Theo chia sẻ của ông Philippe Greau chuyên gia về lợn của Pháp tại khu vực châu Á Thái Bình Dương và ông Bạch Đức Lữu, Chi cục trưởng Chi cục Thú y vùng 6 , có ba nguyên nhân chính khiến vacxin phòng ngừa bệnh dịch tả lợn châu Phi (African Swine Fever - ASF) đến nay chưa có kết quả.
- Đầu tiên, họ afivirus ASF có tới 22 type khác nhau. Do cấu trúc của nó là virus lớn hơn nhiều virus bình thường. Sau mỗi lần nuôi cấy, cấu trúc gen của virus ASF thay đổi dẫn đến kháng nguyên thay đổi. Bởi vậy, kháng thể của con lợn sinh ra không bảo hộ được virus trên thực địa. Hiện nay, một số nghiên cứu đã làm được vacxin nhược độc. Nhưng vacxin đó chỉ bảo hộ được đồng chủng virus chứ không thể bảo hộ chéo (bảo hộ dị chủng, nhiều chủng vacxin khác nhau). Hiện nay, trên thế giới có 22 serotype virus dịch tả lợn Châu Phi. Con virus ở Việt Nam thuộc serotype 2, vậy thì nếu sản xuất được vacxin nhược độc sẽ bảo hộ được chủng virus thuộc serotype 2, còn những chủng virus khác khả năng bảo hộ rất thấp.
- Thứ 2 là do chi phí sản xuất rất cao. Do phải có đủ tế bào dòng (môi trường nhân nuôi virus). Hiện nay, các nhà khoa học đã có một số loại tế bào có thể phân lập được virus rồi, nhưng để nhân nuôi virus với số lượng lớn và sản xuất vacxin là vấn đề khó. Để sản xuất tế bào dòng từ đại thực bào tủy xương heo sẽ mất chi phí rất cao, bởi vậy dù có sản xuất được vacxin thì cũng rất khó thương mại hóa.
- Thứ ba, cũng có thể do yếu tố thị trường (thị trường không đủ rộng để các nhà sản xuất vacxin quyết tâm đầu tư nghiên cứu bào chế vacxin) bởi bệnh chỉ xuất hiện mạnh ở các năm 2014, 2015, 2016, 2017… tại một số nước, như Nga, Phần Lan, Ukraina, Slovakia do vậy các công ty nghiên cứu và sản xuất vắc xin chưa thật sự chú trọng đến.
Vì vậy biện pháp phòng bệnh duy nhất hiện nay là các trại chăn nuôi heo cần áp dụng biện pháp chăn nuôi AN TOÀN SINH HỌC để phòng ngừa bệnh Dịch tả châu Phi. Mời bạn đọc xem bài : BIỆN PHÁP CHĂN NUÔI AN TOÀN SINH HỌC