TT Phân Phối Thuốc Trang Trại FARMVET : X Kim Anh- H Kim Thành- T Hải Dương- GPKD số: 04F8000473- MST: 0800307128

Tư vấn kỹ thuật : 0977565565 | 8h – 19h00 ( Từ Thứ Hai  đến Thứ Bảy )

BỆNH CẦU TRÙNG BÊ NGHÉ

14/01/2020 | Nguyễn Hằng
Bệnh cầu trùng bò phân bố rộng ở hầu hết các nước trên thế giới. Ở Mỹ, thiệt hại do bệnh cầu trùng gây ra được xếp loại thứ 3 trong các bệnh gây hại cho bò. Người ta đánh giá mỗi năm bệnh cầu trùng gây thiệt hại khoảng 10 triệu đô la Mỹ trong chăn nuôi bò. Ở Anh, bệnh gây ra hội chứng ỉa chảy làm ảnh hưởng đến sự phát triển của bê non, gây nhiều thiệt hại kinh tế cho các trại nuôi bò các tỉnh tây nam, trong mùa hè và mùa thu.
Ở Việt Nam, bệnh cầu trùng bê và nghé được phát hiện ở nhiều địa phương và một số cơ sở chăn nuôi bò và bò sữa tập trung thuộc các tỉnh phía Bắc. Đào Hữu Thanh kiểm tra 1948 mẫu phân bò tại 12 nông trường và trại chăn nuôi HTX đã thấy tỷ lệ nhiễm cầu trùng là 20- 50 % (1976). Kết quả khảo sát ở một  số cơ sở chăn nuôi trâu bò sữa thấy bê nghé nhiễm cầu trùng với tỷ lệ 20- 25% là một trong những nguyên nhân gây ỉa chảy của bê nghé non.
1. Nguyên nhân
Bệnh cầu trùng còn gọi là bệnh lỵ đỏ, là một trong các bệnh ỉa chảy ở bê nghé từ 2 – 3 tháng tuổi. Bệnh do một số loài cầu trùng là những đơn bào gây ra.
Đến nay, các nhà nghiên cứu đã phát hiện 19 loài cầu trùng thuộc giống Eimeria ký sinh và gây hại cho trâu bò. Trong đó có 8 loài phổ biến. Mỗi loài cầu trùng đều có kích thước và hình dạng khác nhau: Eimeria zurni, Eimeria smithi, Eimeria ellipsoidalis, Eimeria cylindrical, Eimeria zủnabanensis, Eimeria bukidnonensis, Eimeria azerbaidshanica, Eimeria alabamanensis.
Ở Việt Nam, loài Eimeria zurni thấy phổ biến và cũng là tác nhân gây bệnh chủ yếu.
Trong quá trình ký sinh và phát triển ở ruột bê nghé, cầu trùng đã gây tổn thương cho lớp nhung mao ruột và lớp cơ vòng tiếp với nhung mao, làm tróc niêm mạc ruột và xuất huyết ruột.
Cầu trùng tiết ra các enzyme và độc tố phá hoại mô ruột. Những tổn thương của ruột tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây bệnh có sẵn trong ruột, xâm nhập vào tổ chức ruột và gây viêm ruột kế phát.
2. Đường lây truyền
Bệnh truyền qua đường tiêu hóa. Mầm bệnh từ ruột bê, nghé theo phân ra ngoài lẫn vào cây cỏ, thức ăn nước uống. Bê nghé khỏe mạnh ăn uống phải sẽ mắc bệnh.
Bê nghé từ 1 – 3 tháng tuổi hay mắc bệnh. Trâu bò trưởng thành nếu mắc bệnh chỉ ở thể nhẹ và mãn tính. Bệnh lây lan và phát triển vào mùa nóng ẩm mưa nhiều của mùa hè và mùa thu.
Bê nghé thường phát bệnh vào thời kỳ chuyển mùa từ thu sang đông, từ ấm áp sang lạnh ẩm, thiếu thức ăn làm chúng giảm sút sức chống bệnh.
3. Triệu chứng
Bê nghé nhiễm cầu trùng có thời kỳ ủ bệnh khoảng 7- 10 ngày, sau đó thể hiện ra một trong hai thể bệnh.
Thể cấp tính:
Con bệnh ăn ít, uống nước nhiều và ỉa lỏng sau vài ngày. Đầu tiên phân nát, sau ỉa chảy có mùi tanh, cuối cùng phân sệt có nhiều niêm mạc ruột, lầy nhầy và có lẫn máu tươi hoặc màu nân do tổ chức niêm mạc và mao mạch ở ruột bị phá hoại.
Một số trường hợp nhiễm trùng kế phát đường tiêu hoá, bê nghé có sốt nhẹ: 39.5- 40ºC.
Vật bệnh ỉa mỗi ngày 5- 10 lần. Mỗi lần ỉa con vật cong lưng rặn, nhưng phân ra ít. Do vậy, người ta gọi là “ bệnh lỵ đỏ” ở bê nghé non ( David, 1962).
Trong thể bệnh cấp tính ở bê nghé, nếu không được điều trị kịp thời sẽ chết sau 7 -10 ngày.
Thể mãn tính:
Các biểu hiện lâm sàng của vật bệnh giống thể cấp tính, nhưng nhẹ hơn và kéo dài 2 tuần lễ. Cũng có một số trường hợp, bê nghé có sức đề kháng qua được thời kỳ bệnh cấp tính và chuyển thành thể mãn tính.
Vật bệnh bị viêm ruột mãn tính, khi ỉa chảy, khi táo bón. Đặc biệt là phân thường có dịch nhày và dính máu. Con vật gầy còm, suy nhược, thường dễ bị các bệnh khác.
4. Phòng bệnh
Nuôi phải tuân thủ qui trình an toàn sinh học. Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ.
Diệt nha bào bằng cách đốt nền chuồng khi đưa đàn mới hoặc phun thuốc sát trùng như: BIODINE, BIOXIDE.
Đặc biệt nên phòng bằng thuốc cho bê nghé con bắt đầu từ 5 tuần tuổi, trước khi bê nghé bắt đầu ăn cỏ. Cũng để chống các vi khuẩn kế phát gây bệnh tiêu chảy. Cho uống HANZURIL-50  3ml/10 kg thể trọng, uống 1 lần duy nhất.
5. Trị bệnh
Theo nguyên tắc cầm máu, bổ sung nước và chất điện giải, tăng cường sức đề kháng, bù đủ năng lượng. Rồi mới diệt cầu trùng và các loại vi khuẩn đường kế phát.
Bước 1: Cho uống HANVIT K-C (10gr/5 lít nước) hoặc GLUCO K-C (10gr/1 lít nước). Pha uống cả ngày.
Bước 2: 
- Buổi sáng: Uống T.EIMERIN liều lượng như sau: 50 gr thuốc/250 kg thể trọng  trong 3 ngày, ngưng thuốc 2 ngày rồi cho uống tiếp 2 ngày ( chi tiết sản phẩm Xem tại đây
- Buổi chiều: Uống G-MOX 50% liều lượng 20 gr thuốc/ 200 kg thể trọng , liên tục 3-5 ngày.( chi tiết sản phẩm Xem tại đây )
Bước 3: Bổ sung ALLZYME 20gr/con, ngày dùng 2 lần khôi phục hệ vi sinh vật có lợi đường ruột.
 
Thong ke

Gửi tin nhắn qua Zalo