăn, người mệt mỏi ít vận động.
- Giảm cân, ho.
- Chảy máu bất thường (ví dụ, chảy máu cam, chảy máu dưới da – trông giống như những đốm nhỏ hoặc vết bầm tím).
- Chảy nước mắt hoặc mũi chảy nước.
- Nôn mửa và tiêu chảy.
- Các triệu chứng thần kinh (ví dụ, không điều phối, trầm cảm, liệt, …)
Chẩn đoán
1- Chẩn đoán lâm sàng
- Triệu chứng của Lê dạng trùng và Trypanosoma.cruzi: Thiếu năng lượng, mệt mỏi, chán ăn, nướu nhạt, sốt, bụng chướng (báng bụng), nước tiểu vàng, da vàng hoặc da cam, giảm cân
- Triệu chứng của Anaplasmosis do A.phagocytophilum gây ra: Thường gây ra tình trạng khàn tiếng, đau khớp, sốt, thờ ơ và chán ăn. Hầu hết những con chó bị nhiễm bệnh sẽ có triệu chứng trong 1 đến 7 ngày; tuy nhiên, một số sẽ không có hoặc chỉ có các triệu chứng nhỏ. Các dấu hiệu lâm sàng ít phổ biến hơn bao gồm nôn mửa, tiêu chảy, ho và thở khó khăn. Hiếm khi, các dấu hiệu thần kinh như co giật đã được báo cáo.
- Triệu chứng bị nhiễm Anaplasma phagocytophilum : Chó yếu ớt, lờ đờ, chán ăn, giảm trọng lượng và có xu hướng xuất huyết. Sự xuất huyết biểu hiện dưới dạng đốm hay vết bầm trên da. Mắt chó bị đổi màu hay giảm sự nhìn hay có thể bị mù vì cận protein huyết, tăng huyết áp, xuất huyết dưới võng mạc và sự tách rời võng. Chó lờ đờ, mất điều hòa, run rẩy do viêm màng não. Trường hợp chó bị cấp tính sẽ gây tổn thương mô cơ tim, kiểm tra có sự thay đổi điện tâm đồ rõ ràng.
2- Chẩn đoán bằng xét nghiệm máu và que test nhanh
Do bệnh này có nhiều chủng gây bệnh trên chó nên việc kiểm tra âm tính bằng dụng cụ test do 1 chủng không đủ cơ sở để kết luận con vật này không mắc bệnh, cần tiến hành kiểm tra ở các chủng khác.
Bộ test gồm : 1 túi chứa thiết bị xét nghiệm, 1 que lấy bệnh phẩm, 1 ống chứa dung dịch mẫu
Cách sử dụng:
Lấy mẫu máu cho vào tuýp hình nón sau đó để đông tách thành 2 phần, ta lấy ống hút hút phần huyết thanh Nhỏ 3-4 giọt vào vùng S của thiết bị xét nghiệm. Đọc kết quả xét nghiệm trong vòng 5-10 phút. Kết quả cần xem xét sau 10 phút là chuẩn xác nhất.
Giải thích kết quả xét nghiệm: Vệt màu đỏ tía sẽ xuất hiện trên vạch chứng C không liên quan đến kết quả xét nghiệm. Sự hiện diện của vệt khác trên vạch mẫu T xác định kết quả xét nghiệm.
Vạch chứng C: Vạch này sẽ luôn luôn xuất hiện bất kể có sự hiện diện hay không của ký sinh trùng Erhlichia .Nếu vạch này không xuất hiện, test xem như không có giá trị
Vạch mẫu T: xác định sự hiện diện của ký sinh trùng :
- Âm tính: Chỉ xuất hiện vạch chứng C. ( không bị nhiễm )
- Dương tính: Xuất hiệncả vạch mẫu T và vạch chứng C. ( đã bị nhiễm )
- Làm lại xét nghiệm khi:
+ Cả hai vạch mẫu T và vạch chứng C đều không xuất hiện.
+ Chỉ có vạch mẫu T xuất hiện.
Trị bệnh
Kí sinh trùng đường máu là một căn bệnh rất nguy hiểm nếu không phát hiện sớm và được điều trị tại các cơ sở thú y uy tín, khi đó bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng, tỉ lệ tử vong cao. Nguyên tắc chung để điều trị có 4 bước quan trọng
1- Sử dụng các loại thuốc cầm máu bằng đường uống hoặc tiêm kết hợp chườm đá trên sống mũi
2- Bảo vệ thành mạch, nâng cao sức đề kháng
3- Truyền dịch + tiêm vitamin, thuốc bổ để cung năng lượng và chất điện giải.
4- Dùng hóa dược để tiêu diệt mầm bệnh và chống nhiễm trùng
Phác đồ 1: Điều trị nhiễm Lê dạng trùng và Trypanosoma
- Có thể dùng một trong các loại thuốc đặc trị lê dạng trùng sau:
+ Trypanosoma ( 1 lọ 775mg chứa 125 hoạt chất Isometadium ), 1 lọ thuốc pha với 12ml nước cất Tiêm vào bắp thịt với liều 1ml/ 10 kg thể trọng, sau 15 ngày có thể tiêm lại lần 2. ( chi tiết sản phẩm Xem tại đây )
+ Azidin: Thuốc có hiệu lực cao diệt các đơn bào ký sinh, thuốc rất an toàn không gây phản ứng phụ, không tạo ra các chủng đơn bào kháng thuốc. Azidin sử dụng thích hợp cho cả chó non và chó trưởng thành. Thuốc pha với nước cất 5-10%, tiêm vào bắp thịt hay mạch máu, dùng với liều 4-5mg/kg thể trọng. Pha mỗi lọ 2,36 gr ( chứa 1050 mg hoạt chất ) cho 50 ml nước cất , tiêm 1ml cho 10 kg thể trọng
Chú ý: Trước khi tiêm các loại trên cho gia súc cần tiêm thuốc trợ tim Cafein : 1ml / 10 kg thể trọng
- Điều trị triệu chứng:
+ Giảm đau, hạ sốt, tiêu viêm : F-PIN Inj 1ml/ 50 kg thể trọng ( Chi tiết Xem tại đây )
+ Chống xuất huyết: Vitamin K 1ml/con, ngày tiêm 2 lần.
+ Tăng lực, bổ máu : Han Tophan 1ml/ 5 kg thể trọng ( ngày 1 lần , tuần 3 lần ) hoặc Catosal 10% 1ml/ 5 kg thể trọng ( ngày 1 lần , tuần 3 lần )
Phác đồ 2: Điều trị nhiễm Ehrlichia.canis và Anaplasma.phagocytophilum
- Thuốc kháng sinh đặc trị: BIO SONE 1ml tiêm cho 3-5 kg thể trọng , ngày 1 lần, tiêm 5-7 ngày liền
- Điều trị triệu chứng:
+ Giảm đau, hạ sốt, tiêu viêm: F-PIN Inj 1ml/ 50 kg thể trọng ( Chi tiết Xem tại đây )
+ Chống xuất huyết: Vitamin K 1ml/con, ngày tiêm 2 lần.
+ Tăng lực, bổ máu: Han Tophan 1ml/ 5 kg thể trọng ( ngày 1 lần , tuần 3 lần ) hoặc Catosal 10% 1ml/ 5 kg thể trọng ( ngày 1 lần , tuần 3 lần )