TT Phân Phối Thuốc Trang Trại FARMVET : X Kim Anh- H Kim Thành- T Hải Dương- GPKD số: 04F8000473- MST: 0800307128

Tư vấn kỹ thuật : 0977565565 | 8h – 19h00 ( Từ Thứ Hai  đến Thứ Bảy )

BỆNH KÝ SINH TRÙNG ĐƯỜNG MÁU TRÊN NGAN - VỊT

11/08/2024 | Admin
Bệnh ký sinh trùng đường máu ở vịt gây ra do một loại đơn bào ký sinh thuộc ngành Protozoa, sống và phát triển trong máu. Gia cầm có thể mắc bệnh bất cứ lúc nào. Đặc biệt phát triển mạnh khi gặp các yếu tố thuận lợi như: Thời tiết thay đổi đột ngột, thức ăn thay đổi, vịt bị mắc bệnh hoặc nuôi nhốt trong chuồng trại không thích hợp… làm hệ miễn dịch của vịt giảm, tạo điều kiện để bệnh lây lan rộng
1.Nguyên nhân:
 Bệnh ký sinh trùng máu ở gia cầm do một loại đơn bào có tên là Leucocytozoone gây ra. Bệnh chủ yếu lây qua côn trùng chích hút máu như: mạt, mò, muỗi,…Bệnh xảy ra quanh năm, tuy nhiên mùa nóng ẩm, mưa phùn với độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho côn trùng hút máu phát triển mạnh và bệnh ký sinh trùng máu cũng dễ bùng phát và lây lan mạnh hơn so với các mùa khác. Chăn nuôi gia cầm mật độ cao có nguy cơ dễ phát sinh và lây lan bệnh nhiều hơn so với chăn nuôi nhỏ lẻ.
2. Triệu chứng:

Vịt 2 tuần tuổi đã xuất hiện triệu chứng đó là niêm mạc mắt nhợt nhạt, còi cọc và ít vận động. Tuần tuổi thứ 3 vịt xuất hiện thêm triệu chứng chết đột ngột. Các tuần tuổi kế tiếp sự xuất hiện các triệu chứng càng rõ hơn và đa dạng hơn. Các triệu chứng như là niêm mạc mắt nhợt nhạt, còi cọc, ít vận động, tiêu chảy phân xanh, chết đột ngột là các triệu chứng chính xuất hiện với tần số cao và thể hiện ở hầu hết các tuần tuổi. Triệu chứng liệt chân và chảy máu miệng xuất hiện với tần số rất thấp. Qua theo dõi những đàn vịt nhiễm ký sinh trùng đường máu nhận thấy đàn vịt bị còi do kém ăn, lông xơ xác, giảm tăng trọng, gầy yếu, vịt kém vận động, khi đi ăn theo bầy thường bị tụt lại phía sau, niêm mạc mắt nhợt nhạt do thiếu máu, và triệu chứng đặc trưng vịt tiêu chảy phân xanh, chết đột ngột. Những dấu hiệu quan sát được trên bệnh do Leucocytozoon. Triệu chứng tiêu chảy phân xanh lá cây do viêm ruột, giai đoạn ký sinh trùng trong hồng cầu và trong tế bào mô sinh trưởng làm phá vỡ hồng cầu hàng loạt dẫn đến thiếu máu và màu xanh của sắc tố mật bao gồm 2 chất biliverdin và bilirubin là sản phẩm cuối cùng của sự phân hủy hồng cầu. Ngoài ra, Leucocytozoon simondi là nguyên nhân chính gây chết đột ngột cho vịt và ngỗng.

Gia cầm mắc bệnh sốt cao, mắt đỏ hơn bình thường, mào tái nhợt, ngan, vịt uống nhiều nước nên tiêu chảy phân xanh lẹt như nõn chuối, cuối bãi phân thường có một phần trắng nhầy nhớt. Khi sờ gia cầm bệnh thấy chân và thân thể rất nóng. Gia cầm giảm ăn hoặc bỏ ăn, ngại đi lại, bước đi không vững. Gia cầm ốm gầy sút nhanh, yếu dần và rất khó thở do thiếu máu, nếu gặp độ ẩm cao, chuồng nuôi kín, không thông thoáng thì gia cầm bệnh phải rướn cổ ngáp hít khí; da tái nhợt, mào trắng bệch và chết. lúc đầu gia cầm chết rải rác, sau tăng nhanh, tỷ lệ chết có thể lên đến 80% nếu không can thiệp kịp thời. Ở vịt ngan, ngoài các triệu chứng trên còn có các biểu hiện thần kinh như: bại chân, bại cánh, đi không vững, hay ngã khi xua đuổi,… Ở gia cầm sinh sản còn có biểu hiện tỷ lệ đẻ giảm rõ rệt, khối lượng quả trứng cũng giảm.
3. Bệnh tích: 

Bệnh tích xuất hiện nhiều nhất là xuất huyết ở gan, lách, ruột và gan, lách có nốt hoại tử. Các bệnh tích như lách sưng, gan biến dạng, thận sưng thì xuất hiện ít hơn. Theo Kocan et al. (1979) hiện tượng thiếu máu trong bệnh Leucocytozoon cấp tính được giải thích là do ký sinh trùng sản sinh ra yếu tố A-E (antierythrocyte), gây tan huyết nội mạch, kết dính hồng cầu gây tắc mạch. Bệnh tích thể hiện rõ nhất là gan, phổi, lách hoại tử và xuất huyết do vòng đời phát triển của ký sinh trùng đường máu trong cơ thể gia cầm giai đoạn liệt sinh sản sinh bào tử ở tế bào nhu mô chúng làm thoái hóa biến màu thậm chí hoại tử từng đám nhỏ, nếu kéo dài thì tăng sinh làm giảmchức năng hoạt động hoặc bị phá hoại, rõ nhất là gan, phổi và lách
4.Phòng bệnh: 

Người chăn nuôi cần thực hiện tốt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học. Thường xuyên quan sát và theo dõi sức khỏe đàn gia cầm để kịp thời phát hiện và có giải pháp can thiệp kịp thời. Có biện pháp để tiêu diệt mạt, mò, muỗi,…; tiêu độc khử trùng chuồng nuôi định kỳ 2 tuần 1 lần, dụng cụ chăn nuôi, máng ăn máng uống 1 tuần 1 lầnbằng các thuốc sát trùng như: Benkocid, Omnicide, Han Iodine, Virkon, Povi dine theo hướng dẫn của Nhà sản xuất.
5. Điều trị: 
Khi phát hiện gia cầm mắc bệnh cần sử dụng các loại thuốc đặc trị sau:
- T.coryzine: 100 gr pha 70 - 100 lít nước cho uống liên tục trong ngày ( tương đương cho 500 kg thể trọng ( vịt nhỏ dưới 1 kg ) và 800 - 1000 kg thể trọng ( vịt lớn trên 1 kg ). Liệu trình 5 ngày, nghỉ 3 ngày sau đó tiếp tục thêm 3 ngày 

- Cho uống giải độc gan và thuốc bổ tăng cường sức đề kháng, Đặc biệt là vitamin B12 và khoáng chất giàu sắt ( Fe) để tạo máu. Cụ thể cho uống Han Tophan 5ml pha 1 lít nước uống, B.complex 100 Gr pha 20 lít nước cho uống 

Thong ke

Gửi tin nhắn qua Zalo