Nguyên nhân
Virus gây bệnh là dạng Reovirus có cấu trúc acid Nucleic nhân là ARN không có vỏ, hình khối 20 mặt đối xứng theo tỷ lệ 5:3:2, có 92 capsomer (Chen và Jiang, 1984; Chen và CTV 1985; Hong và CTV 1985), đừờng kính khoảng 60-70nm. Trương Thiết Phu (1984), Mạo Thụ Kiên (1988-1990) đã xác định Picornavirus nhỏ hơn, đừờng kính 25-35 nm. Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1, đã kiểm tra dưới kính hiển vi điện tử gặp thể virus ở mạng lưới nội chất của tế b́ào gan, thận của cá trắm cỏ bị bệnh.
Triệu chứng
Dấu hiệu bên ngoài: Da cá màu tối xẫm, cá nổi lờ đờ trên tầng mặt. Khi có hiện tượng cá chết, mắt lồi và xuất huyết, mang nhợt nhạt, nắp mang, vây xuất huyết. Nhìn chung dấu hiệu bệnh bên ngoài không thay đổi lớn. Cá giống thường xuất hiện dấu hiệu sớm nhất là vây đuôi chuyển ḿàu đen, bề ngoài thân ḿàu tối đen, hai bên cơ lưng có thể xuất hiện hai giải sọc màu trắng. Cá bệnh nặng bề ngoài thân có xuất huyết hơi đỏ. Cá giống trắm cỏ (4-6cm), nhìn dưới ánh sáng mạnh, có thể thấy cơ xung huyết. Xoang miệng, nắp mang, xung quanh mắt, gốc vây và phần bụng… đều biểu hiện xuất huyết. Nhãn cầu lồi ra, tơ mang ḿà đỏ tím hoặc xuất huyết, nếu cá bệnh xuất huyết nghiêm trọng thì tơ mang xuất huyết thành màu hơi trắng và dính bùn. Có một số cá bệnh hậu môn viêm đỏ. Cá trắm cỏ mắc bệnh hai tuổi trở lên, gặp nhiều ở phần gốc tia vây và phần bụng xuất huyết là chính, đồng thời thấy triệu chứng hậu môn viêm đỏ.
Dấu hiệu bên trong: Bóc da cá bệnh nhìn thấy các đốm hoặc đám cơ đỏ xuất huyết,bệnh nặng, cơ toàn thân xuất huyết đỏ tươi, đây là dấu hiệu đặc trưng thường thấy của bệnh. Cơ quan nội tạng: ruột xuất huyết tương đối rõ ràng, ruột cục bộ hoặc toàn bộ xuất huyết màu đỏ thẫm, thành ruột còn chắc chắn, không hoại tử. Trong ruột không có thức ăn. Gan xuất huyết có đốm màu trắng. Xoang bụng xuất huyết. Cá trắm cỏ bị bệnh trên hai tuổi xuất huyết không rõ ràng, thường gặp xuất huyết đường ruột. Bệnh kết hợp với bệnh viêm ruột do vi khuẩn làm cho ruột hoại tử và chứa hơi.
Bệnh ở dạng cấp tính: phát triển rất nhanh và trầm trọng, cá bị bệnh sau 3-5 ngày có thể chết, tỷ lệ chết 60-80%, nhiều ao, lồng chết 100 %. Bệnh xuất hiện chủ yếu ở cá giống cỡ 4-25 cm, đặc biệt cá giống cỡ 15-25 cm (0,3-0,4 Kg/con) mức độ nghiêm trọng nhất khi nuôi ở mật độ dầy như cá lồng và ương cá giống.
Bệnh ở dạng mãn tính: phát triển tương đối chậm, cá chết rải rác, bệnh xuất hiện trong suốt mùa phát bệnh, cá chết không có đỉnh cao rõ ràng. Bệnh mạn tính thường xuất hiện ở ao cá giống diện tích lớn nuôi thưa.
