TT Phân Phối Thuốc Trang Trại FARMVET : X Kim Anh- H Kim Thành- T Hải Dương- GPKD số: 04F8000473- MST: 0800307128

Tư vấn kỹ thuật : 0977565565 | 8h – 19h00 ( Từ Thứ Hai  đến Thứ Bảy )

BỆNH GIẢM BẠCH CẦU Ở MÈO

08/03/2022 | ADMIN
Bệnh giảm bạch cầu ở mèo hay còn gọi là bệnh viêm ruột truyền nhiễm ở mèo (Felien infectious Enteritis). Bệnh do một loại virus gây ra, với đặc điểm bệnh xuất hiện đột ngột, con vật nôn mửa, tiêu chảy và số lượng bạch cầu giảm rõ rết. Bệnh lây lan nhanh, khi bị bệnh, tỷ lệ tử vong rất cao từ 50 – 90%.
Nguyên nhân 
- Bệnh giảm bạch cầu ở mèo do một loại virus có tên Felien pavovirus (F.P.V) nằm trong nhóm Pavovirus gây ra.
- Virus FPV là một trong những loại virus có sức đề kháng cao, có thể sống được khoảng 30 phút  trong môi trường 56 độ C. Nhiều chất sát trùng phổ thông không thể loại bỏ được chúng. Chưa kể đến khả năng sinh sản nhanh chóng khiến tình trạng bệnh diễn biến nhanh. Chỉ 24h sau khi nhiễm phải virus FPV, chúng sẽ nhanh chóng phát triển và tấn công hệ thống miễn dịch trong cơ thể loài mèo, phá hủy niêm mạc ruột, làm suy giảm lượng bạch cầu trong máu.
- Mèo hoang không rõ nguồn gốc có nguy cơ bị bệnh giảm bạch cầu cao.
- Những nơi giết mổ mèo cũng có thể là nguyên nhân khiến căn bệnh này bùng phát.
Đường lây truyền 
- Toàn bộ động vật họ mèo đề mắc bệnh. Mẫn cảm nhất là mèo ba tháng đến 1 năm tuổi. Mèo lớn mắc bệnh thường ở thể nhẹ. Chồn cũng mấn cảm với bệnh.
- Tốc độ lây lan và phát triển của Virus này rất nhanh chỉ trong 24 giờ đầu nhiễm. Sau 2 ngày nhiễm bệnh thì hầu hết các mô trong cơ thể đã chứa số lượng lớn virus FPV. Chúng tấn công hệ miễn dịch của cơ thể mèo, đặc biệt làm suy giảm lượng bạch cầu trong máu, phá hủy niêm mạc ruột.
- Virus xâm nhập vào cơ thể mèo qua đường hô hấp, tiêu hóa. Chúng vào hạch amidan, hạch ruột rồi vào máu đi khắp cơ thể, đặc biệt là những mô có sự phân chia tế bào nhanh và là những cơ quan có thẩm quyền miễn dịch như tủy xương, lách và các nang lympho ở nếp gấp ruột.
- Virus phá hủy các mô ở những tổ chức này làm số lượng bạch cầu bị giảm.
- Mèo đã khỏi bệnh vẫn có thể đào thải virus kéo dài vài tháng.
Triệu chứng
Thời gian ủ bệnh giảm bạch cầu mèo từ 2 – 3 ngày, có thể kéo dài từ 5 – 7 ngày.
1. Thể quá cấp tính
- Bệnh xảy ra đột ngột, con vật đau vùng bụng, thân nhiệt hạ, suy nhược nghiêm trọng và chết sau 24 giờ (dễ nghi mèo trúng độc)
2. Thể cấp tính
- Mèo bị sốt cao 40oC trong 24 giờ đầu, bỏ ăn, nằm không vận động, mèo trong trạng thái vô cảm, lông xù, bẩn, niêm mạc nhợt nhạt.
- Rối loạn tiêu hóa: Khát nước dữ dội, nôn ra nước dãi có bọt, tiêu chảy nặng, phân mùi thối khắm có khi lẫn máu. Con vật có phản ứng đau khi sờ bụng.
- Bệnh tiến triển từ 2 – 3 ngày. Thân nhiệt hạ thấp hơn mức bình thường, sau đó hôn mê và chết, tỷ lệ chết khá cao từ 50 – 80%.
- Những con còn sống qua 5 ngày thường qua khỏi, mèo có thể bình phục sau vài tuần, lượng bạch cầu lại tăng lên bình thường.
3. Thể ẩn tính
- Phổ biến ở mèo trưởng thành, mèo bị sốt nhẹ và giảm bạch cầu, ngoài ra không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng nào khác.
