TT Phân Phối Thuốc Trang Trại FARMVET : X Kim Anh- H Kim Thành- T Hải Dương- GPKD số: 04F8000473- MST: 0800307128

Tư vấn kỹ thuật : 0977565565 | 8h – 19h00 ( Từ Thứ Hai  đến Thứ Bảy )

HƯỚNG DẪN XỬ LÝ BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU BÒ

22/07/2021 | Admin

Bệnh viêm da nổi cục, hay còn được gọi là bệnh viêm da nổi cục truyền nhiễm hoặc bệnh da sần, là bệnh truyền nhiễm do một loại vi rút thuộc họ Poxviridae gây ra trên trâu, bò. Vi rút không gây bệnh trên người. Đường truyền lây chủ yếu qua côn trùng đốt như muỗi, ruồi, ve; bệnh cũng có thể lây truyền do vận chuyển trâu, bò mang mầm bệnh, sử dụng chung máng uống, khu vực cho ăn, sữa, tinh dịch và qua tiếp xúc trực tiếp.

 1. Triệu chứng, bệnh tích
- Trâu bò mắc bệnh có những dấu hiệu như: sốt cao, có thể trên 410C, bỏ ăn, suy nhược và gầy yếu. Giảm khả năng tiết sữa rõ rệt ở gia súc đang cho con bú. Viêm mũi, viêm kết mạc và tiết nhiều nước bọt; sưng các hạch bạch huyết bề mặt (hạch trước vai, hạch sau đùi); một số trường hợp sưng các khớp chân.
-  Hình thành các nốt sần có đường kính từ 1 - 5 cm, đặc biệt là ở da đầu, cổ, chân, bầu vú, cơ quan sinh dục và đáy chậu trong vòng 48 giờ sau khi bắt đầu phản ứng sốt. Các nốt sần này có hình tròn, chắc và nhô cao trên da, mô dưới da và đôi khi cả các cơ bên dưới. Các nốt sần lớn có thể bị hoại tử và cuối cùng là xơ hóa, để lại các vết trong vài tháng hoặc có thể tồn tại vĩnh viễn.
- Các mụn nước, vết hoạt tử và vết loét có thể xuất hiện ở màng nhầy của miệng, đường tiêu hóa, khí quản, phổi.
-  Bò đực có thể bị vô sinh vĩnh viễn hoặc tạm thời; bò mang thai có thể sảy thai.

2. Phòng bệnh
 - Không mua trâu, bò mắc bệnh , nghi mắc bệnh viêm da nổi cục và từ vùng dịch viêm da nổi cục về nuôi. Tổ chức chăn nuôi trâu bò an toàn, không thả rông trâu bò theo đàn ăn chung; khi phát hiện trâu bò có triệu chứng mắc bệnh cần cách ly, báo ngay cho lực lượng thú y để xác minh, hướng dẫn thực hiện các biện pháp xử lý, phòng chống dịch.
 - Tăng cường chăm sóc cho đàn trâu bò: thêm thức ăn tinh, thức ăn xanh, muối, khoáng, vitamin ... trong khẩu phần ăn hàng ngày để tăng sức đề kháng; định kỳ tẩy giun sán, phòng trị ký sinh trùng đường máu, tiêm đầy đủ các loại vắc xin phòng các bệnh truyền nhiễm khác theo quy định.
 - Thực hiện tốt vệ sinh chuồng trại hàng ngày, định kỳ tiêu độc, khử trùng môi trường, dụng cụ chăn nuôi. Chủ động tiêu diệt các loại mầm bệnh và vật chủ trung gian truyền bệnh: sử dụng các loại hóa chất phun khử trùng ( FORMALDES , BIOXIDE ) các loại hóa chất diệt ruồi, muỗi, ve, mòng như Hantox 200, HANPEC  (Lưu ý đối với thuốc diệt muỗi và côn trùng nên phun vào buổi chiều tối là thời gian chúng hoạt động mạnh nhất).
 - Đối với các hộ có trâu, bò bị bệnh, nghi bị bệnh: phun thuốc tiêu độc khử trùng hàng ngày bằng FORMALDES hoặc BIOXIDE  liên tục trong vòng 20 -25 ngày ( 3- 4 ngày 1 lần )
  - Bệnh Viêm da nổi cục trên trâu bò là loại bệnh do vi rus gây ra, do đó tiêm phòng vắc xin là biện pháp chủ động, hữu hiệu nhất để phòng bệnh. Vắc xin hiện nay đang được Cục thú y cho phép sử dụng là vắc xin LUMPYVAC nhập khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ 
 3.Cách điều trị và xử lý đối với trâu bò bị bệnh Viêm da nổi cục 
- Khi phát hiện trâu bò mắc bệnh: Sử dụng các loại thuốc trợ sức, trợ lực để tăng cường sức đề kháng cho trâu bò như Glucose, Lactate (tốt nhất truyền được qua đường tĩnh mạch), Vitamin A,D,E; B-Complex; Vitamin C,... để tiêm hoặc hòa vào nước cho uống hàng ngày.
 - Khi con vật có biểu hiện sốt cao (phát hiện qua cặp nhiệt độ, gương mũi khô, phân táo,...) sử dụng các loại thuốc hạ sốt như Anagin, Paracetamol..
- Tiêu đờm, hỗ trợ gia súc dễ thở hơn, tăng cường hoạt động của cơ tim bằng các thuốc như Bromhexin hydroclorid, Cafein,...
 - Khi trâu, bò có hiện tượng viêm, sưng: Sử dụng một trong các loại thuốc giảm đau, kháng viêm sau:
     + F-PIN INJ tiêm liều 1ml/ 20 kg thể trọng, ngày 1 lần - 3 ngày liên tục ( Chi tiết sản phẩm Xem tại đây )
     + DEXA Thái tiêm liều 1ml/ 10 kg thể trọng, ngày 2 lần - 3 ngày liên tục
 - Sử dụng một trong các loại thuốc kháng sinh dưới đây để chống bội nhiễm kế phát, nhiễm trùng : CEFTIKETO , AMOXISOL ( BAYER ) 
 - Trường hợp phát hiện trâu bò có triệu chứng, biểu hiện mắc ký sinh trùng đường máu, sử dụng một trong những loại sau: AZIDIN, TRYPANOSOMA … (lưu ý thận trọng khi  tiêm cho gia súc đang mang thai; trước khi dùng thuốc 10-15 phút nên tiêm cafein hoặc long não để trợ tim, trợ sức).
 - Đối với các vết loét do bệnh : Rửa sạch các vết loét ở da, miệng, bầu vú, chân, bụng, … bằng các dung dịch như nước muối sinh lý, thuốc tím, cồn Iodine... sau đó có thể sử dụng các loại kháng sinh mỡ như KETOMYCIN 
 - Căn cứ vào các triệu chứng quan sát được như ho, khó thở, tiêu chảy, chướng hơi, ký sinh trùng đường máu để sử dụng các loại kháng sinh, thuốc an thần, cầm tiêu chảy, điều trị ký sinh trùng đường máu... theo thực tế.
Xem video cách cho trâu bò uống thuốc tại đây : Hướng dẫn cho trâu bò uống thuốc

 
Thong ke

Gửi tin nhắn qua Zalo