TT Phân Phối Thuốc Trang Trại FARMVET : X Kim Anh- H Kim Thành- T Hải Dương- GPKD số: 04F8000473- MST: 0800307128

Tư vấn kỹ thuật : 0977565565 | 8h – 19h00 ( Từ Thứ Hai  đến Thứ Bảy )

BỆNH HAY GẶP TRÊN CÁ CHÉP

23/09/2019 | Admin

I. Bệnh xuất huyết mùa xuân ở cá chép

1. Triệu chứng

– Bên ngoài: Cá trong ao có hiện tượng ngạt thở, bơi lên tầng mặt, cá bơi không định hướng và mất thăng bằng. Nhìn bên ngoài thấy da có màu tối và xuất huyết. Mang có màu nhợt nhạt xuất huyết, mắt cá hơi lồi ra. Vây, đuôi bị cụt, vảy tróc, mình bầm tím (xuất huyết ngoài).

– Bên trong: Ruột chướng hơi, gan và mật sưng lên, khi cá bị bệnh nặng thường nội tạng nhũn ra (xuất huyết trong).

Kết quả hình ảnh cho bệnh xuất huyết trên cá chép

2. Nguyên nhân gây bệnh: Bệnh xuất huyết do vi rút Rhabdovirus carpio gây ra, chúng có dạng hình que, một đầu tròn như viên đạn, chiều dài 90-180nm, rộng 60-90 nm.

3. Phân bố và lan truyền bệnh

– Bệnh chủ yếu gặp ở cá chép, virus gây bệnh từ giai đoạn cá giống đến cá thịt. Ngoài ra còn gặp ở một số loài cá khác như mè trắng, mè hoa, cá diếc, cá nheo.

– Bệnh thường lây lan mạnh. Virus từ cá bệnh có thể theo phân cá, dịch nhớt trên thân và các chất thải khác của cá bệnh vào môi trường nước, chúng xâm nhập vào cá khoẻ qua mang, da và miệng.

– Bệnh xảy ra vào mùa có nhiệt độ thấp, thường vào cuối đông đầu xuân ở các tỉnh phía Bắc, ao nuôi cá thịt, cá bố mẹ đều gặp bệnh này. Đây là loại bệnh cấp tính nên phát bệnh rất nhanh và có tỷ lệ chết rất cao.

4. Phòng và trị bệnh

– Phòng bệnh:

+ Xử lý đáy ao bằng vôi bột 7-10kg/100mét vuông, trong quá trình nuôi 2-3kg/100mét vuông. Thả giống đúng thời vụ, không nuôi mật độ dày, tắm cá giống qua nước muối 2-4g/lít nước trước khi thả. Thay nước hoặc đảo nước trong ao khi thời tiết thay đổi.

+ Định kỳ dùng chế phẩm sinh học như POND FLOC 500gr  cho 3000 m³, mỗi tháng 1-2 lần 

+ Định kỳ mỗi tháng 2-3 lần trộn Vitamin C, Bổ gan thận bằng Supeliv với thức ăn tinh cho cá ăn 3-4 ngày/đợt để tăng sức đề kháng

+ Tạt muối xuống ao (2kg/1.000m³ nước, những ao rộng có thể treo túi vôi hoặc muối tại điểm cho ăn).

– Trị bệnh:

+ Khi phát hiện cá bị bệnh cần ngay lập tức khử trùng nước ao nuôi bằng chế phẩm VIPRIO hoặc BKC hoặc BIOXIDE liều dùng theo hướng dẫn, khử trùng 2-3 lần trong 2-3 tuần để làm sạch hoàn toàn mầm bệnh tránh tái phát 

+ Trộn thuốc kháng sinh BIO AMOXCICLLIN For Fis  vớo liều lượng 2g/kg thức ăn cho cá ăn liên tục 5 ngày để phòng các bệnh kế phát 

II. Bệnh do trùng mỏ neo

 - Triệu chứng: Cá nhiễm bệnh kém ăn, gầy yếu, chung quanh các chỗ trùng bám viêm và xuất huyết. Nơi trùng mỏ neo bám là điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Những chỗ bị trùng mỏ neo bám vào, khi nhìn bằng mắt thường có thể thấy giống hình của chiếc mỏ neo.

Nếu cá nhỏ bị trùng mỏ neo bám vào, có thể gây hiện tượng chết hàng loạt. Ngược lại, nếu cá lớn bị trùng mỏ neo bám vào sẽ là hệ quả cho nhiều chứng bệnh khác. Bệnh phổ biến trên hầu hết các loại cá nuôi như: trắm cỏ, chép, mè, rô phi,…

- Cách trị bệnh:

Dùng CLEAR&CLEAN 1lit cho 2000m3 nước, 1 tuần 1 lần, xử lý 2- 3 lần đến khi khỏi bệnh

( Tham khảo thêm bài về bệnh trùng mỏ neo )

 

Thong ke

Gửi tin nhắn qua Zalo