TT Phân Phối Thuốc Trang Trại FARMVET : X Kim Anh- H Kim Thành- T Hải Dương- GPKD số: 04F8000473- MST: 0800307128

Tư vấn kỹ thuật : 0977565565 | 8h – 19h00 ( Từ Thứ Hai  đến Thứ Bảy )

TÌNH HÌNH MỚI NHẤT VỀ DỊCH TẢ HEO CHÂU PHI TRONG NƯỚC VÀ THẾ GIỚI

26/09/2019 | Nguyễn Hằng

Dịch tả heo Châu Phi ảnh hưởng nghiêm trọng tới các nước nơi thịt heo là thành phần quan trọng trong bữa ăn hàng ngày.

Tình hình dịch bệnh trên thế giới

Philippines là quốc gia Châu Á mới nhất thông báo có các trường hợp nhiễm Dịch tả heo Châu Phi. Quốc gia này đã tiêu hủy hơn 7.000 con heo nhằm ngăn ngừa tình trạng dịch lây lan.

Các quốc gia Châu Á đang vật lộn để kiểm soát Dịch tả heo Châu Phi, một bệnh dịch đe dọa cuộc sống của hàng triệu gia đình có nguồn thu chủ yếu từ chăn nuôi heo. Bệnh dịch đặc biệt gây lo ngại ở Trung Quốc, nơi có tới một nửa số heo của thế giới.

Virus Dịch tả heo Châu Phi đã lan từ Châu Phi qua Châu Á tới Châu Âu. Liên Hợp Quốc lo ngại dịch này sẽ tiếp tục lây lan vì nhiều trang trại nhỏ không đủ vốn hay chuyên môn để bảo vệ đàn gia súc của mình. Hiện tại vẫn chưa có biện pháp nào để chữa cho heo bị nhiễm bệnh.

Hàng ngàn con heo đã bị tiêu hủy trong một nỗ lực tuyệt vọng để ngăn dịch này lây lan ở diện rộng. Theo con số mới nhất của Liên Hợp Quốc:

  • 1,2 triệu ở Trung Quốc
  • 5 triệu ở Việt Nam
  • 25.000 ở Lào
  • 7.000 ở Philippines
  • 3.115 ở Mông Cổ
  • 2.400 ở Campuchia

Trung quốc là nước đầu tiên tuyên bố có Dịch tả heo Châu Phi bùng phát vào tháng 8/2018 và từ đó virus này đã lan ra hầu hết các vùng của Trung Quốc. Tính đến tháng 5/2019, giá thịt heo đã tăng 29,3%. Thời gian trở lại đây mức giá hiện tại trung bình 80.000-90.000 đồng/kg (tăng hơn gấp đôi kể từ tháng 6/2019).

Việt Nam là nước thứ 3 xảy ra Dịch tả heo Châu Phi sau Trung Quốc và Mông Cổ.

Cuối tháng 5, Triều Tiên thông báo với Tổ chức Thú Y Thế Giới về Dịch tả heo Châu Phi bùng phát ở nước này. Hàn Quốc đê nghị trợ giúp về kiểm dịch và thuốc men cho Triều Tiên nhưng các quan chức Hàn Quốc nói họ không nhận được hồi âm.

Hàn Quốc đang tiến hành các biện pháp ngăn Dịch tả heo Châu Phi lan sang nước này. Một trong các biện pháp là cấm sử dụng đồ ăn thừa để nuôi gia súc. Quân đội Hàn Quốc được phép giết bất kỳ con heo rừng nào chạy qua khu vực biên giới Hàn Quốc –Triều Tiên. Ít có khả năng heo rừng có thể chạy qua khu vực được kiểm soát nghiêm ngặt và có nhiều mìn này, nhưng thủ tướng Hàn Quốc đã đi thăm vùng này vài lần để tăng ý thức về dịch bệnh.

Tình hình bệnh dịch trong nước

Phát biểu tại Hội thảo Chia sẻ kinh nghiệm về ứng phó với Dịch tả heo châu Phi tại Việt Nam, ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y cho biết tính đến ngày 23/9, dịch tả heo châu Phi đã lan tới hơn 7.600 xã thuộc 63 tỉnh, thành phố trên cả nước. Số heo bị tiêu hủy đã lên tới 5 triệu con. Giá thịt lợn đang tăng phi mã do nguồn cung thiếu hụt.

Theo số liệu từ Cục Thú y, tổng đàn heo Việt Nam năm 2019 là trên 30 triệu con. Như vậy, lượng heo chết chiếm khoảng 1/6 tổng lượng heo trên cả nước.

Ông Đông cho biết do đặc tính các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ nhiều, với 2,5 triệu hộ, chiếm 49% tổng đàn và 40% nguồn cung thịt heo; bên cạnh đó, lượng khách du lịch qua các đường biên giới cũng lớn nên việc kiểm soát dịch bệnh lây lan trở nên khó khăn.

Bên cạnh đó, thời gian qua hiện tượng vất xác heo bị bệnh ra sông, ngòi khiến mầm bệnh càng có điều kiện dễ lây lan hơn thông qua đường nước, thức ăn cho heo tự nhiên (bèo)..

Trước tình hình đó, Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các địa phương trong việc phòng dịch và ngăn chặn bệnh dịch lây lan hơn nữa thông qua các biện pháp an toàn sinh học, vệ sinh chuồng trại do hiện nay vẫn chưa có vacxin trị bệnh Dịch tả heo Châu Phi.

Loạt biện pháp phòng chống dịch trong thời gian tới

Để phòng Dịch tả heo châu Phi hiệu quả, ông Phạm Quang Minh, đại diện Cục Thú y cho biết khi heo bị bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh cần lấy mẫu và xét nghiệm. Nếu dương tính, các đơn vị thực hiện công bố dịch trên địa bàn cấp xã và áp dụng các biện pháp kiểm soát ổ dịch.

Đối với trang trại nhỏ và hộ gia đình cần tiêu hủy tất cả heo tại các hộ bị nhiễm bệnh. Các hộ xung quanh không có heo nghi ngờ mặc bệnh sẽ không bị tiêu hủy nhưng được theo dõi chặt chẽ cho đến khi hết dịch.

Đối với trang trại lớn có nhiều ô chuồng tách biệt, chỉ tiêu hủy tại ô có heo bị mắc bệnh. Heo ở các chuồng khác được theo dõi chặt chẽ hoặc giết mổ, tiêu thụ tại địa phương khu vực bị nhiễm bệnh.

Khử trùng được áp dụng cho toàn bộ khu vực bị nhiễm bệnh và xung quanh.

Đối với việc kiểm soát vận chuyển, heo và các sản phẩm heo không được phép vận chuyển ra khỏi khu vực bị nhiễm bệnh.

Các đơn vị thành lập trạm kiểm dịch động vật trên tuyến đường từ Bắc vào Nam để kiểm soát nghiêm ngặt vận chuyển heo và các sản phẩm từ heo.

Tất cả trang trại lớn phải áp dụng biện pháp an toàn sinh học nghiêm ngặt và thường xuyên vệ sinh tiêu độc khử trùng để loại trừ các yếu tố nguy cơ. Chỉ tái đàn sau 40 ngày kể từ khi hết dịch và nuôi heo chỉ bảo (tương ứng khoảng 10% công suất chuồng) trong vòng 30 ngày.

Thong ke

Gửi tin nhắn qua Zalo