- Mèo khỏi bệnh có miễn dịch kéo dài.
4. Thể thần kinh
- Gặp ở mèo con, do mèo mẹ bị bệnh trong thời kỳ mang thai, mèo con đẻ ra mất khả năng điều hòa vận động, yếu ớt, tỷ lệ nuôi sống thấp.
Chẩn đoán
- Chẩn đoán lâm sàng dựa vào đặc điểm dịch tễ và triệu chứng lâm sàng: bệnh giảm bạch cầu ở mèo xảy ra ở mèo từ 3 tháng tuổi đến 1 năm tuổi. Mèo bệnh sốt li bì, có triệu chứng tiêu hóa, viêm ruột, tiêu chảy, bạch cầu giảm rõ rệt.
- Chẩn đoán phi lâm sàng: test giảm bạch cầu ở mèo sử dụng phương pháp PCR chẩn đoán xét nghiệm bệnh sẽ thu được kết quả chính xác nhất nhưng tốn thời gian và cần phòng thí nghiệm để chẩn đoán.
- Test nhanh bằng bộ Kit Test Virus Panleukopenia Feline (FPV) được bán rộng rãi trên thị trường và kết quả khá chính xác tình trạng của mèo.
Bước 1: Dùng dụng cụ lấy bệnh phẩm trong bộ Kit để lấy mẫu phân hoặc dịch miệng.
Bước 2: Cho que Test vào ống chứa dung dịch rồi khuấy xoay tròn que trong chất pha loãng.
Bước 3: Nhỏ từ 3 – 4 giọt vào vùng S của thiết bị xét nghiệm.
Bước 4: Đợi từ 5 – 10 phút rồi đọc kết quả.
Kết quả đọc được có các trường hợp sau:
Trường hợp 1: Chỉ xuất hiện vạch chữ C là không nhiễm bệnh (Âm tính).
Trường hợp 2: Xuất hiện cả hai vạch mẫu T và vạch chứng C: đã nhiễm bệnh (Dương tính).
Trường hợp 3: Không xuất hiện vạch nào thì làm lại xét nghiệm.
 Phòng bệnh
Thực hiện tốt công tác vệ sinh thú y
Phòng bệnh bằng vắc xin :
- Vắc xin đa giá phòng bệnh giảm bạch cầu và các bệnh hô hấp do virus gây ra ở mèo, tiêm cho mèo bắt đầu từ 8 tuần tuổi trở lên, sau 4 tuần tiêm nhắc lại.
- Mèo trên một năm tuổi mỗi năm tiêm vắc xin một lần.
- Hiện có những loại vắc xin sau đây thường được sử dụng 
Vacxin Novibac HCPCH.
Vacxin Zoetis Felocell
Vacxin Merial Purevax  Feline4
Các loại vắc xin trên đều phòng được 4 bệnh sau :
1. Feline Calicivirus (FCV) – gây bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bệnh răng miệng và gây bệnh viêm khớp.
2. Feline Chlamydophila – bệnh gây nhiễm trùng ở mắt, viêm kết mạc.
3. Feline Panleukopenia (FPV) – bệnh giảm bạch cầu.
4. Feline Rhinotracheitis (FVR) – bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên gây viêm mũi và khí quản hoặc viêm khí quản
 Điều trị
- Lập tức cách ly mèo bệnh khỏi những chú mèo khác ngay khi phát hiện mèo có biểu hiện bất thường.
- Chú ý giữ ấm cho mèo
- Hiện nay CHƯA CÓ thuốc đặc trị cho bệnh này. Vì vậy chủ yếu mèo nhiễm bệnh sẽ được điều trị bằng cách tăng sức đề kháng chống lại virus và tiêm kháng sinh để chống bội nhiễm kế phát cho mèo.
Phác đồ điều trị có hiệu quả cao :
- Tiêm BIO-SONE : 0,5ml/ 1kg thể trọng ( BIO-SONE là hỗn hợp kháng sinh phổ rộng và thuốc kháng viêm nên có tác dụng nhanh, manh để ngăn chặn các loại vi khuẩn gây bệnh kế phát, đồng thời điều trị viêm nhiễm tại đường tiêu hóa và hô hấp cho mèo bệnh )
- Tiêm CATOSAL 10% hoặc HAN TOPHAN liều 0,5ml/ 1 kg thể trọng ( Thuốc có tác dụng tăng lực, tăng sức đề kháng cho mèo ) 
- Nếu mèo có dấu hiệu tiêu chảy nặng và chảy nước dãi nhiều gây mất nước. Thì bổ sung nước và chất điện giải cho mèo bằng cách pha Oresol để mèo uống 2 tiếng 1 lần.
Thong ke

Gửi tin nhắn qua Zalo