Mầm bệnh virus chủ yếu từ cá bệnh và cá mang virus. Cá bệnh sau khi chết, virus phát tán ở trong nước, các chất thải của cá mang virus và cá bệnh bao gồm phân, dịch bài tiết và nhớt ngoài thân đều có virus tồn tại, động vất thuỷ sinh khác nhiễm virus như: ốc trai, ếch và động vật phù du… đều có thể truyền virus qua dòng nước. Nguyên nhân bệnh lan rộng chính là nguồn nước nhiễm mầm bệnh virus không tiêu độc đã truyền từ thuỷ vực này sang thuỷ vực khác. Các thực vật thuỷ sinh mang virus trong ao bệnh như: bèo tấm, cỏ nước, rong… cho cá trắm cỏ khoẻ ăn, cũng có thể làm cho cá cảm nhiễm bệnh. Qua quan sát kính hiển vi điện tử, trứng của cá bố mẹ cũng có thể mang virus, như vậy đường truyền bệnh cũng sẽ khả năng truyền theo phương thẳng đứng.
Bệnh xuất huyết của cá trắm cỏ là bệnh của nước ấm (tính ôn). Thông thường phát bệnh khi nhiệt độ nước từ 25-32oC, khi thấp dưới 23oC và cao hơn 35oC bệnh rất ít phát sinh hoặc không phát bệnh. Theo các nhà nghiên cứu bệnh cá Trung Quốc (1999), khi nhiễm bệnh nhân tạo, ở 28oC sau khi tiêm mầm bệnh từ 4-7 ngày cá sẽ phát bệnh, ngâm từ 7-9 ngày cá mới phát bệnh. Đem cá khoẻ thả trong bể cá bệnh, có thể làm lây lan được bệnh. Tổ chức mang, não, cơ, thận, gan, tỳ, ruột của cá bệnh đều có thể phân lập được virus. Qua thí nghiệm, đem cá bệnh cảm nhiễm đã xuất hiện triệu chứng nuôi từ nhiệt độ 28oC giảm xuống 20oC, triệu chứng cá bệnh mất dần không dẫn đến tử vong.
Mùa vụ xuất hiện thường vào cuối xuân đầu hè (tháng 3 đến tháng 5), mùa thu (từ tháng 8 đến tháng 10) khi nhiệt độ nước 25-30oC bệnh xuất hiện nhiều và gây cá chết hàng loạt.
Phòng trị
Áp dụng đầy đủ biện pháp phòng bệnh tổng hợp.
Để giải quyết phòng trị bệnh xuất huyết cho cá trắm cỏ: đối với cá nuôi lồng áp dụng theo tiêu chuẩn 28TCN 111:1998 ; cá nuôi ao trước tiên cần phải cải tạo ao trước khi nuôi cá và thường xuyên cải thiện môi trường trong quá trình nuôi bằng vôi nung (CaO) liều lượng 2kg vôi/100m3 nước. Một tháng bón vôi 2 lần. Vôi hòa ra nước té đều khắp ao.
Khi xuất hiện bệnh tiến hành ngay các biện pháp sau :
- Bước 1 : Khử trùng nguồn nước ao nuôi bằng một trong các loại thuốc sau
+ VIPRI STOP : 1kg cho 2000 m3 nước dùng 2 ngày liên tục
+ Povidin 9000 : 1L cho 3000 m3 nước
Khử trùng ít nhất 3 lần, cách nhau 5-7 ngày / lần để tiêu diệt sạch mầm bênh, tránh lây truyền giữa cá bệnh và cá khỏe
- Bước 2 : Trộn Vitamin C cho cá ăn với liều lượng 30 mg/ 1kg cá/ngày (30g/ 100 kg cá /ngày) cho cá ăn liên tục 2- 3 tuần liền
- Bước 3 : Trộn kháng sinh cho ăn để chống bệnh kế phát. Nên dùng kháng sinh phổ rộng. Một trong các loại sau : HAN DOXY 10% , BIO AMOXCICILLIN 50 % Dùng liên tục 5- 7 ngày
- Bước 4 : Sau khi cá ngừng bệnh và khử trùng lần cuối tiến hành làm sạch nước ao và tái tạo hệ vi khuẩn có lợi bằng men vi sinh NB 25 và trộn thêm giải độc gan thận để cá mau hồi phục